Bản đồ Hà Lan

Hà Lan hay Hòa Lan (tiếng Hà Lan: Nederland [ˈneːdərˌlɑnt]  ( nghe)) là một quốc gia tại Tây Âu. Đây là quốc gia cấu thành chủ yếu của Vương quốc Hà Lan, và còn bao gồm ba lãnh thổ đảo tại Caribe (Bonaire, Sint Eustatius và Saba). Phần thuộc châu Âu của Hà Lan gồm có 12 tỉnh, giáp với Đức về phía đông, Bỉ về phía nam, và biển Bắc về phía tây bắc; có biên giới hàng hải với Bỉ, Anh và Đức. Năm thành phố lớn nhất của Hà Lan là Amsterdam, Rotterdam, Den Haag (La Haye), Utrecht và Eindhoven. Amsterdam là thành phố thủ đô, song trụ sở của nghị viện và chính phủ đặt tại Den Haag. Cảng Rotterdam là cảng lớn nhất châu Âu và là cảng lớn nhất bên ngoài Đông Á.

Hà Lan có địa hình thấp và bằng phẳng, chỉ có khoảng 50% diện tích đất nằm cao hơn 1 m so với mực nước biển. Hầu hết diện tích dưới mực nước biển là đất cải tạo. Từ cuối thế kỷ XVI, nhiều khu vực rộng lớn được cải tạo từ biển và hồ, chúng chiếm gần 17% diện tích đất hiện nay của quốc gia. Hà Lan có mật độ dân số trên 400 người/km², nếu không tính mặt nước thì sẽ hơn 500 người/km², thuộc vào hàng các quốc gia có mật độ dân số dày đặc nhất thế giới. Tuy vậy, Hà Lan là quốc gia xuất khẩu nông sản và thực phẩm lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Hà Lan là quốc gia thứ ba trên thế giới có các đại biểu được bầu cử để kiểm soát hành động của chính phủ; quốc gia này có thể chế dân chủ nghị viện và quân chủ lập hiến từ năm 1848. Hà Lan có lịch sử lâu dài về khoan dung xã hội và thường được nhìn nhận là một quốc gia tự do, Hà Lan đã hợp pháp hoá mại dâm, an tử và hôn nhân đồng giới.

Hà Lan là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, Khu vực đồng euro, G-10, NATO, OECD và WTO, nằm trong Khu vực Schengen và Liên minh Benelux. Hà Lan là nơi đặt trụ sở của năm toà án quốc tế như Tòa án Trọng tài thường trực và Tòa án Công lý Quốc tế, trong đó có bốn toà án đặt tại Den Haag, do đó thành phố này được mệnh danh là “thủ đô pháp luật thế giới.” Hà Lan đứng thứ hai trong chỉ số tự do báo chí năm 2016 của Phóng viên không biên giới. Hà Lan có nền kinh tế hỗn hợp dựa trên thị trường, đứng thứ 17 về chỉ số tự do kinh tế năm 2013. Hà Lan có GDP PPP bình quân cao thứ 13 thế giới vào năm 2016 theo số liệu của IMF. Năm 2017, Báo cáo Hạnh phúc thế giới của Liên Hợp Quốc xếp Hà Lan đứng thứ sáu, phản ánh chất lượng sinh hoạt cao tại đây. Hà Lan là một nhà nước phúc lợi hào phóng, cung cấp chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục công cộng và hạ tầng tốt, và nhiều phúc lợi xã hội.

Sơ lược về Hà Lan:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Hà Lan class=
Châu lục:Châu Âu
Khu vực:Tây Âu
Mã vùng:31
Thủ đô:Amsterdam; note – The Hague is the seat of government
Quốc khánh:26 tháng 7
Diện tích:41,543 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:17.097.130 người (2019)
GDP:909,07 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$52,447.83
Tiền tệ:Euros (EUR)

Bản đồ Hà Lan online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Hà Lan ở đâu? Bản đồ vị trí Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia thuộc khu vực Tây Âu của Châu Âu

Bản đồ vị trí Hà Lan
Bản đồ vị trí Hà Lan. Nguồn: Wikipedia
Hà Lan ở đâu?
Hà Lan ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Hà Lan. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Hà Lan. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Hà Lan

Bản đồ hành chính của Hà Lan
Bản đồ hành chính của Hà Lan. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Hà Lan
Bản đồ Hà Lan. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các tỉnh của Hà Lan
Bản đồ các tỉnh của Hà Lan. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Hà Lan
Bản đồ hành chính Hà Lan. Nguồn: Ezilon.

