Dự án cầu đường vành đai 3 kết nối quận 9 với Nhơn Trạch

Nhơn Trạch có vị trí rất thuận lợi cho phát triển, chỉ cách quận 2 và 9 một con sông Đồng Nai. Nên đây đang là một trong những điểm được đầu tư nhiều nhất về cơ sở hạ tầng giao thông và các dự án xây dựng khác. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng sẽ cung cấp thông tin mới nhất cầu đường quận 9 Tp.HCM – Nhơn Trạch – một dự án phát triển hạ tầng giao thông ở đây.

Tiến độ đường Vành Đai 3 Tp.HCM đang được khẩn trương đẩy nhanh để kết nối giao thông các vùng. Đây là một dự án khá quan trọng vì dự án này giúp rút ngắn hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Nhơn Trạch (Đồng Nai) và tỉnh Bình Dương. Tuyến đường này giúp giảm ách tắc giao thông cho các tuyến đường trong thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta cùng nhau theo dõi để xem tiến độ triển khai của con đường này như thế nào nhé.

Tìm hiểu thông tin Quy hoạch đường Vành Đai 3.

Sau công trình đường Vành Đai 2, đường Vành Đai 3 sẽ đem đến nhiều tiện ích quan trọng về mặt giao thông đặc biệt là khi con đường này nối liền tới 4 tỉnh, thành phố và băng qua 8 Quận khác nhau. Theo đó, đường Vành đai 3 sẽ bao quanh trung tâm TP HCM. Về phía Tây Bắc bao bọc Quận 12, tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, phía Đông bao lấy Quận 9, tiếp giáp Đồng Nai liền kề với Huyện Nhơn Trạch.

Những công trình về đường xá mới tại thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần cải thiện rất lớn cho giao thông của toàn thành phố, đặc biệt là đối với những công trình cầu đường và vành đai. Mới đây, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thông qua đề nghị của bộ Giao thông vận tải về đầu tư dự án cầu Nhơn Trạch và đường Vành Đai 3 thành phố Hồ Chí Minh gồm vay vốn ODA của Hàn Quốc và việc chọn nhà đầu tư tuyến đường này.

Ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Tổng Công ty Cửu Long đơn vị được Bộ Giao thông – vận tải giao cho quản lý đầu tư dự án này chia sẻ: “Từ cuối năm 2002, dự án cầu đường quận 9 – Nhơn Trạch đã được thành lập. Đây là dự án có vốn đầu tư rất lớn nhưng đánh giá khả năng thu hồi vốn cũng rất cao nhưng không triển khai được do không thu xếp được vốn. Hiện nay dự án cầu đường quận 9 đã “chín muồi”.”

Ông Dương Tuấn Minh – Tổng Công ty Cửu Long

Hơn 10 năm “mắc kẹt” tại Nhơn Trạch đã khiến nhiều nhà đầu tư, từ lớn đến nhỏ kiệt quệ về vốn liếng lẫn sự kiên nhẫn. Những thông tin về dự án Cầu Nhơn Trạch nối Quận 9 và Quận 2 vẫn luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư và người dân nơi này. Nhiều người đặt ra câu hỏi “Liệu rằng cầu Nhơn Trạch có được thi công tiếp không? Bao lâu nữa thì xong? Chủ đầu tư nào sẽ tiến hành dự án này?”.

Theo quy hoạch, đường vành đai 3 có tổng chiều dài 97,7km. Trong giai đoạn 1, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h.

Dự án đường vành đai 3 được triển khai thi công gồm 4 đoạn.

Đoạn 1: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn, dài 16,7km. Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác.

Đoạn 2: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TP.HCM được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 chia thành 2 dự án thành phần 1A và 1B. Dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) dài 8,75km. Sau khi được Chính phủ chấp thuận sẽ đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn với Chính phủ Hàn Quốc và triển khai các công việc tiếp theo.

