Léonard Tsuguharu Foujita từng nhận xét vua Hàm Nghi là một họa sĩ thực thụ

Léonard Tsuguharu Foujita là nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỉ 20 và ông từng nhận xét vua Hàm Nghi (1872-1944) là “một họa sĩ thực thụ với nhạy cảm tuyệt vời”.

Hôm nay 27/11/2018, Google Doodle đã kỉ niệm 132 năm ngày sinh của cố họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita, họa sĩ người Nhật gốc Pháp, từng có triển lãm tranh ở Việt Nam. Họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita sinh ngày 27/11/1886 ở Tokyo, Nhật Bản, mất ngày 29/1/1968 ở Zurich, Thụy Sĩ (Theo Wikipedia). Sinh thời, họa sĩ Foujita là một người Nhật gốc Pháp và được vinh danh là ‘nghệ sĩ Nhật Bản quan trọng nhất làm việc ở phương Tây trong thế kỉ 20’.

Léonard Tsuguharu Foujita từng được vinh danh là hội viên Viện Hàn lâm Mĩ thuật hoàng gia, được cử đi các nước Đông Dương giao lưu với tư cách tuỳ viên văn hoá Nhật Bản. Ông từng có triển lãm tranh ở Hà Nội.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Cường, vào năm 1939, họa sĩ Léonard Tsuguharu Foujita trở lại Nhật, và năm 1941, Hội Giao lưu Văn hóa Quốc tế (Kokusai Bunka Shinkokai, L’association des Échanges Culturels Internationales du Japon) và Viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Nhật Bản (L’Académie Impériale des Beaux-arts) tổ chức hai cuộc triển lãm tiếp nối nhau tại Hà Nội, Foujita đã có trách nhiệm sang Việt Nam cùng một nhóm họa sĩ cách tân của Nhật (trong số đó có họa sĩ Sekiguchi).

Leonard Tsuguharu Foujita, họa sĩ người Nhật gốc Pháp được vinh danh tại Google Doodle.

Tại Hà Nội, ông đã gặp lại người bạn xưa đã từng quen biết ở Paris vào năm 1925, họa sĩ Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ, 1890-1973), một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam ở trường Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp, và là Đồng Sáng Lập trường Mĩ Thuật Đông Dương với Victor Tardieu, (thành lập năm 1925 tại Hà Nội). Tại cuộc triển lãm này, Léonard Tsuguharu Foujita đã chứng tỏ là một họa sĩ bậc thầy, lấy được lòng tin của giới mĩ thuật Việt Nam lúc bấy giờ

Không chỉ vậy, họa sĩ tài hoa người Nhật Bản còn có mối lương duyên đặc biệt với Việt Nam khi ông từng nhận xét về các tác phẩm của họa sĩ Tử Xuân (nghệ danh của Hàm Nghi): “Các tác phẩm của ông rất thú vị, cho thấy các phẩm chất của một họa sĩ thực thụ và trên hết là một sự nhạy cảm lớn”.

Léonard Tsuguharu Foujita từng nhận xét vua Hàm Nghi là Nhà vua yêu nước và họa sĩ thực thụ

Không chỉ là một vị vua yêu nước, vua Hàm Nghi (1872-1944) còn được biết đến như một họa sĩ tài năng. Sau khi bị đi đày ở Alger (Algéria), ông kết hôn với con gái một chánh án tòa Thượng thẩm Pháp và theo học với nhà điêu khắc danh tiếng Auguste Rodin, đồng thời vua Hàm Nghi cũng vẽ tranh.

Từ 14/9-5/11/2016, một số tác phẩm của ông được trưng bày tại không gian nghệ thuật Béton Salon (Paris) trong một triển lãm tập thể mang tên Anywhere but here.

Vua Hàm Nghi trong nhưng tháng năm tại Alger.

Đây là triển lãm quy tụ các tác phẩm của 11 họa sĩ đến từ Việt Nam, Thái Lan, Pháp. Người xem có thể chiêm ngưỡng 4 bức tranh của ông và một bức tượng. Sau khi bị người Pháp bắt và đày ở Alger năm 1889, vua Hàm Nghi sống tại ngôi làng El Biar, cách thủ đô Alger 5 cây số, và theo học về nghệ thuật.

Theo Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V, Phạm Trọng Chánh: “Tuy xa nước nhưng ông được hưởng trợ cấp 25.000 đồng franc một năm, số tiền ấy khá lớn so với tiền thời bấy giờ, lấy từ ngân sách Đông Dương. Ông được người đến dạy học tiếng Pháp, đàn dương cầm, nhiếp ảnh, học vẽ tranh sơn dầu, điêu khắc, đánh kiếm và tennis, đi xem hát, đi săn”.

Ông theo học điêu khắc với nhà điêu khắc tài danh Auguste Rodin và học vẽ với họa sĩ Marius Reynaud. Nhà vua đã sớm bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê với hội họa, ngay cả trước khi đến với hội họa một cách chuyên nghiệp. Ông dành nhiều thời gian cho nghệ thuật hơn chính trị và giao lưu với nhiều nghệ sĩ và trí thức Pháp.

Bức tranh Cây ô liu già, được vua Hàm Nghi sáng tác năm 1905. (Ảnh: Nguyễn Đình Thành/Vietnamnet).

Hai năm một lần, vua Hàm Nghi còn đến Pháp 3 tháng mỗi năm để vẽ tranh. Kí tên Tử Xuân dưới các tác phẩm của mình, vua Hàm Nghi triển lãm lần đầu tiên năm 1926 và cùng với họa sĩ Lê Huy Miến, ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên sáng tác bằng sơn dầu.

Ông sáng tác trên nhiều chất liệu như sơn dầu, phấn tiên và cả điêu khắc đồng, thạch cao… Trong triển lãm lần này, khách thưởng lãm có thể ngắm một số tác phẩm hiếm có của ông.

Bức tranh sớm nhất mà người ta còn giữ được của ông chính là bức chân dung tự họa vẽ năm 1896 bằng chì. Ông lấy chính bức ảnh của mình để họa nên bức chân dung này theo phong cách hiện thực.

Bức tranh Chiều tà của vua Hàm Nghi bán đấu giá được 8.800 EUR ở Paris năm 2010

Tuy không học ở trường lớp chính thống nhưng vua Hàm Nghi đã được nhiều họa sĩ và báo chí Pháp coi như một họa sĩ.

Tờ họa báo Bắc Phi đã từng đăng một bức ảnh của vua Hàm Nghi đang nói chuyện với họa sĩ Nhật Bản danh tiếng Léonard Tsuguharu Foujita, người đã nhận xét về các tác phẩm của họa sĩ Tử Xuân – Hàm Nghi: “Các tác phẩm của ông rất thú vị, cho thấy các phẩm chất của một họa sĩ thực thụ và trên hết là một sự nhạy cảm lớn”.

Để lại đánh giá của bạn

Viết một bình luận


Bài đề xuất

Bài viết mới