Cũng giống như Bắc Mỹ, Nam Mỹ cũng có thể được xem là một châu lục riêng biệt. Trong chương trình giáo dục tại Việt Nam chúng ta, học sinh được dạy rằng thế giới có 6 châu lục là châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Cách phân loại này phổ biến ở Việt Nam, Pháp, các quốc gia từng chịu ảnh hưởng của Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Hy Lạp và các quốc gia thuộc Mỹ Latin.
Tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, Bắc Mỹ và Nam Mỹ được xem là 2 châu lục riêng biệt. Như vậy, thế giới bao gồm tới 7 lục địa. Cách tiếp cận này được dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ, một vài phần ở Tây Âu và hầu hết các nước nói tiếng Anh, bao gồm cả Australia và Anh.
Ở Việt Nam chúng ta thường có cách hiểu khác nhau cho 2 thuật ngữ là “châu lục” và “lục địa”, trong khi trong tiếng anh chỉ có 1 từ duy nhất là “continent”. Lục địa được hiểu là tổ hợp lớn về đất đai mang tính chất địa lý tự nhiên, có thể hiểu là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, có nước vây quanh. Theo cách hiểu này, thế giới có 6 lục địa là lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Úc, lục địa Bắc Mỹ, lục địa Nam Mỹ và lục địa Nam Cực.
Châu lục thì được phân chia dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa và lịch sử; một châu lục bao gồm nhiều quốc gia với các phần diện tích nằm trong lục địa lẫn các đảo xung quanh. Ví dụ, lục địa Á-Âu được coi là một lục địa chung nhưng lại chia làm hai châu lục riêng biệt là châu Á và châu Âu; còn lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ là hai lục địa riêng biệt nhưng lại được gộp làm một châu lục là Châu Mỹ.
Bản đồ vị trí
Băc Mỹ cũng như Nam Mỹ, tất cả đều nằm ở Tây Bán Cầu, ngăn cách với châu Âu và châu Phi bởi Đại Tây Dương, ngăn cách với châu Á và châu Đại Dương bởi Thái Bình Dương rộng lớn.
Nam Mỹ có tổng diện tích 17.840.000 km² (6.890.000 mi²) và bao gồm 14 quốc gia.
Danh sách các nước Nam Mỹ
Nam Mỹ có tổng cộng 14 quốc gia. Danh sách các nước Nam Mỹ được liệt kê ở dưới. Nhấn vào tên quốc gia để xem bản đồ và thông tin chi tiết.
Nam Mỹ chiếm phần lớn khu vực Mỹ Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha. Khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới và con sông lớn nhất (Amazon), dãy núi cao nhất bên ngoài châu Á (Andes), hòn đảo xa xôi (quần đảo Galapagos, đảo Phục Sinh và Fernando de Noronha), bãi biển thiên đường (như trong khu vực Đông Bắc của Brazil), sa mạc rộng (Atacama), phong cảnh băng giá (Patagonia & Tierra del Fuego), thác nước cao nhất thế giới (thiên thần 979m Falls, ở Venezuela) và một trong những, cũng như một số hấp dẫn tự nhiên lớn nhất (thác Iguaçu, Argentina và Brazil) khác ngoạn mục.
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của tất cả các quốc gia Nam Mỹ trừ Brazil, Guyana, Suriname và French Guiana, và được nói phổ biến thậm chí tại các quốc gia mà trong lịch sử không nói tiếng Tây Ban Nha.
Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của Brasil, quốc gia chiếm khoảng 1/2 dân số và diện tích của lục địa này. Ở Guyana, Suriname và French Guiana, ngôn ngữ chính thức được sử dụng theo thứ tự là tiếng Anh, tiếng Hà Lan và tiếng Pháp.
Bản đồ các nước Nam Mỹ
Dưới đây là tổng hợp bản đồ Nam Mỹ thể hiện ranh giới hành chính giữa các quốc gia cùng các thông tin như các thành phố, đảo, sông, biển. Các bản đồ được chọn lọc kỹ càng, uy tín, phân giải cao. Bản đồ bạn xem trực tiếp trên web có thể đã được thu nhỏ giảm kích thước để tăng tốc độ tải trang, để tải về về file ảnh gốc, bạn có thể nhấn vào nút Download bên dưới mỗi hình.
Bản đồ vật lý (Physical Map)
Cùng khám phá Nam Mỹ rõ hơn với các tấm bản đồ vật lý thể hiện nổi bật cấu trúc địa hình của châu lục này. Từ dãy núi Andes mạnh mẽ trải dài suốt hơn 7.000 km, tạo ra một dải núi cao ngất ngưởng, cho đến thung lũng Amazon lớn nhất thế giới với một mê cung của sông, suối và rừng nhiệt đới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về các địa danh nổi tiếng như vịnh Guanabara ở Brazil, đồng bằng Pampas của Argentina, và sa mạc Atacama khô cằn ở Chile. Bản đồ này cung cấp một cái nhìn tổng quan về địa hình, sông ngòi và hệ thống núi non, giúp bạn hiểu rõ hơn về địa lý tự nhiên của Nam Mỹ.
Bản đồ múi giờ ở Nam Mỹ
Nam Mỹ trải dài trên 5 múi giờ chính từ UTC-6 cho tới UTC-2
- Múi giờ UTC-5: Thường được gọi là múi giờ Colombia, Peru và Ecuador. Các thành phố lớn như Bogotá (Colombia), Lima (Peru) và Quito (Ecuador) đều thuộc múi giờ này.
- Múi giờ UTC-4: Bao gồm các quốc gia như Venezuela và miền bắc Brazil. Thủ đô Caracas của Venezuela nằm trong múi giờ này.
- Múi giờ UTC-3: Có mặt ở miền nam Brazil, Paraguay, Uruguay và Argentina. Buenos Aires (Argentina) và São Paulo (Brazil) đều thuộc múi giờ này.
- Múi giờ UTC-2: Được sử dụng ở quần đảo Falkland (Malvinas) thuộc lãnh thổ của Anh.
- Múi giờ UTC-1: Có mặt ở quần đảo Cabo Verde, một lãnh thổ thuộc châu Phi, nhưng nằm gần Nam Mỹ.
- Múi giờ UTC-4:30: Chỉ có ở Venezuela, nơi mà múi giờ được thiết lập 30 phút trễ so với múi giờ UTC-4 chính thống.