Bản đồ vật lý Hà Lan

Bản đồ vật lý Hà Lan
Bản đồ vật lý Hà Lan. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý của Hà Lan
Bản đồ vật lý của Hà Lan. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Phần lãnh thổ tại châu Âu của Hà Lan nằm giữa các vĩ tuyến 50° và 54° Bắc, giữa các kinh tuyến 3° và 8° Đông. Hà Lan về mặt địa lý là một quốc gia rất thấp và bằng phẳng, có khoảng 26% diện tích là nơi ở của 21% dân số nằm dưới mực nước biển, và chỉ có khoảng 50% đất liền cao hơn mực nước biển trên 1 m. Tuy nhiên, Hà Lan có các vùng chân đồi tại cực đông nam với độ cao dưới 321 m, và có một số dãy đồi thấp tại trung tâm. Hầu hết các vùng nằm dưới mực nước biển là do nhân tạo, vì khai thác than bùn khiến cho độ cao giảm xuống hoặc là hình thành thông qua cải tạo đất. Kể từ cuối thế kỷ XVI, các khu vực quai đê lấn biển cỡ lớn được bảo tồn thông qua các hệ thống tiêu nước phức tạp gồm đê, kênh đào và trạm bơm. Gần 17% diện tích đất liền quốc gia được cải tạo từ biển và từ hồ.

Phần lớn Hà Lan lúc đầu được hình thành từ cửa sông của ba sông lớn tại châu Âu: Rhine (Rijn), Meuse (Maas) và Scheldt (Schelde), cùng các chi lưu của chúng. Phần tây nam của Hà Lan cho đến nay là một đồng bằng châu thổ của ba con sông trên, gọi là châu thổ Rhine-Meuse-Scheldt.

Hà Lan được phân chia thành phần phía bắc và phía nam qua sông Rhine, chi lưu lớn nhất của nó là Waal, và sông Meuse. Trong quá khứ, các sông này có chức năng của chướng ngại vật tự nhiên giữa các thái ấp và do đó trong lịch sử tạo ra một sự phân chia văn hoá, bằng chứng là một số điểm về ngữ âm học. Nhánh quan trọng khác của sông Rhine là sông IJssel, thoát nước ra hồ IJssel, tức Zuiderzee (‘biển phía nam’) cũ. Giống như các sông trên, con sông này tạo thành đường phân chia ngôn ngữ học, cư dân phía đông bắc sông nói các phương ngữ Hạ Sachsen Hà Lan (riêng tỉnh Friesland có ngôn ngữ riêng).

Nạn lụt

Trải qua nhiều thế kỷ, đường bờ biển của Hà Lan có thay đổi đáng kể do kết quả từ các tai hoạ tự nhiên và can thiệp của con người, đáng chú ý nhất về việc để mất đất liền trong cơn bão năm 1134, nó tạo ra quần đảo Zeeland tại phía tây nam. Năm 1287, trận lụt Thánh Lucia tác động đến Hà Lan và Đức, làm thiệt mạng trên 50.000 người trong một trận lụt có tính tàn phá hàng đầu trong lịch sử thành văn. Do nạn lụt nên việc canh tác gặp khó khăn, điều này khuyến khích ngoại thương, kết quả là Hà Lan tham gia sự vụ thế giới ngay từ thế kỷ XIV-XV. Trận lụt Thánh Elizabeth vào năm 1421 và việc quản lý yếu kém sau đó làm phá huỷ một vùng đất quai đê mới cải tạo, thay thế là vùng bãi bồi thủy triều Biesbosch rộng 72 km² tại nam-trung. Trận lụt biển Bắc vào tháng 2 năm 1953 làm sụp đổ một số đê tại tây nam của Hà Lan, khiến hơn 1.800 người chết đuối.