Còn dự án thành phần 1B (từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội) dài 8,96km, đầu tư theo hình thức BOT. Nếu không phát sinh vướng mắc lớn, dự kiến có thể khởi công các dự án thành phần 1A và 1B vào khoảng cuối năm 2018 đầu năm 2019.

  • Giai đoạn 2 chia thành hai dự án thành phần 2A và 2B, dài 16,59km. Trong đó, đoạn 2A (từ cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang thi công) đến tỉnh lộ 25B) dài 5,39km, dự tính có phương án bổ sung vào dự án thành phần 1B nói trên. Còn đoạn 2B (từ nút giao Lê Văn Việt đến nút giao Tân Vạn) dài 11,2km, hiện đang kêu gọi các nguồn vốn đầu tư.
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 3

Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính hơn 10.000 tỉ đồng, hiện đang kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.

Đoạn 4: Đoạn Bến Lức – Quốc lộ 22 dài 28,9km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.

Theo ông Diệp Bảo Tuấn – phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, trong trường hợp xác định được nguồn vốn cũng như hình thức đầu tư, dự kiến có thể bắt đầu xây dựng đoạn 3 và đoạn 4 từ năm 2020, hoàn thành sau 3 năm.

Tuyến đường Vành Đai 3 cũng chính là quyết tâm của Chính phủ về thiết lập Vùng Kinh Tế TPHCM (Bao gồm TPHCM và các tỉnh lân cận).

Cầu đường quận 9 TPHCM – Nhơn Trạch – đang được khởi công lại trong Quý 2 năm 2018.

Tháng 9/2017, Bộ GTVT vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai trước Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 do Hàn Quốc tài trợ.

Được biết, Dự án thành phần 1A có điểm đầu giao cắt với Tỉnh lộ 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (Km5+000); điểm cuối: Giao cắt với đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây thuộc địa phận quận 9, TP. HCM (Km13+750). Tổng chiều dài tuyến khoảng 8,75km, gồm 6,3km đi trên địa phận tỉnh Đồng Nai (từ Km5+000 đến Km11+300) và 2,45km đi trên địa phận thành phố Hồ Chí Minh (từ Km11+300 đến Km13+750).

Đây là một trong 2 phân đoạn của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn I có tổng mức đầu tư 9.260,70 nghìn tỷ đồng, tương đương 423,06 triệu USD. Dự kiến Dự án thành phần 1A sẽ vay vốn ODA từ Quỹ EDCF của Chính phủ Hàn Quốc (qua Ngân hàng Keximbank). Nhà đầu tư (Hàn Quốc hoặc liên danh/ liên doanh Hàn Quốc và Việt Nam) sẽ đầu tư Dự án thành phần 1B và vận hành, bảo trì, thu phí trên cả 2 dự án thành phần.

Hình minh họa cầu Quận 9

Từ tháng 5-6/2016, đơn vị chuẩn bị Dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng công ty Cửu Long) đã phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, có 6 nhà đầu tư mua hồ sơ, tuy nhiên đến hạn nộp hồ sơ, không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ dự sơ tuyển.

Bộ GTVT đã nhiều lần làm việc với các bộ, ngành liên quan về cơ chế bảo lãnh theo thông lệ quốc tế nhưng đều không thống nhất được và vượt thẩm quyền của các bộ, ngành. Cơ chế này cũng không được Chính phủ chấp thuận để kiến nghị Quốc hội khi trình Đề án cao tốc Bắc – Nam. Như vậy, việc triển khai Dự án thành phần 1B có sự tham gia của nhà đầu tư Hàn Quốc song song với tiến độ Dự án thành phần 1A chưa thể thực hiện được.

Trước bối cảnh ùn tắc giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng, để triển khai sớm Dự án thành phần 1A, vào cuối tháng 2/2017, Bộ GTVT đã có văn bản số 1985/BGTVT-KHĐT gửi Keximbank đề nghị chấp thuận triển khai trước Dự án thành phần 1A.

