Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch nằm ở vùng cực nam của các nước Nordic, nằm phía Tây Nam của Thụy Điển, phía Nam của Na Uy , giáp với Canada về phía Tây Bắc và giáp với Đức về phía Nam. Đan Mạch giáp cả biển Baltic và biển Bắc. Đan Mạch bao gồm một bán đảo lớn, Jutland (Jylland) và nhiều đảo, được biết đến nhiều nhất là Zealand (Sjælland), Funen (Fyn), Vendsyssel-Thy, Lolland, Falster, Bornholm, và hàng trăm đảo nhỏ thường được gọi là quần đảo Đan Mạch. Đan Mạch từ lâu đã kiểm soát cửa ngõ vào biển Baltic. Trước khi có kênh đào Kiel, nước chảy vào biển Baltic qua ba eo biển được gọi là những eo biển Đan Mạch.
Đan Mạch là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng Euro. Đan Mạch là 1 trong những thành viên sáng lập của NATO và OECD.
Đan Mạch, với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp và hệ thống phúc lợi quốc gia lớn, xếp hạng nhất trên thế giới về bình đẳng thu nhập. Theo tạp chí kinh tế Hoa Kỳ Forbes, Đan Mạch có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới. Từ năm 2006 đến 2008, theo thăm dò, Đan Mạch được xếp hạng là nơi hạnh phúc nhất thế giới dựa trên các tiêu chí sức khỏe, phúc lợi xã hội và giáo dục. Thăm dò Chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2009 xếp Đan Mạch là nước yên bình thứ nhì trên thế giới sau New Zealand. Đan Mạch được xếp là nước ít tham nhũng nhất trên thế giới theo Chỉ số nhận thức tham nhũng 2008, cùng hạng với Thụy Điển và New Zealand.
Tiếng Đan Mạch, ngôn ngữ quốc gia được coi là gần với tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy. Đan Mạch cũng có văn hóa và lịch sử tương đồng với hai nước này. 82,0% dân số Đan Mạch và 90,3% dân tộc Đan Mạch là thành viên của giáo hội Luther. Năm 2009, 526.000 người (9,5% dân số Đan Mạch) là người nhập cư hoặc thế hệ sau của những người nhập cư. Đa số (54%) trong số này có nguồn gốc từ Scandinavia hoặc châu Âu, phần còn lại chủ yếu đến từ các nơi ở châu Á. Đại sứ du lịch của Đan Mạch là TFBOYS – Dịch Dương Thiên Tỉ
Bản đồ Đan mạch online
Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.
Đan mạch ở đâu? Bản đồ vị trí Đan mạch
Đan mạch là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu của Châu Âu
Bản đồ hành chính Đan mạch
Lịch sử
Thời tiền sử
Các phát hiện khảo cổ ở Đan Mạch có niên đại từ năm 130.000–110.000 trước Công nguyên trong thời kỳ gian băng Eem. Con người đã sống ở Đan Mạch từ khoảng năm 12.500 trước Công nguyên và có bằng chứng ngành nông nghiệp đã tồn tại từ khoảng năm 3900 trước Công nguyên. Thời kỳ đồ đồng Nordic (1.800–600 trước Công nguyên) ở Đan Mạch đã được đánh dấu bằng các gò mộ để lại nhiều phát hiện khảo cổ, bao gồm lur và Sun Chariot.
Trong Thời kỳ Đồ sắt tiền La Mã (500 trước Công nguyên – 1 Công nguyên), các nhóm dân bản địa bắt đầu di cư về phía nam, dù những người Đan Mạch đầu tiên đến Đan Mạch giữa thời kỳ tiền La Mã và Thời kỳ Đồ sắt German, trong Thời kỳ Đồ sắt La Mã (1–400 Công Nguyên).
