Kinh nghiệm đi tuyến buýt sông Sài Gòn 2024

Saigon River Bus là tuyến buýt sông đầu tiên ở TP.HCM đi vào hoạt động từ tháng 11/2017. Với chặng đường hơn 10km trên sông Sài Gòn từ Bến Bạch Đằng (Quận 1) tới trạm Linh Đông (Quận Thủ Đức), đây là lựa chọn rất tuyệt để bạn cùng bạn bè có thể đi du lịch ngay trong ngày tại thành phố.

Hiện nay các bạn có thể đặt vé buýt sông online qua trang web của Saigon Water Bus hoặc qua ứng dụng trên di động. Các bạn có thể tham khảo phần hướng dẫn đặt vé online ở phần sau của bài viết này.

Chuẩn bị gì trước khi đi buýt sông

Bạn nên đặt vé online hoặc qua app trước khi đến bến Bạch Đằng nhé. Nếu bạn đến trực tiếp bến Bạch Đằng để mua vé thì khả năng cao là vé đã hết rồi, và nếu chưa có vé đặt trước thì bạn cũng không được gửi xe để đi vào trong luôn.

Nếu bạn đi ban ngày và thích ngồi ngoài khoang tàu ngắm cảnh thì nên mang theo 1 chiếc mũ lưỡi trai hay nón chống nắng nhé.

Phí gửi xe cho 1 chiếc xe máy là 4k. Vé đi buýt sông một lượt là 15k, nếu bạn đi hành trình cả đi lẫn về là 30k. Trẻ nhó thì không tốn tiền vé nhưng nếu bạn muốn bé có ghế ngồi riếng trên buýt thì cũng nên mua thêm vé cho bé.

Nếu bạn là 1 người yêu thích chụp hình thì nên chuẩn bị theo máy ảnh, điện thoại, gậy tự sướng hay gimbal… để có thể có được những tấm hình đẹp nhất khi đi trên sông Sài Gòn

Trên buýt sông có sẵn nhà vệ sinh và có một khu vực phục vụ bán nước ngọt cũng như đồ ăn nhẹ cho hành khách có nhu cầu, nên bạn có thể yên tâm sẽ có một hành trình thoải mái và dễ chịu.

Lộ trình buýt sông Sài Gòn

Hiện tại chủ đầu tư chỉ mới đưa vào vận hành 5 bến, sau này khi hoàn thiện thì quãng đường 11km từ Bến Bạch Đằng đi Bến Linh Đông sẽ gồm 12 bến, tức là còn 7 bến chưa xây dựng xong. Giá vé của Saigon Waterbus là đồng giá 15k/vé, tức là đi chặng ngắn cũng 15k mà đi toàn chặng cũng 15k.

  • Bến trung tâm: Bến Bạch Đằng
  • Bến giữa: Bến Bình An, bến Thanh Đa, bến Bình Chánh
  • Bến cuối: Bến Bình Đông
  • Các bến chưa hoạt động: Bến Tầm Vu, Bến Tân Cảng, Bến Bình Triệu, Bến Thảo Điền, Bến Trường Thọ
Lộ trình bus sông Sài Gòn
Lộ trình buýt sông ở TP.HCM
Lộ trình buýt sông ở TP.HCM. Nguồn: Zing

Lịch trình hàng ngày – hướng dẫn mua vé

Kể từ khi đi vào khai thác từ năm 2017, lịch trình tuyến buýt sông Sài Gòn đã

Với lịch trình mới, tàu buýt sông Sài Gòn đã chính thức mở thêm các tuyến buýt sông Bạch Đằng – Bình An – Bạch Đằng hoạt động vào ban đêm. Đây là một bổ sung rất tuyệt dành cho ai không có nhiều thời gian và chỉ muốn đi quãng ngắn rồi quay về. Đây là quãng sông có View rất đẹp với các cao ốc dọc sông Sài Gòn như Saigon Pearl, Vinhome Bason, Vinhome Central Park.

Với các chuyến tàu đêm này bạn có thể vi vu trên sông Sài Gòn thơ mộng, yên bình ngắm nhìn những tòa nhà thương mại đặc trưng, hoành tráng như khu đô thị Vinhomes Central Park sầm uất hay tòa tháp Landmark 81 “rực rỡ dưới những ánh đèn”. Theo đánh giá của Địa Ốc Thông Thái thì lịch mới sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt với hơn cho hành khách so với trước đây.

Lịch trình buýt sông Sài Gòn cũng liên tục được cập nhật thay đổi để hợp lý và phục vụ du khách tốt hơn. Các bạn có thể theo dõi lịch trình buýt sông mới nhất ở bên dưới.