Được biết, cả điểm đầu và điểm cuối của Dự án thành phần 1A đều là 2 đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực. Điểm đầu là đầu mối tiếp nhận lượng hàng rất lớn đi và đến khu công nghiệp Nhơn Trạch (nơi có hơn 200 doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc và một số quốc gia khác đang hoạt động) và điểm cuối nối thông với đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Việc nối thông hai điểm này sẽ rút ngắn 21km và 30 phút vận tải luồng hàng đi và đến từ TP. HCM và vùng kinh tế phía Tây Nam Bộ thông qua đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây tới đại lộ Đông – Tây, Vành đai 2 và đi tiếp về phía cửa khẩu Mộc Bài. Qua tính toán cho thấy, nếu Dự án thành phần 1B chưa đầu tư thì lưu lượng giao thông qua Dự án thành phần 1A sẽ giảm khoảng 30% do chưa kết nối được với xa lộ Hà Nội tại nút giao thông Thủ Đức.

Từ năm 2010 đến nay, Bộ GTVT đã nhận được nhiều văn bản kiến nghị của Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại TP. HCM kiến nghị sớm đầu tư kết nối đoạn nối từ Nhơn Trạch đến đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây (Dự án thành phần 1A) nhằm giải quyết khó khăn trong việc di chuyển, vận tải hàng hóa từ Nhơn Trạch đến TP. HCM do tắc nghẽn thường xuyên trên Quốc lộ 51, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Nhơn Trạch.

Như vậy, việc triển khai trước Dự án thành phần 1A vẫn mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần giảm ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 51 hiện nay.

“Do đó, Bộ GTVT đề nghị Keximbank chấp thuận sử dụng khoản vay ODA trị giá 191 triệu USD của Hàn Quốc để đầu tư trước Dự án thành phần 1A. Đối với Dự án thành phần 1B, phía Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu cơ chế đầu tư phù hợp để trao đổi với phía Hàn Quốc”, Bộ GTVT cho biết.

Báo Đầu tư – http://baodautu.vn/dau-tu-som-9-km-duong-vanh-dai-3-tphcm-doan-nhon-trach–tan-van-d69114.html

Sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng giao thông của Nhơn Trạch

Một trong những nguyên nhân làm cho Nhơn Trạch trở thành điểm sáng của sự đầu tư là do giá đất ở Tp.HCM tăng nhanh. Chỉ tính trong năm 2017 thì giá đất phổ biến tăng từ 10%-40% và nếu so với năm 2016 tăng lên nhanh chóng 150% – 200%. Giá đất tăng cao ngất ngưởng là lý do khiến các vùng đất lân cận Tp.HCM trở nên hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư chú trọng đến.

Nhơn Trạch chính là một vùng đất như thế khi chỉ cách quận 2 và 9 một con sông. Đặc biệt hơn, Nhơn Trạch đã được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện với các khu công nghiệp và tuyến đường thông thương lớn.

Cơ sở hạ tầng giao thông của Nhơn Trạch được quan tâm đầu tư rất nhiều với các tuyến đường kết nối với Tp.HCM. Một số tuyến đường lớn như Vành Đai 3 nối Nhơn Trạch với Quận 9, Thủ Đức; cầu Cát Lái nối Nhơn TrạchQuận 2; Đường 319 nối Nhơn Trạch với Đường cao tốc Tp.HCM; Cầu Phước Khánh nối Nhơn Trạch vào Cần Giờ. Đây là điều kiện khiến vùng đất này phát triển nhanh chóng.

Dự án King Bay ngay Cầu Nhơn Trạch – quận 9 TP.HCM

Về bất động sản thì gần đây nhất có dự án khu biệt thự nhà phố ven sông King Bay do Chủ đầu tư Freeland công bố cùng với Thái Dương Real và Start Beach là đơn vị phát triển dự án. Ngoài ra có các chủ đầu tư bất động sản khác đang có có xu hướng đầu tư vào đây.

5/5 - (3 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài đề xuất

Bài viết mới