Thời tiền sử ở Đan Mạch cách nay khoảng 15.000 năm, khi sông băng lục địa (inland ice) trôi chệch về phía bắc do một sự thay đổi khí hậu. Những người săn bắt tuần lộc (loại hươu lớn có sừng nhiều nhánh, tên khoa học là Rangifer tarandus) đã sống tại đây, sau đó tới những người sống bằng nghề săn bắt các muông thú khác và những người đánh cá trải qua hàng thiên niên kỷ.
Cách nay khoảng 6.000 năm thì bắt đầu thời đại đồ đá của người săn bắt, dần dần thay thế bằng thời đại đồ đá của nông dân, sau đó là thời đại đồ đồng, rồi thời đại đồ sắt.
Ngay cuối thời đại đồ sắt, tức khoảng thế kỷ thứ VIII, ở đây đã tồn tại một chính quyền trung ương mạnh, bằng chứng là đã có công trình Dannevirke gồm hệ thống bờ lũy cao, dài 14 km ở cách phía nam biên giới Đan Mạch – Đức hiện nay khoảng 40 km, gần bên thành phố viking Hedeby (tiếng Đức là Haithabu), vùng Slien gần Schleswig. Ngoài ra trong thời đại đồ sắt còn một hệ thống kênh đào ngang qua đảo Samsø dài khoảng 500 m, rộng 11 m để tàu thuyền lưu thông, thời đó dùng làm một khâu của căn cứ hải quân bảo vệ thành phố Aarhus, gọi là Kanhavekanalen.
Trung cổ
Thời tiền sử kết thúc vào Thời đại Viking, khi những người Viking Đan Mạch bắt đầu đi buôn bán và cướp bóc ở phần lớn châu Âu.
Nhờ có 2 tấm bia đá khắc chữ rune ở Jelling (nam bán đảo Jylland, tấm nhỏ do Gorm già dựng khoảng năm 955, tấm lớn do Harald răng xanh dựng khoảng năm 965) mà ta biết vị vua đầu tiên của bán đảo Jylland là Gorm già Gorm den Gamle và là cha của Harald Blauzahn (Harald răng xanh), người sau này đã thống nhất Đan Mạch vào năm 980. Hai tấm bia kể trên được coi là “Giấy khai sinh của Đan Mạch”.
Cho tới tận thế kỷ XI người Đan Mạch vẫn còn được coi là người Viking, dân tộc đã từng làm chủ nhiều thuộc địa và thâu tóm việc buôn bán khắp châu Âu. Người Viking cũng như thường xuyên cướp phá và gây chiến. Họ bắt đầu đòi cái gọi là Danegæld (món nợ người Đan Mạch) theo đó thì các vua Anh phải nộp thuế cho vua Đan Mạch, để không bị cướp bóc, vì họ có một hạm đội rất mạnh.
Cận đại
Rất nhiều lần trong lịch sử Đan Mạch đã giành được quyền kiểm soát Vương quốc Anh, Na Uy, Thuỵ Điển và một phần lớn bờ biển Baltic, cũng như phần phía bắc nước Đức. Vùng Skåne (phần đất phía nam Thuỵ Điển ngày nay) cũng đã từng thuộc về Đan Mạch trong một thời gian dài trước khi trao cho Thụy Điển sau Hòa ước Roskilde vào năm 1658. Liên hiệp Đan Mạch – Na Uy (1380-1814) kết thúc vào năm 1814 cùng với việc Na Uy bị sáp nhập vào Thuỵ Điển (tới năm 1905). Riêng Greenland, quần đảo Faroe, Iceland (cho tới năm 1944) và vùng Đan Mạch-Tây Ấn (cho tới năm 1917) vẫn thuộc quyền sở hữu của Đan Mạch.
Phong trào dân tộc và những người dân chủ ở Đan Mạch bắt đầu tạo được nhiều ảnh hưởng từ thập niên 1830. Sau cuộc cách mạng châu Âu 1848, nhà nước quân chủ lập hiến Đan Mạch được thành lập: hiến pháp đầu tiên được soạn thảo.