Lịch chạy tàu buýt sông Sài Gòn 2023
Lịch chạy tàu buýt sông cập nhật 2024

Chuyện cháy vé và kinh nghiệm mua vé

Từ 26/11/2020, buýt sông đã cho phép đặt mua vé online qua website hoặc qua App. Vé thường hết rất sớm vì vậy bạn nên đặt vé online trước 1 ngày nhé. Nếu bạn không đặt vé trước mà chạy thẳng đến bến tàu để mua vé thì khả năng rất cao là đã hết vé rồi

Cháy vé buýt sông
Bạn nên đặt vé trước một ngày nếu không muốn gặp tình trạng hết ghế trống
Ngay trước phòng vé là bàn đồ khá lớn mô tả lộ trình của buýt.
Các khung giờ xuất phát tại các bến cũng được ghi rõ bên trước phòng vé

Bạn nên xem kỹ các khung giờ đi và khung giờ về để lựa chọn cho mình một lịch trình phù hợp.

Theo nhân viên bán vé, mỗi chiếc tàu buýt đường sông như thế này có 75 chỗ ngồi. Tuy nhiên, số lượng vé bán tại bến Bạch Đằng (bến chính) mỗi chuyến chỉ 45 vé vì để dành vé bán tại các bến khác.

Các hành khách đang xếp hàng chờ lên tàu
Mẫu vé Waterbus trước đây khi còn bán trực tiếp tại quầy
Bên trong phòng vé đi buýt sông tại bến Bạch Đằng

Hướng dẫn đặt vé buýt sông online

Kể từ ngày 26/11/2020 bạn hoàn toàn có thể đặt mua vé online trên website của  Saigon Waterbus là https://saigonwaterbus.com/. Giờ đây các bạn có thể thoải mái đặt vé cũng như kiểm tra tình trạng vé hiện tại nhanh và dễ dàng nhất chỉ qua vài thao tác.

Bước 1: Các bạn truy cập trang: https://saigonwaterbus.com/dat-ve/. Sau khi truy cập, bạn sẽ thấy giao diện như hình bên dưới

Hướng dẫn đặt vé buýt sông online

Bước 2: Các bạn chọn điểm đi, điểm đến, ngày khởi hành. Phàn khởi hành các bạn cứ chọn 00:00 để có thể xem đầy đủ các slot còn trống trong ngày.

Hướng dẫn đặt vé Saigon Waterbus

Bước 3: Các bạn chọn chuyến mình muốn đi rồi click vào Chọn chỗ, sơ đồ các chỗ ngồi hiện ra, bạn chọn ghế còn trống mà mình muốn ngồi giống như đặt vé xem phim vậy. Ghế màu đó là ghế đã có người đặt. Ghế màu trắng là ghế còn trống mà bạn có thể chọn, ghế màu xanh là các ghế bạn vừa chọn. Như hình minh họa bên dưới các bạn có thể thấy có 2 ghế màu xanh mà mình đã chọn.

hướng dẫn đặt vé buýt sông online

Bước 4: Sau khi chọn xong ghé ngồi, các bạn nhấn tiếp tục để sang phần xác nhận thông tin. Bạn chọn 1 trong 2 phương thức thanh toán với VNpay. Sau đó các bạn nhấn nút Đặt vé để thanh toán.

Bước 5: Sau khi nhấn đặt vé, các bạn có khoảng 20 phút để thanh toán với Vnpay.

Để thanh toán với QRCode. Các bạn mở app VNPAY trên điện thoại lên, nhấn chọn QR PAY, quét mã QRCode trên màn hình đặt vé. Sau khi mã OTP gửi tới điện thoại, các bạn xác nhận mã OTP lần nữa là thanh toán xong.

Sẽ có email xác nhận

Review bến tàu thủy Bạch Đằng

Toàn cảnh bến Bạch Đằng
Toàn cảnh bến Bạch Đằng
Toàn cảnh bến Bạch Đằng
Không gian tại bến Bạch Đằng có thể nói là rất rộng rãi thoáng mát
Lối vào bến xe buýt sông Bạch Đằng

Chuyện gửi xe..

Bãi gửi xe bến Bạch Đằng
Lối vào bãi giữ xe tại bến Bạch Đằng

Đi qua cổng chính 1 đoạn là cổng vào bãi gửi xe, giá gửi xe máy ở đây là 4.000 đồng/xe vào ban ngày và 6.000 đồng/xe vào ban đêm, trả tiền tiền gửi xe ngay lúc đi vào bãi nhận phiếu giữ xe.

Bảng giá gửi xe tại bến Bạch Đằng
Giá gửi xe tại bến Bạch Đằng

Lưu ý: Hiện nay việc gửi xe tại bãi giữ xe bến Bạch Đằng không còn dễ dàng như trước. Bạn bắt buộc phải xuất trình vé đi tàu buýt sông đã đặt trước thì mới được vào cổng. Trong trường hợp bạn chưa đặt vé trước thì khả năng hết vé cũng rất cao. Nếu muốn vào trong thì bạn buộc phải order phần nước uống ngay tại cửa bãi giữ xe trước khi đi vào bãi. Chi phí cho 1 phần nước uống có giá từ 50k đến 100k.

