Theo quy hoạch, đường Vành Đai 2 TPHCM dài khoảng 70 km bắt đầu từ Ngã tư Gò Dưa > Quốc Lộ 1 > nút giao Tân Tạo > đường Hồ Học Lãm > Phú Định > Trịnh Quang Nghị > Nguyễn Văn Linh > cầu Phú Mỹ > ngã tư Bình Thái > Gò Dưa. Đường Vành Đai 2 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông tại TP.HCM, góp phần giảm ùn tắc và mật độ di chuyển các loại phương tiện trọng tải lớn
Phân đoạn 1 | Gò Dưa – An Sương (trùng QL1) |
Phân đoạn 2 | An Sương – ngã 3 An Lập (trùng QL1) |
Phân đoạn 3 | Ngã 3 An Lập – Nguyễn Văn Linh (chưa khép kín) |
Phân đoạn 4 | Nguyễn Văn Linh – Cầu Phú Mỹ (đã hoàn thiện) |
Phân đoạn 5 | Cầu Phú Mỹ – Võ Chí Công – Cầu Phú Hữu (đã hoàn thiện) |
Phân đoạn 6 | Cầu Phú Hữu – Võ Chí Công – ngã 4 Bình Thái (chưa khép kín) |
Phân đoạn 7 | Ngã 4 Bình Thái – Ngã 3 Linh Đông – nút giao Gò Dưa (chưa khép kín) |
Bản đồ quy hoạch chi tiết Vành Đai 2
Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch – phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, tuyến đường Vành đai 2 của TP.HCM có lộ trình như sau:
- Bắt đầu từ nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (Quốc lộ 1, Q.Thủ Đức) – nút giao thông cầu vượt Bình Phước (giao với Quốc lộ 13) – nút giao thông An Sương (giao với Quốc lộ 22): Đoạn màu đỏ cam trên bản đồ. Đoạn này trùng với Quốc lộ 1 và đã hoàn thiện.
- Nút giao thông An Sương (giao với Quốc lộ 22) – ngã ba An Lập (vòng xoay Tân Tạo) (Quốc lộ 1 giao với đường Hồ Ngọc Lãm): Đoạn màu xanh dương trên bản đồ. Đoạn này cũng trùng với Quốc lộ 1 và đã hoàn thiện
- Đường Hồ Ngọc Lãm – bến phà Phú Định qua cầu kênh Đôi – đường Trịnh Quang Nghị – Nguyễn Văn Linh (giao với đường Trịnh Quang Nghị): Đoạn màu vàng cam trên bản đồ. Đoạn này chưa được khép kín hoàn toàn.
- Đường Nguyễn Văn Linh – cầu Phú Mỹ: Đoạn màu hồng trên bản đồ. Đoạn này đã hoàn thiện từ lâu.
- Cầu Phú Mỹ – đường Võ Chí Công – cầu Phú Hữu: Đoạn xam lam trên bản đồ. Đoạn này cũng đã hoàn thiện.
- Cầu Rạch Chiếc – đường Võ Chí Công – ngã tư Bình Thái (trên trục đường xa lộ Hà Nội): Đoạn màu tím trên bản đồ. Đoạn này mới hoàn thiện đoạn đường Võ Chí Công khu công nghệ cao, đoạn từ Võ Chí Công ra ngã tư Bình Thái vẫn chưa có tiến triển gì. Các bạn có thể chuyển qua chế độ vệ tinh để có thể thấy con đường vẫn chưa thành hình ở đoạn này.
- Ngã tư Bình Thái (trên trục đường xa lộ Hà Nội) – ngã ba Linh Đông (giao với đường Phạm Văn Đồng) – nút giao Gò Dưa – Kết thúc 1 vòng tròn đường Vành Đai 2: Màu xanh lục trên bản đồ. Đoạn đường Vành Đai này cũng chưa hoàn thiện.
Quy hoạch cụ thể đoạn Vành Đai 2 qua Quận 9 và Thủ Đức
Đoạn Vành Đai 2 qua Quận 9 và Thủ Đức đi từ đường Võ Chí Công hướng về ngã tư Bình Thái, đi thẳng giao với đường Phạm Văn Đồng tại ngã ba Linh Đông, sau đó tiếp tục hướng về nút giao Gò Dưa. Toàn bộ đoạn đường kể trên hiện tại vẫn chưa thành hình, nếu coi bản đồ từ vệ tinh, bạn sẽ chẳng thấy gì cả ở nơi đáng ra phải là đường Vành Đai 2. Để khép kín đoạn Vành Đai 2 này, rất có thể phải chờ tới sau 2020.