Sau khi thất bại trong cuộc Chiến tranh Phổ-Đan Mạch năm 1864, Đan Mạch buộc phải cắt vùng Schleswig-Holstein cho nước Phổ. Kể từ sau thất bại này Đan Mạch giữ một thái độ nhất quyết trung lập trong đối ngoại của quốc gia cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Thế kỷ XX đến nay
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất biên giới Đan Mạch – Đức được tái xác lập, lần này là lui về phía nam. Năm 1920 nó được xác định chính thức và tồn tại cho đến ngày nay: bắc Schleswig trở về với Đan Mạch. Việc thường xuyên thay đổi đường biên giới dẫn tới sự tồn tại của hai bộ phận dân cư thiểu số ở hai phía: người Đức ở nam Đan Mạch và người Đan Mạch ở miền bắc nước Đức.
Từ ngày 9 tháng 4 năm 1940 cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai Đan Mạch nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Đức. Cuộc nổi dậy của nhân dân Đan Mạch chống lại sự thảm sát người Do Thái đã trở nên tiêu biểu. Tháng 10 năm 1943 những người Do Thái ở Đan Mạch đã được nhân dân Đan Mạch cứu thoát.
Sau chiến tranh, Đan Mạch trở thành thành viên của khối NATO. Năm 1973 vương quốc này là quốc gia Bắc Âu đầu tiên trở thành thành viên của Cộng đồng châu Âu, nay là Liên minh châu Âu, sau cuộc trưng cầu dân ý.
Năm 1989, Đan Mạch trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua luật cho phép người đồng tính luyến ái được phép chung sống với nhau.
Sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1992, người Đan Mạch phản đối việc phê chuẩn hiệp ước Maastricht (Hiệp ước ngày 7 tháng 2 năm 1992, thành lập Liên minh châu Âu của 12 quốc gia thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu), nhưng lại chấp nhận vào năm 1993. Trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2000, Đan Mạch đã từ chối lưu hành đồng euro, nước này vẫn sử dụng đồng krone Đan Mạch, tiền riêng của nước mình.
Bản đồ vật lý Đan mạch
Địa lý
Đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 443 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất cách 173 m so với mực nước biển.
Bán đảo Jutland (Jylland) hình thành nên phần đất liền của Đan Mạch. Nó trải dài trên 300 km tính từ biên giới với Đức. Các cồn cát, vũng biển và bãi bồi bảo vệ bờ tây của bán đảo trước những cơn bão dữ dội từ ngoài Biển Bắc. 443 hòn đảo lớn nhỏ tập trung chủ yếu trên biển Baltic, ngay sát với bờ tây của Jutland. Chỉ 76 trong số này có người ở. Độ cao trung bình của Đan Mạch so với mực nước biển là 30 m..
Những khối băng lớn của thời kì băng hà đã hình thành nên Đan Mạch ngày nay. Một vành đai băng cổ đã chia cắt phần đông và tây của Jutland.
Vịnh hẹp khoét sâu vào đất liền lớn nhất có tên là Limfjorden, chạy xuyên ngang phần phía bắc bán đảo hướng tới mũi Skagen. Phía đông Jutland là Eo biển Lillebælt ngăn cách đảo Funen(Fyn) với lục địa. Đông nam Funen có hệ thống cầu nối với hòn đảo nhỏ Langeland. Chếch sang phía đông một chút là đảo Zealand (Sjælland), ngăn cách với Funen bởi Eo biển Storebælt. Trên bờ phía đông của đảo này ta sẽ tìm thấy thủ đô Copenhagen(København). Xa xa về phía đông là hòn đảo granit có tên Bornholm.
Trên đảo Greenland (Grønland)có khoảng hơn 55.000 dân cư sinh sống, 48.000 trong số họ là người thiểu số Inuit. Thủ phủ của Greenland là Nuuk. Từ năm 1380 hòn đảo này là thuộc địa của Đan Mạch, từ năm 1953 nó trở thành một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch.