Theo quan sát của Địa Ốc Thông Thái thì không thấy giữ xe ô tô tại đây. Nếu bạn đi bằng xe hơi đến bến Bạch Đằng thì có thể gửi xe tại tầng hầm để xe của các tòa nhà gần đó.

Trải nghiệm không gian tại bến Bạch Đằng

Bạn có thể ghé bến Bạch Đằng trước khi tàu chạy khoảng 1 tiếng để có thể trải nghiệm không gian rất chill tại đây. Bến Bạch Đằng có không gian rất đẹp, trong lúc chờ đợi bạn có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê ngắm cảnh, tám chuyện cùng bạn bè hoặc chụp những tấm hình lưu niệm.

Ngoài ra bạn cũng có thể đi dạo một vòng công viên bến Bạch Đằng. Từ ngày 26/1/2022, công viên bến Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng dã chính thức hoàn thiện mở cửa cho người dân vui chơi, tham quan.

Không gian bên trong buýt sông Sài Gòn

Khi lên tàu mọi người vào trong khoang tàu và chọn cho mình một chỗ ngồi. Cảm nhận đầu tiên là bên trong rất sạch sẽ và mát mẻ. Phía sau của tàu có dãy ghế ngồi, tuy nhiên phải đợi sau khi tàu khởi hành bạn mới có thể ra đây ngắm cảnh chụp hỉnh. Bạn có thể xem thêm trong video bên dưới của Địa Ốc Thông Thái.

Bên trong khoang tàu có trang bị máy lạnh rất mát mẻ. Theo quan sát thì có 2 dãy ghế, mỗi dãy có 11 hàng, mỗi hàng 3 ghế nên tổng cộng là có 66 ghế không tính dãy ghế phía sau bên ngoài khoang. Bên dưới mỗi ghế đều có áo phao. Phần trên đầu tàu là khoang riêng của lái tàu.

Khi đến mỗi bến tàu trong lịch trình, nếu bạn chú ý sẽ có thông báo bằng bảng đèn những điểm đến hiện tại, rất thuận tiện cho mọi người nhận biết mình đang di chuyển đến đâu. Bởi vì có máy lạnh nên bạn lưu ý đừng mở cửa sổ ra nhé.

Nhà vệ sinh trên tàu bus
Nội quy đi tàu trên buýt sông Sài Gòn

Cảnh quan

Sau khi đến Ga tàu thủy Linh Đông cũng là trạm cuối của chuyến đi, các bạn muốn quay lại khu vực Quận 1 thì có thể đợi chuyến tàu tiếp theo đi từ Thủ Đức – Quận 1. Hoặc các bạn có thể đón phà Bình Quới với 2.000 đồng/người để qua bên kia sông Thanh Đa. Tham quan làng du lịch Bình Quới 1 và 2. Tại đây có chuyến xe bus số 44 với lộ trình từ Bình Quới Thanh Đa đến Chợ Bến Thành Quận 1.

Chuyện ngoài lề: Bật mí thông tin chủ đầu tư dự án buýt sông Sài Gòn

Ý tưởng về tuyến buýt sông tại TP.HCM đã có từ khá lâu. Năm 2010, một công ty tư nhân tên là Công ty TNHH Thường Nhật có đề xuất thí điểm mở hai tuyến ca-nô buýt, mỗi tuyến dài 11km đi dọc sông Sài Gòn. Dự án dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2011, tuy nhiên tới đầu năm 2012, Thường Nhật xin dừng do gặp nhiều khó khăn.

Đến giữa năm 2015, dự án bất ngờ “sống dậy” khi được đề xuất trở lại và tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ UBND TP.HCM. Lãnh đạo Thành phố kỳ vọng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phát triển giao thông đường thuỷ sẽ góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng trên bộ, đồng thời phục vụ phát triển du lịch.

Đến giữa năm 2015, dự án bất ngờ “sống dậy” khi được đề xuất trở lại và tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ UBND TP.HCM. Lãnh đạo Thành phố kỳ vọng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phát triển giao thông đường thuỷ sẽ góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng trên bộ, đồng thời phục vụ phát triển du lịch.

Không còn lỡ hẹn như lần trước, dự án buýt sông nhanh chóng được triển khai và đi vào hoạt động từ gần một năm nay. Dù vậy, không nhiều người biết rằng sự hồi sinh của dự án phải kể đến đóng góp không nhỏ của một tập đoàn bất động sản lớn ở phía Nam, mà có thể bởi nhiều lý do, nhà đầu tư này chưa muốn lộ diện.