Bên dưới đây, Địa Ốc Thông Thái có tổng hợp lại bản đổ quy hoạch 1/2000 các phân khu nổi bật tại Q9, Thủ Đức có đường Vành Đai 2 đi qua. Nguồn ảnh lấy từ trang Thông Tin Quy Hoạch của TP.HCM.
Tiến độ và thời gian hoàn thành đường vành đai 2
Theo ông Nguyễn Văn Tám – PGĐ Sở Giao thông vận tải TP.HCM, hiện đường Vành Đai 2 còn 2 phân đoạn chưa được khép kín, cụ thể là đoạn từ cầu Rạch Chiếc nằm trên đường Vành Đai phía Đông đến nút giao thông Gò Dưa, và một đoạn từ trục đường Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 An Lập. Hiện nay thành phố đang triển khai 4 dự án tiếp theo để khép kín các đoạn đang trống kể trên.
Bên cạnh đó, hiện Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, Thành phố Hồ Chí Minh (sẽ được thực hiện bằng dự án riêng trong tương lai), xây dựng phần đường chính (bao gồm 10 làn xe) ở giữa và các hạng mục liên quan, hoàn chỉnh mặt cắt ngang theo lộ giới quy hoạch 67m. Dự án này có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 2.534,568 tỷ đồng. Trong đó khoản chi phí giải phóng mặt bằng (cho cả giai đoạn hoàn chỉnh) ước tính khoảng 1.400 tỷ đồng. UBND TP.HCM đã phê duyệt dự án này tại Quyết định số 5305/QĐ-UBND ngày 20-10-2015 với nhà đầu tư là Liên doanh trong nước.
Dự án đang được triển khai sẽ được đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng mới hai nhánh đường song song hai bên tuyến chính theo quy hoạch, bề rộng mỗi nhánh là 10,5m (3 làn xe), phần đất ở giữa để trống (dành cho đầu tư tuyến chính trong giai đoạn 2). Mặt cắt ngang tổng thể tuyến theo quy hoạch rộng 67m. Thông tin quy hoạch đường Vành Đai 2 chiến lược quận Thủ Đức có các dự án xây dựng từng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông cầu vượt Gò Dưa (Quốc Lộ 1) và có chiều dài toàn tuyến 2.960,37m. Ngoài ra, còn có 3 cây cầu được xây dựng trong giai đoạn này là Rạch Gò Cát, cầu Rạch Lùng, Rạch Ông Việt với chiều dài của mỗi cây cầu là 79,83m.
Dự án đầu tư và triển khai hạ tầng cuối cùng đó là đường nối từ nút giao thông An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh, chiều dài toàn tuyến khoảng 6,3km và chiều rộng là 60m. Hiện đã có một số nhà đầu tư quan tâm đến dự án và Sở Giao thông Vận tải đang hướng dẫn nhà đầu tư nghiên cứu, lập đề xuất dự án làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Các dự án trên được TP.HCM dự kiến đầu tư theo hình thức bồi thường song do chưa xác định được phương án tài chính khả thi nên dự án chưa được duyệt và triển khai thực hiện.
Dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ nút giao thông đường Phạm Văn Đồng đến đường Bình Thái có chiều dài toàn tuyến là 1.976,2m và chiều rộng 67m. Mặt cắt ngang của công trình là 4m vỉa hè, 10,5m mặt đường, 1m dải phân cách, 16m mặt đường, 4m dải phân cách giữa, 16m mặt đường, 1m dải phân cách, 10,5m mặt đường, 4m vỉa hè, tổng là 67m. Dự án còn có hạng mục cầu Rạch Ngang với chiều dài 81,35m, chiều rộng 24m.
Dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông đến trục đường Xa lộ Hà Nội và nút giao thông Bình Thái có chiều dài toàn tuyến là 3.820m, chiều rộng 67m. Thông tin quy hoạch đường Vành Đai 2 chiến lược quận Thủ Đức theo đó, mặt cắt ngang là 5m vỉa hè, 10,5m mặt đường, 0,5m dải an toàn, 15m làn xe cơ giới, 2m dải phân cách giữa, 15m làn xe cơ giới, 0,5m dải an toàn, 10,5m mặt đường, 5,0m vỉa hè. Nút giao thông Bình Thái sẽ được thi công theo dạng nút giao hoa thị khác mức. Ngoài ra, trong dự án còn có hạng mục xây cầu Đường Xuồng có chiều dài 171,3m, rộng 19m.