Những “thành phố ma” khổng lồ ở Trung Quốc (P1)

Hàng trăm đô thị với gần như tất cả mọi hạ tầng cần thiết cho cuộc sống, nhưng lại không có người ở…

Ông Caemmerer nói rằng những bức ảnh ông chụp phản ánh “một khoảnh khắc phức tạp trong tiến trình đô thị hóa của Trung Quốc”. “Nhiều trong số những thành phố này được kỳ vọng sẽ chưa được hoàn thiện hoặc trở nên sôi động trong vòng 15-25 năm sau khi khởi công. Chúng được xây cho một tương lai xa, và ở thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ có thể đoán khi nào thì tới lúc đó mà thôi”, vị nhiếp ảnh gia nói.

Đôi khi, Caemmerer cũng gặp vài người ở những “thành phố ma” này, và họ đều tỏ ra ngạc nhiên trước dụng cụ tác nghiệp của ông là bộ máy ảnh và ống kính lớn, hiện đại.
Một công trình công cộng tại một “thành phố ma” ở Trung Quốc trong đêm.
Ông miêu tả những đô thị khổng lồ không người ở này là “siêu thực”.
Caemmerer cho biết ông không gặp vấn đề gì khi tác nghiệp ở những “thành phố ma” này và cảm thấy an toàn khi đến đó.
Một kiến trúc độc đáo ở “thành phố ma” Ordos.Một kiến trúc độc đáo ở “thành phố ma” Ordos.
Các đô thị này có đầy đủ mọi công trình như nhà ở, văn phòng, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, sân vận động… và chỉ thiếu người ở
Ông giải thích, các “thành phố ma” thường là những đô thị mới vệ tinh, được xây dựng gần một đô thị lâu năm.
Ban đầu, độ mới hoàn toàn của những đô thị này dã khiến Caemmerer sửng sốt.
Vào năm 2015, Caemmerer đã chụp các “thành phố ma” gồm Ordos, quận tại chính Yujiapu gần Thiên Tân, và đô thị Meixi Lake gần thành phố Trường Sa ở Hồ Nam, Trung Quốc. Trong đó, Ordos được coi là “thành phố ma” lớn nhất thế giới.
Khi Caemmerer phát hiện có những thành phố không người sinh sống ở Trung Quốc, ông đã rất hào hứng. “Là một nhiếp ảnh giá kiến trúc, tôi nhận thấy ý tưởng về một thành phố ma đương đại là vô cùng hấp dẫn”, ông nói.

Vị nhiếp ảnh gia nói rằng những thành phố mới này của Trung Quốc được xây dựng tới mức gần hoàn thành để đến ở. “Vì vậy, có một khoảng thời gian giữa giai đoạn cuối cùng của dự án với thời điểm bắt đầu có một lượng dân cư đáng kể sinh sống. Trong khoảng thời gian đó, nhiều tòa nhà hoàn toàn trống không”, ông nói. Tuy nhiên, khoảng thời gian này rất có thể kéo dài nhiều năm.

Trang Business Insider nói rằng những thành phố bí hiểm và gần như trống không này thực chất là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm di chuyển hơn 300 triệu dân hiện đang số ở các khu vực nông thôn ra thành thị. Những “thành phố ma” nổi tiếng như Ordos ở Nội Mông đã được xây dựng hoàn thiện và đang chờ cư dân tới sinh sống.

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Kai Caemmerer, một người yêu thích chụp ảnh quy hoạch đô thị, đã tới Trung Quốc và chụp một bộ ảnh về những “thành phố ma” của Trung Quốc. Dưới đây là một số bức ảnh trong bộ ảnh mang tên “Unborn Cities” (tạm dịch: “Những thành phố chưa được sinh ra”) của ông Caemmerer.

Để lại đánh giá của bạn

Viết một bình luận


Bài đề xuất

Bài viết mới