Bản đồ châu Nam Cực

Châu Nam Cực là châu lục được nhân loại biết đến muộn nhất trong số tất cả các châu lục. Thời điểm châu Nam Cực được các nhà khoa học phát hiện là vào cuối thế kỷ 19, và tới tận thế kỷ 20 mới có người đặt chân đến khám phá. Đây cũng là châu lục duy nhất cho tới thời điểm hiện tại chưa có cư dân sinh sống thường xuyên mà chỉ có các nhà khoa học đến nghiên cứu và sinh sống tại các trạm nghiên cứu. Có thể nói, châu Nam Cực là châu lục bí ẩn nhất đối với con người.

Từ những năm 1957 trở đi, sự hấp dẫn của Châu Nam Cực đã khiến các nhà khoa học trên khắp thế giới đổ dồn sự quan tâm và tập trung vào việc khám phá khu vực này. Họ đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và thăm dò một cách toàn diện hơn, với sự hỗ trợ của các quốc gia như Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và nhiều quốc gia khác trong việc xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học trên đất Châu Nam Cực. Vào ngày 01/12/1959, thế giới chứng kiến việc ký kết “Hiệp ước Châu Nam Cực” bởi 12 quốc gia, với mục tiêu chính là khám phá và nghiên cứu vùng đất này với tinh thần hòa bình. Hiệp định này cũng quy định rằng không có sự tranh chấp về việc phân chia lãnh thổ hoặc tài nguyên ở khu vực này giữa các quốc gia ký kết.

Vị trí châu Nam Cực

Châu Nam cực nằm ở cực Nam của Trái đất, được bao quanh bởi Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Bờ biển của Châu Nam Cực có chiều dài khoảng 17.968 km và chủ yếu là ở dạng băng, sông dài nhất trong lục địa này là sông Onyx và hồ Vostok ở châu lục này được xác định là hồ băng lớn nhất thế giới. 

Vị trí châu Nam Cực - bản đồ châu Nam Cực
Châu Nam cực nằm ở cực Nam của Trái Đất
Vị trí châu Nam cực trong mối tương quan với các châu lục và đại dương kế cận.

Bản đồ kích thước châu Nam Cực

Châu Nam Cực có diện tích 14,1 triệu km² bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Mặc dù không lớn bằng châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ; Châu Nam Cực vẫn là một châu lục rất lớn, xấp xỉ với kích cỡ của nước Mỹ và Mexico gộp lại. Có thể bạn không biết nhưng châu Nam Cực lớn hơn cả châu Âu, và gần gấp đôi Australia.

Kích thước của châu Nam Cực
Kích cỡ của châu Nam Cực so với nước Mỹ

Phần lớn diện tích của châu Nam Cực được bao phủ bởi phiến băng với độ dày trung bình là 1,6km. Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh này chỉ dày từ 2m đến 4m. Phần băng tuyết của Châu Nam Cực chiếm 90% lượng băng trên thế giới, theo số liệu được các nhà khoa học tính toán thì lượng băng này nếu tan chảy hết thì mực nước biển sẽ dâng lên thêm khoảng 60m.

Bản đồ châu Nam Cực bằng tiếng Việt

Bản đồ châu Nam Cực bằng tiếng Việt
Bản đồ châu Nam Cực
Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực
Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực

Bản đồ châu nam Cực (tiếng Anh)

Bản đồ châu Nam Cực
Bản đồ châu Nam Cực
Bản đồ châu Nam Cực
Bản đồ châu Nam Cực
Bản đồ châu Nam Cực
Bản đồ châu Nam Cực
Bản đồ châu Nam Cực
Bản đồ vị trí các trạm nghiên cứu tại Nam Cực

Một số sự thật thú vị về châu Nam Cực

  • Nhiệt độ ở Nam Cực cao nhất là -28,9 độ C giữa mùa hè và không thể vượt qua mức này được.
  • Nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực có thể đạt tới âm 80 độ C.
  • Những khối băng ở Nam Cực chính là nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ, chiếm đến 70% lượng nước ngọt trên trái đất. 
  • Nam Cực cũng là lục địa khô cằn nhất trên thế giới. Dù là nơi có lượng nước ngọt lớn nhất trên thế giới nhưng đây cũng là vùng đất khô cằn nhất, nhiệt độ thấp quanh năm làm đóng băng nước làm cho độ ẩm bị hạ thấp đến mức không tưởng.
  • Nam Cực là lục địa duy nhất không có các loài bò sát.
  • Châu Nam Cực là châu lục có độ cao trung bình lớn nhất trong các châu lục (trên 2000m).
  • Ở Nam Cực không có đêm và ngày. Trong mùa đông tại Nam Cực, mặt trời không mọc lên trên đường chân trời, vì thế con người phải sống trong bóng tối hoàn toàn trong 4 tháng.
  • Cứ 60 năm một lần, ở Nam Cực và Bắc Cực lại xuất hiện hiện tượng kỳ lạ: 6 tháng ban ngày – 6 tháng ban đêm. Đây là hiện tượng khí hậu và vật lý chỉ có ở khu vực vĩ độ cao nhất của trái đất do quá trình trái đất tự chuyển động quanh trục của nó, đồng thời quay xung quanh mặt trời tạo thành.

Xem thêm

Để lại đánh giá của bạn

Bài đề xuất

Bản đồ Đông Nam Á
Chắc hẳn chúng ta không còn lạ gì với Đông Nam Á, bởi vì Việt Nam cũng là một quốc gia thuộc khu vực này. Trong bài viết này, hãy cùng Địa Ốc Thông Thái khám phá Đông Nam Á qua những bản đồ chất lượng cao nhé. Mong rằng những bản đồ được tổng ... Đọc tiếp
Bản đồ Đông Nam Á
Bản đồ thế giới
Hiện nay có rất nhiều bản đồ thế giới với những ưu nhược điểm khác nhau. Mỗi loại bản đồ thế giới có cách thể hiện cũng như phương pháp khác nhau trong việc chuyển thể bề mặt hình cầu của trái đất sang dạng phẳng. Dựa theo mục đích sử dụng, có thể có ... Đọc tiếp
Bản đồ thế giới
Bản đồ Nam Mỹ
Cũng giống như Bắc Mỹ, Nam Mỹ cũng có thể được xem là một châu lục riêng biệt. Trong chương trình giáo dục tại Việt Nam chúng ta, học sinh được dạy rằng thế giới có 6 châu lục là châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. ... Đọc tiếp
Bản đồ Nam Mỹ
Bản đồ Bắc Mỹ
Bắc Mỹ cũng có thể xem là một lục địa riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu tại sao và khám phá các bản đồ Bắc Mỹ xem khu vực này gồm những quốc gia nào nhé.
Bản đồ Bắc Mỹ

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024