Trước khi vào nội dung chính, mình xin nói luôn đây là những nhận định chung nhất cho dòng sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng. Và nó hoàn toàn là những nhận định mang tính cá nhân, nên có thể chưa chính xác với một hoặc vài dự án nghỉ dưỡng cụ thể.
Thứ hai, rút kinh nghiệm từ kỳ 1 là có nhiều cmt bàn về condotel, thì mình nói luôn Series này mình nói chung về dòng nghỉ dưỡng chứ không phải nói về riêng condotel (condotel chỉ là một sản phẩm thuộc dòng nghỉ dưỡng thôi)
Và cuối cùng, vẫn như trước giờ. Bài này cũng không phải là kêu gọi đầu tư hay quảng cáo cho loại hình BĐS nào. Chỉ đơn thuần là chia sẻ góc nhìn, quan điểm và kiến thức đến mọi người đồng thời PR thương hiệu cá nhân của chính mình. Giờ xin phép được vào nội dung chính
Khó khăn về pháp lý
- Có một điều mà NĐT cần biết rõ, đó là đa phần các loại hình BĐS nghỉ dưỡng được xây dựng trên đất TMDV, do đó sổ chỉ được cấp có thời hạn, thông thường là 50 năm. Thế nhưng, khi quyết định đầu tư vào một sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng thì ai cũng mong sẽ được sở hữu lâu dài một “ngôi nhà thứ hai” yên bình, thư giãn và gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, điều này cũng là một rào cản không nhỏ khiến NĐT băn khoăn hơn trong việc xuống tiền.
- Ngoài ra, các quy trình cấp phép, thẩm định còn chồng chéo, nhiêu khê kéo theo nhiều rủi ro trong quản lý, vận hành loại hình BĐS nghỉ dưỡng. Ví dụ tiêu biểu nhất cho việc này là cái tên Cocobay Đà Nẵng.
- Thêm nữa, để khai thác tốt thì BĐS nghỉ dưỡng cũng cần có thêm yếu tố đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của địa phương.
Khó khăn về môi trường
- Để xây được một khu nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện nghi, chủ đầu tư cần phải sử dụng lượng quỹ đất rất lớn, đôi khi cần phải khai hoang để xây dựng. Thêm vào đó để đảm bảo khả năng khai thác một cách hiệu quả, các CĐT bây giờ còn phải đầu tư hệ thống tiện ích đồng bộ và đa dạng để thu hút du khách đến và sử dụng dịch vụ tại đây.
- Thế nhưng ngành du lịch Việt Nam ngày càng khắt khe hơn với vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái. Chính vì thế việc thông qua các đánh giá tác động môi trường ngày càng khó. Điều này cũng khiến các CĐT gặp khó khăn trong việc tìm vị trí xây dựng dự án và phát triển các loại hình giải trí để đáp ứng nhu cầu cho du khách.
Khó khăn về thanh khoản
- Hiện tại, giá bán của các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng là khá cao. Đơn cử như những căn condotel giá đã có thể lên đến 100tr/m2. Mức giá này không đủ thu hút các NĐT lướt sóng. Nhóm này dần rút khỏi phân khúc BĐS nghỉ dưỡng khiến thị trường ngày càng giảm nhiệt. Nên chỉ còn lại nhóm NĐT lâu dài, quan tâm giá trị thực của BĐS nghỉ dưỡng.
- Cũng chính vì lẽ đó, việc thanh khoản một sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng không phải là một điều dễ dàng. Loại hình này thực sự phù hợp cho những NĐT có nhu cầu hưởng thụ, thể hiện bản thân và tìm kiếm một kế hoạch đầu tư nhàn hạ mang lại dòng tiền ổn định. Còn muốn sinh lời nhiều hơn thì NĐT có thể tham khảo về dòng sản phẩm shophouse tại các khu nghỉ dưỡng để tự kinh doanh các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, với loại hình này, ngoài yếu tố thu hút du khách của CĐT thì chất lượng dịch vụ của chính NĐT tạo ra trên BĐS ấy sẽ quyết định sự thành công và lợi nhuận cho nó.
Khó khăn do dịch bệnh
- Covid kéo dài đã làm thay đổi rất nhiều thói quen sinh hoạt của mọi người, trong đó có cả thói quen du lịch. Hoạt động du lịch chững, nguồn khách Quốc Tế giảm mạnh chưa rõ ngày quay lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch nói chung và BĐS nghỉ dưỡng nói riêng. Các dự án lần lượt cung cấp cho thị trường lượng hàng dồi dào nhưng lại thiếu người tiêu thụ.
- Tuy nhiên, mọi thứ đang dần khả quan hơn. Du lịch bắt đầu phục hồi, những tín hiệu lạc quan ngày một nhiều, và bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là một phân khúc tiềm năng, mang lại nhiều giá trị thực