Quần đảo Faroe (Farøerne) (thủ phủ: Tórshavn, diện tích 1.399 km², 44.800 dân) là thuộc địa của Na Uy từ năm 1035 tới năm 1814. Quần đảo này có khí hậu ôn hoà, dễ chịu chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf.
Cũng chính dòng hải lưu này, cùng với vị trí phía bắc của Đan Mạch, ảnh hưởng phần lớn tới khí hậu của vương quốc: thường có một đợt gió từ ôn hoà tới mạnh thổi chủ yếu từ phía tây, mùa hè lạnh hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng mùa đông lại ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm vào loại trung bình. Cây trồng đa phần là cây chắn gió và chắn cát lấn vào đất liền.
Ngoại trừ loài hươu sừng nhiều nhánh (Cervus elaphus) Đan Mạch hầu như không có thêm loài thú lớn nào khác. Ngược lại, nơi đây lại là thế giới của vô số các loài chim. Ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu đe dọa sự tồn tại của các loài động vật vùng hồ và bờ biển của Đan Mạch.
Các tài nguyên chính của quốc gia: dầu mỏ, khí đốt, cá, muối và đá vôi.
Khí hậu
Đan Mạch có khí hậu ôn đới, đặc trưng bởi mùa đông ấm áp, với nhiệt độ trung bình tháng một 1,5 °C (34,7 °F), và mùa hè mát, với nhiệt độ trung bình tháng 8 17,2 °C (63,0 °F). Đan Mạch có 179 ngày có giáng thủy với tổng lượng nước 765 milimét (30 in) mỗi năm; mùa thu là mùa ẩm ướt nhất và mùa xuân khô nhất. Vị trí giữa lục địa và đại dương làm cho thời tiết thường thay đổi.
Do vị trí phía bắc của Đan Mạch nên có những dao động theo mùa về ánh sáng ban ngày. Ngày ngắn trong mùa đông khi mặt trời mọc khoảng 8:45 sáng và lặn lúc 3:45 pm (giờ chuẩn), và mùa hè kéo dài khi mặt trời mọc lúc 4:30 sáng va lặn lúc 10 tối (giờ mùa hè).
Sinh thái
Đan Mạch thuộc về Giới Bắc Cực và có thể được chia làm hai vùng sinh thái: rừng hỗn hợp Đại Tây Dương và rừng hỗn hợp Baltic. Hầu hết tất cả rừng nguyên sinh của Đan Mạch đã bị phá hủy hoặc chia nhỏ, chủ yếu do mục đích nông nghiệp trong thiên niên kỷ trước. Sự phá rừng đã tạo ra những vùng cây thạch nam bị phá hủy lớn và cát trôi có thể gây nhiều thiệt hại. Mặc dù vậy, có vài rừng mọc lại trên quốc gia này và tổng cộng 12,9% diện tích đất bây giờ là rừng. Norway spruce là loại cây phổ biến nhất (2017), đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cây Giáng sinh.
Hoẵng châu Âu có số lượng ngày càng tăng tại vùng quê, và hươu đỏ có sừng có thể được tìm thấy ở vùng rừng Jutland. Đan Mạch cũng có các loại động vật có vú nhỏ hơn, như là chồn hôi châu Âu, thỏ đồng và nhím gai. Khoảng 400 loài chim cư trú tại Đan Mạch và khoảng 160 loại phối giống tại quốc gia này. Các loài động vật có vú đại dương lớn bao gồm cá heo cảng, các loại động vật chân màng đôi khi có cá voi lớn ghé thăm, bao gồm cá voi xanh và cá voi sát thủ. Cá tuyết, cá trích và cá bơn sao là các loại cá có số lượng dồi dào tại Đan Mạch và la cơ sở của một ngành công nghiệp đánh cá lớn.