TP.HCM: Đề xuất sáp nhập một số quận, mở rộng vùng đô thị trung tâm

Tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng với Quận uỷ Bình Tân chiều 23/12, ông Đỗ Văn Đạo đề xuất sáp nhập một số đơn vị hành chính như phường và quận trên địa bàn.

“Ví dụ có thể sáp nhập quận 4 vào một quận khác. Bởi quận này chỉ rộng 4 km2, dân số hơn 200.000 người. Nếu so sánh về diện tích, quận 4 nhỏ hơn cả phường Bình Hưng Hoà A (quận Bình Tân) nhưng vẫn phải duy trì một bộ máy đầy đủ từ quận xuống 15 phường”, ông Đạo nói.

Phó giám đốc Sở Nội vụ cho biết, 30 năm trước vấn đề tinh giản biên chế đã được đề cập và hiện này càng đòi hỏi cấp bách hơn. “Trình độ cán bộ, khoa học kỹ thuật được nâng lên. Vì thế phải tiến tới sáp nhập đơn vị hành chính để giảm biên chế và gánh nặng cho bộ máy”, ông Đạo nêu quan điểm.

Bí thư Đinh La Thăng cho biết, TP HCM sẽ không máy móc “chỗ nào cần tách thì vẫn tách, chỗ nào nhập thì vẫn nhập”. Thành phố sẽ đánh giá lại toàn bộ để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước nhưng đồng thời phải thực hiện được chủ trương tinh giản biên chế.

“Vấn đề này sẽ cần một đề án tổng thể của thành phố chứ không làm phân tán từng quận một”, ông Thăng nói.

Về vấn đề của quận Bình Tân, ông Đinh La Thăng cũng nhắc lại việc “đường cao hơn nhà” tại đường Kinh Dương Vương, đồng thời yêu cầu quận Bình Tân cùng các cơ quan liên quan của thành phố phải làm dứt điểm vụ việc này.

“Tất nhiên Sở GTVT và nhiều cơ quan khác có liên quan. Nhưng nếu quận vào cuộc kịp thời, chúng ta có ý kiến ngay từ đầu thì chắc là không để tình trạng như vậy”, ông Thăng nói.

TP.HCM mở rộng vùng đô thị trung tâm

Trong bản góp ý cho đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà UBND TP.HCM gửi Bộ Xây dựng mới đây, nhiệm vụ chính là chú trọng vùng đô thị trung tâm.

Trong đó, đô thị hạt nhân là TP.HCM và cùng phụ cận liền kề gồm nửa phía Nam tỉnh Bình Dương với trọng tâm là Thủ Dầu Một, cuối phía Tây tỉnh Đồng Nai với trọng tâm là Biên Hòa và Nhơn Trạch và một hành lang dọc khu tăng trưởng phía Tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

UBND TP.HCM cũng thống nhất với phương án phát triển liên kết chặt chẽ vùng đô thị trung tâm về cấu trúc đô thị, cơ sở hạ tầng. Đồng thời, đề xuất phục hồi và tái phát triển hệ thống giao thông, phát triển giao thông đường thủy giữa các đô thị chính trong vùng đô thị trung tâm.

Vị trí cầu Thủ Thiêm 3 và 4

Đối với các tiểu vùng trong TP.HCM được đồ án đề xuất chia thành 4 vùng:

  • Vùng một, gồm diện tích phía Bắc, vùng nằm trong rừng hoặc vùng nông nghiệp lâu năm gồm cả tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và phía Bắc Bình Dương.
  • Vùng hai gồm phần phía Đông tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nông nghiệp.
  • Vùng ba gồm toàn bộ tỉnh Tiền Giang và Long An là vùng nông nghiệp lúa nước thâm canh.
  • Vùng bốn là vùng đô thị trung tâm gồm TP.HCM và các vùng lân cận như Thủ Dầu Một, Cần Giuộc (Long An), huyện Đức Hòa, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương), TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

Hùng Phú (Tổng hợp)

5/5 - (3 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài đề xuất

Bài viết mới