Theo quy hoạch từ 2001, Bắc Rạch Chiếc sẽ là khu dân cư đầy đủ các chức năng, tiện ích công cộng, hành chính, phúc lợi xã hội, thương mại, dịch vụ hoàn chỉnh kết hợp với các mô hình ở hiện đại, khai thác hiệu quả sử dụng đất đô thị phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, Sau gần 20 năm quy hoạch, xây dựng, nhiều hạng mục của dự án Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, quận 9 đang bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ thưa thớt vài chục
Sở hữu vị trí đắc địa khi nằm cạnh dự án khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc, xa lộ Hà Nội, quận 2, thế nhưng gần 20 năm kể từ khi được phê duyệt, khu dân cư Bắc Rạch Chiếc vẫn còn nhếch nhác.
Có mặt tại dự án Bắc Rạch Chiếc, chúng tôi ghi nhận một số hạng mục hạ tầng đã bắt đầu xuống cấp, phần lớn diện tích đất chỉ để cỏ dại mọc. Các tiện ích như công viên, trường học… chưa thấy xuất hiện.
Chỉ vào một số ngôi nhà đang xây dựng, một người dân cho biết, trước đây dự án rộng lớn này chỉ lác đác vài căn nhà, một số người vào xây nhà ở nhưng rồi bán đi vì quá hoang vắng.
“Đường xá xuống cấp, rác thải, tình trạng an ninh bất ổn, trộm cắp khiến cho người dân luôn sống trong bất an”, người này nói.
Một số hình ảnh ghi nhận tại dự án Bắc Rạch Chiếc:
Dính nhiều sai phạm
Theo báo cáo của Thanh tra TP.HCM, quá trình thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất và tiến độ thực hiện dự án Khu dân cư Bắc Rạch Chiếc ở phường Phước Long A, quận 9, do Công ty cổ phần Địa ốc 10 làm chủ đầu tư, cho thấy dự án có quá nhiều sai phạm, nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan.
Dự án có quy mô hơn 82ha này được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt từ 15/3/2001, giao đất cho Res 10 (trước đây là Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nhà đất quận 10) để xây dựng hạ tầng kỹ thuật trục chính. Theo quy định, sau khi xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng, Res 10 phải giao đất lại cho UBND TP.HCM để giao đất cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, dù chưa đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng Res 10 vẫn ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Phát triển Hàng hải và Công ty TNHH thương mại Him Lam để hai công ty này tham gia làm nhà đầu tư thứ cấp. Hợp đồng có nội dung cho các đơn vị này “được quyền tự tổ chức kinh doanh”, dẫn đến các đơn vị này cho rằng được phân lô và thực hiện huy động vốn (thực chất là bán nền đất) cho các cá nhân.
Từ các dấu hiệu sai phạm trên, UBND TP.HCM đề nghị Thanh tra TP.HCM chuyển toàn bộ hồ sơ có liên quan cho Công an TP.HCM để điều tra làm rõ các hành vi trên.
Tháng 12/2016 chính quyền TP.HCM đã giao Tổng công ty địa ốc Sài Gòn phối hợp với Công ty Res 10 tập trung nguồn lực hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với phần diện tích đất làm đường đông – tây nối với xa lộ Hà Nội và đoạn cuối nối với KDC Phước Bình và tuyến đường ven sông kết nối ra đường Đỗ Xuân Hợp.
Thế nhưng, một số cá nhân tại Tổng công ty địa ốc Sài Gòn đã ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty cổ phần Saca và Chi nhánh vận tải phía Nam (Công ty Vận tải ôtô 6, Cục Đường bộ) với nội dung giao đất cho đơn vị thực hiện dự án.
Thanh tra kết luận hành vi sai phạm này “có dấu hiệu làm trái quy định của nhà nước”.
Ngoài ra, kết quả thanh tra còn nêu rõ phần diện tích 17.162m2, trong đó có 1.243m2 chưa bồi thường xong nhưng Công ty Res 10 vẫn được Sở TN-MT TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau đó, Res 10 đã ký kết liên doanh với Công ty TNHH phát triển DaeDong (Hàn Quốc) toàn bộ diện tích 17.162m2 trên.
Thanh tra đề nghị làm rõ việc sử dụng 3 triệu USD mà Công ty RES 10 nhận từ Công ty TNHH phát triển DeaDong từ năm 2010 đến nay đã hết thời hạn nhưng dự án chung cư vẫn chưa triển khai. Trong khi thủ tục ký kết không đảm bảo về pháp lý, không ghi ngày tháng hợp đồng liên doanh, vay vốn…
Nguồn ảnh: Zing News