Công ty Thường Nhật

Công ty TNHH Thường Nhật do ông Nguyễn Kim Toản và bà Trần Thị Huyền Trang thành lập từ năm 2006, với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Nguồn lực khiêm tốn khiến vợ chồng doanh nhân này không thể thực hiện được tham vọng buýt sông, dù có thừa tâm huyết. Dự án đi vào ngõ cụt vào năm 2012, như đã biết.

Tháng 7/2015, tin tức về việc Công ty Thường Nhật được UBND TP.HCM chính thức chấp thuận làm chủ đầu tư dự án buýt đường sông tràn ngập trên các mặt báo. Trước đó gần nửa năm, cơ cấu cổ đông của Thường Nhật có sự thay đổi lớn, khi doanh nghiệp này tăng vốn lên 25 tỷ đồng, gia đình ông Nguyễn Kim Toản giảm tỷ lệ cổ phần về 25%, để rồi thoái hết vào tháng 6/2016.

Sau khi đổi chủ, Thường Nhật tăng vốn liên tục, lên mức 1.500 tỷ đồng vào tháng 9/2017, gấp 150 lần con số ban đầu.

Hiện nay, cơ cấu cổ đông của Thường Nhật là CTCP Vital City (80%), ông Trần Minh Tuấn (1,4%), ông Nguyễn Văn Lên (15,8%) và vợ là bà Huỳnh Thanh Mỹ (2,8%); Trong đó, công ty mẹ Vital City có vốn 1.700 tỷ đồng, cũng do ba cá nhân trên góp vốn, với tỷ lệ lớn nhất thuộc về bà Huỳnh Thanh Mỹ (80%).

Với vốn góp tính bằng đơn vị nghìn tỷ cùng quá trình tăng trưởng rất nhanh, sẽ là logic hơn nếu tư duy rằng, sau lưng các cá nhân trên hẳn là một nhà đầu tư dồi dào nguồn lực.

Được biết, nữ doanh nhân Huỳnh Thanh Mỹ sinh năm 1977, trước đây là Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Minh Quân – công ty con 100% vốn của CTCP Art Saigon.

Art Saigon có vốn điều lệ 3.600 tỷ đồng, gồm ba cổ đông sáng lập là CTCP Tập đoàn Horizon cùng hai công ty con của Horizon là CTCP Art House và CTCP Minerva Heritage.

Tập đoàn Horizon đóng trụ sở tại 19-25 Nguyễn Huệ, Quận 1, có một cổ đông sáng lập là ông Trương Lập Hưng, Chủ tịch HĐQT là bà Trương Huệ Vân.

Trở lại với Công ty Thường Nhật, doanh nghiệp này cùng một pháp nhân có liên quan là Công ty TNHH Đầu tư Sato hiện sở hữu lần lượt 24,61% và 6,86% cổ phần của CTCP An Phú – cái tên có nhiều liên hệ tới tập đoàn đứng sau dự án Buýt sông Sài Gòn. Hai cổ đông lớn còn lại của An Phú là CTCP Tân Hiệp (14,56%) và CTCP Hiệp Phúc (14,44%) từng có các giao dịch rất lớn liên quan đến dự án Union Square trên đường Nguyễn Huệ.

Như đã đề cập ở bài viết gần đây, 5/5 vị trí trong HĐQT An Phú đều có liên hệ tới tập đoàn bất động sản đang đề cập, trong đó đáng chú ý như các ông Đặng Thanh Hải, Dương Bá Nam, Nguyễn Đức Long.

Theo tìm hiểu, dự án buýt sông chỉ là một phần trong tham vọng phát triển thương mại dọc theo sông Sài Gòn của tập đoàn này.

Đầu tháng 10, UBND TP.HCM đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu công viên bến Bạch Đằng do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cùng thành viên của tập đoàn nói trên là CTCP Đầu tư Sài Gòn An Phát lập. Ở phía đầu Quận 1, Alpha King – một doanh nghiệp có nhiều liên hệ đã mua lại phần lớn dự án Ba Son và đang phát triển khu phức hợp hạng sang tại đây.

Dọc theo đường Tôn Đức Thắng, nhiều bất động sản lớn đã được tập đoàn này mua lại như khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Khách sạn Liberty Central Saigon Riverside, Saigon One Tower… Còn chạy xuôi về hướng Nam, nhà đầu tư có trụ sở trên đường Trần Hưng Đạo cũng đã hoàn tất sở hữu 84,82% cổ phần trong dự án Nhà Rồng Khánh Hội, mua lại Công ty Đường Khánh Hội và nhà xưởng của CTCP Logistics Vinalink để gần như sở hữu toàn bộ mặt tiền sông Sài Gòn của Quận 4.

Thảo luận

5/5 - (9 bình chọn)

Bài đề xuất

Bài viết mới