Vài lưu ý trong thừa kế

 class=

Không liên quan đến bất động sản (BĐS) lắm, thế nhưng BĐS lại là một di sản thừa kế phổ biến trong đời sống. Nên việc nắm được những điều cơ bản của Luật thừa kế sẽ giúp mọi người bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của mình.

Hàng thừa kế

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định có 3 hàng thừa kế. Cụ thể thế nào mọi người có thể search Google để xem nhé vì nó hơi dài. Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế:

  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

Các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó”

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động

Thừa kế thế vị

Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Đây là 3 điều hết sức cơ bản và phổ biến trong Luật thừa kế. Lâu nay, hẳn rất nhiều người vẫn có suy nghĩ “di chúc là vua” nếu người lập di chúc tỉnh táo và không bị ép buộc, hoặc nếu con cái mất trước cha mẹ là coi như mất phân thừa kế. Thì bài viết này là giúp mọi người có thêm chút kiến thức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Trên thực tế, chia thừa kế khá phức tạp vì những vấn để như: nhiều chồng, vợ trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/8/1977 ở Miền Nam. Rồi con ngoài giá thú, các đối tượng thừa kế theo PL bị truất quyền, tước quyền thừa kế, cháu chắt thành thai nhưng chưa ra đời….. Tuy nhiên, nếu mọi người nắm chắc 3 diều cơ bản ở trên thì khi quyền lợi của mình bị xâm phạm có thể khiếu nại lên Tòa Án để bảo vệ quyền lợi. Chứ chẳng có Tòa nào đến nhà bạn và hỏi “nhà mày chia thừa kế thế nào? Có cần tao chia giúp không?” đâu .

Chúc mọi người thành công!

5/5 - (3 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới