Trào lưu “co-working space” tại Việt Nam
Kinh thế suy thoái khiến số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh và hình thành văn hóa khởi nghiệp. Đây chính là tiền đề thúc đẩy mô hình co-working (làm việc chung) phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Với 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn 30% dân số là người trẻ (15-35 tuổi) là môi trường thuận lợi để mô hình co-working tăng trưởng. Mặc dù chỉ mới bắt đầu ở Việt Nam một vài năm trở lại đây, đến thời điểm hiện tại, con số co-working tại Việt Nam đã lên đến gần 30 địa điểm và hứa hẹn con số này còn tăng mạnh trong năm 2018. Có thể điểm mặt một số địa điểm co-working đang được ưa chuộng tại Việt Nam như DreamPlex, Saigon Co-working,Toong, Up Co-working v.v..
Tiện ích và cộng đồng là hai yếu tố hình thành co-working. Phần lớn nguồn thu của co-working đến từ chi phí cho thuê không gian làm việc, cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện, phí kết nối, tư vấn startup. Về chi phí thuê không gian làm việc, mỗi co-working lại lựa chọn cung cấp những gói dịch vụ riêng. Mức giá trung bình của thị trường co-working hiện nay là 1 USD/giờ, 100 USD/tháng cho một chỗ ngồi làm việc hay 500 USD/1 tháng cho văn phòng riêng. Cũng tại đây, rất nhiều gói dịch vụ bổ sung được đưa ra phục vụ cho mục đích riêng của từng doanh nghiệp và cá nhân như gói dịch vụ hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, đăng ký trụ sở công ty, dịch vụ hành chính dùng chung, hỗ trợ bộ nhận diện thương hiệu cũng như những hoạt động tổ chức đào tạo tư vấn doanh nghiệp.
Sự đa dạng và linh hoạt của co-working hấp dẫn không chỉ những start up vừa và nhỏ mà còn cả những doanh nghiệp lớn muốn tìm kiếm một không gian sáng tạo và mới lạ cho nhân viên thay đổi môi trường, nâng cao hiệu suất làm việc.
Adapter & Chiến lược thị trường ngách
Cũng có những co-working lựa chọn đi theo một hướng đi khác như Adapter khi lựa chọn chăm sóc đối tượng khách hàng là những cá nhân hoạt động tự do đơn lẻ không thuộc một mạng lưới cộng đồng nào có nhu cầu tìm một địa điểm làm việc cơ bản và truyền cảm hứng hay một nơi để kết nối cộng đồng đa dạng. Cộng đồng đa dạng bởi lẽ những sự kiện kết nối cộng đồng tổ chức tại Adapter phân bổ rộng khắp các lĩnh vực chứ không chỉ bó hẹp ở chủ đề marketing phổ biến tại các co-working.Hội thảo về công nghệ tại AdapterHội thảo về đào tạo ngôn ngữ tại Adapter
Adapter là sự kết hợp giữa WORKPLACE và COFFEE. Tùy theo nhu cầu khách hàng có thể lựa chọn vị trí ngồi tại Coffee Zone, Workplace Zone, Quite Zone v.v.. Hai cơ sở với điểm chung về thiết kế là sử dụng attachment_2797 gỗ và mảng tường cây xanh mang đến cảm giác thư giãn, thiết kế ít cửa và không ngăn chia nhiều tạo không gian mở. Co-working tại Yên Lãng là mô hình container lớn nhất tại Hà Nội, phong cách tối giản với tone màu xanh nâu chủ đạo, cảm giác ấm cúng và cozy.
Co-working tại Hàng Bông lại bài trí không gian nghiêng về tính năng văn phòng, những đường cong làm mềm không gian đồng thời hài hòa với mặt bằng cong hiện trạng. Những chi tiết nhỏ mang hơi hướng văn phòng Nhật Bản, attachment_2797 gỗ và mảng tường cây xanh đem đến không gian thiền, có phần tĩnh tại giữa lòng thủ đô sôi động.
Sắp tới Adapter sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng không gian tầng 2 với thiết kế lấy ý tưởng “giếng trời giữa lòng phố cổ”, tập trung tổ chức sự kiện giải trí như off fan, music show với sức chứa lên đến 200 người, hứa hẹn là tụ địa điểm “sống chất” kết hợp giữa làm việc và giải trí.
Điểm đặc biệt nhất của Adapter có lẽ chính là ưu đãi giảm giá 50% dành cho sinh viên và những tổ chức từ thiện phi lợi nhuận. Cũng là những start up trẻ, những người điều hành Adapter mong muốn có thể tiếp sức cho những khát vọng trẻ.
- Bạn ở TP.HCM. Đừng bỏ lỡ bài viết: Top 7 địa điểm Coworking Space cho các bạn trẻ tại TP.HCM
Nguồn: Bùi Minh Phương – workersresort.com