Chính phủ Hà Lan sau đó thi hành một chương trình quy mô lớn mang tên là “Deltawerken” (công trình châu thổ) nhằm bảo vệ quốc gia khỏi nạn lụt trong tương lai. Dự án hoàn thành phần lớn vào năm 1997 khi hoàn thành Maeslantkering. Một mục tiêu chính của dự án Delta là giảm nguy cơ lụt tại Zuid-Holland và Zeeland xuống còn một lần trong 10.000 năm (so với 1 lần trong 4000 năm của phần còn lại trong nước). Mục tiêu này đạt được bằng việc xây các con đê ngoài biển dài 3.000 km và 10.000 km các đê nội bộ, kênh đào và sông, đóng các cửa biển của tỉnh Zeeland. Các đánh giá nguy cơ mới theo định kỳ cho thấy các vấn đề cần phải gia cố đê. Dự án Delta được Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ đánh giá là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.

Tác động của các tai hoạ đã gia tăng về quy mô do hoạt động của con người, vì các vùng đàm lầy tương đối cao bị tiêu nước để sử dụng làm đất canh tác. Việc tiêu nước khiến lớp than bùn phì nhiêu bị thu hẹp và mặt đất hạ xuống, khi đó mực nước ngầm lại hạ thấp để bù vào việc mặt đất hạ, khiến lớp than bùn bên dưới thu nhỏ hơn nữa. Ngoài ra, từ thế kỷ XIX trở về trước, việc khai thác than bùn để làm nhiên liệu càng làm tình hình thêm trầm trọng. Hàng thế kỷ khai thác than bùn quy mô rộng và kiểm soát yếu kém khiến cho mặt đất vốn đã thấp lại bị hạ xuống vài mét. Ngay cả tại các vùng ngập nước, việc khai thác than bùn vẫn tiếp tục thông qua nạo vét.

Nhằm đề phòng lũ lụt, một loạt biện pháp phòng vệ chống nước được nghĩ ra. Trong thiên niên kỷ thứ nhất, các ngôi làng và nông gia được xây dựng trên các khu đồi nhân tạo gọi là terps. Sau đó, các terps này được liên kết bằng các đê. Trong thế kỷ XII, các cơ quan chính quyền địa phương mang tên “waterschappen” (“ban trị thủy”) hoặc “hoogheemraadschappen” (“hội đồng nhà cao”) bắt đầu xuất hiện, công việc của họ là duy trì mực nước và bảo vệ khu vực khỏi các trận lụt; các cơ quan này tiếp tục tồn tại cho đến nay. Đến thế kỷ XIII, các cối xay gió được sử dụng để bơm nước khỏi các khu vực thấp hơn mực nước biển. Các cối xay gió sau đó được sử dụng để tiêu nước hồ, tạo ra các vùng đất quai đê nổi tiếng.

Năm 1932, Afsluitdijk (“đê đóng kín”) được hoàn thành, chặn Zuiderzee (biển phía nam) cũ khỏi biển Bắc và do đó tạo ra IJsselmeer (hồ IJssel). Nó trở thành một phần của công trình Zuiderzee có quy mô lớn hơn gồm có bốn vùng đất quai đê lấn biển với tổng diện tích là 2.500 km².

Hà Lan là một trong các quốc gia có thể phải chịu tổn thất nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, không chỉ vì nước biển dâng, mà còn do mô hình thời tiết thất thường có thể khiến nước sông tràn bờ.

Khí hậu

Hướng gió chi phối tại Hà Lan là tây nam, dẫn đến khí hậu hải dương ôn hoà với mùa hè ấm và mùa đông mát, có độ ẩm cao đặc trưng. Mô hình này đặc biệt chính xác đối với bờ biển Hà Lan, tại đây có khác biệt nhỏ hơn đáng kể về nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông, hay giữa ngày và đem so với nhiệt độ tại phần đông nam của đất nước.

Những ngày đóng băng, tức nhiệt độ cao nhất dưới 0 °C, thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2. Những ngày giá lạnh, tức nhiệt độ thấp nhất là 0 °C thì xuất hiện nhiều hơn, thường là từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3. Nếu chọn độ cao là 10 cm trên mặt đất thay vì 150 cm, có thể đo được nhiệt độ như vậy vào giữa mùa hè. Trung bình, tuyết có thể xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4, song thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong tháng 5 hoặc tháng 10.

Các ngày ấm, tức nhiệt độ cao nhất trên 20 °C, thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, song tại một số nơi trong nước các ngày ấm này cũng có thể xuất hiện trong tháng 3. Các ngày mùa hè, tức nhiệt độ cao nhất trên 25 °C, thường đo được tại De Bilt từ tháng 5 đến tháng 9, còn các ngày nhiệt đới với nhiệt độ cao nhất trên 30° là điều hiếm thấy và thường chỉ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8.

Lượng giáng thủy trong năm được phân bổ tương đối đều giữa các tháng. Các tháng mùa hè và mùa thu có xu hướng nhận lượng giáng thủy ít hơn các tháng còn lại, chủ yếu là do cường độ mưa thay vì tần suất ngày mưa, đặc biệt là trong mùa hè. Số giờ nắng chịu tác động từ thực tế rằng do vĩ tuyến địa lý, độ dài của ngày thay đổi từ chỉ tám tiếng vào tháng 12 đến gần 17 tiếng vào tháng 6.

Tự nhiên

Hà Lan có 20 công viên quốc gia và hàng trăm khu bảo tồn tự nhiên khác, bao gồm các hồ, bãi thạch nam, rừng thưa, đụn cát và các môi trường khác. Hầu hết chúng thuộc quyền sở hữu của cơ quan quốc gia về lâm nghiệp và bảo tồn tự nhiên mang tên Staatsbosbeheer, hoặc là một tổ chức tư nhân mang tên Natuurmonumenten. Phần thuộc Hà Lan của biển Wadden tại phía bắc có các bãi bùn và đất ngập nước, và được công nhận là một di sản thế giới UNESCO vào năm 2009.

Oosterschelde nguyên là cửa đông bắc của sông Scheldt, và được xác định là một công viên quốc gia vào năm 2002, trở thành công viên quốc gia lớn nhất tại Hà Lan về diện tích với 370 km². Nó bao gồm chủ yếu là vùng nước mặn của Oosterschelde, song cùng có các bãi bùn, bãi cỏ và bãi cạn. Do đa dạng về sinh vật biển, bao gồm các loài độc đáo cấp khu vực, nên công viên là địa điểm phổ biến đối với môn lặn biển. Các hoạt động khác gồm có chèo thuyền, đánh cá, đi xe đạp, và ngắm chim.

Về mặt địa lý sinh vật, Hà Lan nằm trên các khu châu Âu Đại Tây Dương và Trung Âu của vùng Circumboreal thuộc giới Boreal. Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, lãnh thổ Hà Lan thuộc vùng sinh thái rừng hỗn hợp Đại Tây Dương. Năm 1871, rừng tự nhiên cổ nguyên bản cuối cùng bị chặt hạ, và hầu hết rừng hiện nay là trồng một loại cây như thông Scots và các loài không phải là bản địa tại Hà Lan. Các khu rừng này được trồng trên các bãi thạch nam nhân tạo và cát trôi (bãi thạch nam chăn thả quá mức) (Veluwe).

Quần đảo Caribe

Curaçao, Aruba và Sint Maarten có vị thế các quốc gia cấu thành, còn Caribe Hà Lan là ba vùng đảo được xác định là các khu tự quản đặc biệt của Hà Lan. Các đảo này là bộ phận của Tiểu Antilles và có biên giới hàng hải với Pháp (Saint Barthélemy và Saint Martin), Anh (Anguilla), Venezuela, Saint Kitts và NevisHoa Kỳ (Quần đảo Virgin thuộc Mỹ).

Bonaire là bộ phận của nhóm đảo ABC thuộc chuỗi đảo Leeward, nằm ngoài khơi bờ biển Venezuela. Chuỗi đảo Leeward có nguồn gốc hỗn hợp núi lửa và san hô. Saba và Sint Eustatius là bộ phận của nhóm đảo SSS. Chúng nằm về phía đông của Puerto Rico và quần đảo Virgin. Mặc dù thuộc về chuỗi đảo Leeward trong tiếng Anh, song tại địa phương họ được cho là thuộc chuỗi đảo Windward. Chuỗi đảo Windward đều có nguồn gốc núi lửa và địa hình lắm núi, có ít đất thích hợp cho nông nghiệp. Đỉnh cao nhất là núi Scenery với 887 m tại Saba. Đây là điểm cao nhất tại Hà Lan cũng như toàn thể Vương quốc Hà Lan.

Các đảo tại Caribe Hà Lan có khí hậu nhiệt đới, với thời tiết nóng quanh năm. Chuỗi đảo Leeward ấm hơn và khô hơn so với chuỗi đảo Windward. Vào mùa hè, chuỗi đảo Windward chịu tác động từ các cơn bão.

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới