Bản đồ Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en, Ít-ra-en hay Y-sơ-ra-ên, tiếng Hebrew: יִשְׂרָאֵל‎ Yisrā’el, tiếng Ả Rập: إِسْرَائِيل‎ Isrāʼīl), tên gọi chính thức là Nhà nước Israel (tiếng Hebrew: מְדִינַת יִשְׂרָאֵל‎ Medīnat Yisrā’el [mediˈnat jisʁaˈʔel]; tiếng Ả Rập: دولة إِسْرَائِيل‎ Dawlat Isrāʼīl [dawlat ʔisraːˈʔiːl]), là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Trung Đông, nằm trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của Biển Đỏ. Israel có biên giới trên bộ với Liban về phía bắc, với Syria về phía đông bắc, với Jordan về phía đông, lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây, Dải Gaza – kiểm soát chung với Palestine về phía đông – tây và với Ai Cập về phía tây nam. Quốc gia này có diện tích tương đối nhỏ, song lại có nhiều đặc điểm địa lý đa dạng. Trung tâm thương mại, tài chính và công nghệ của Israel là Tel Aviv, thành phố cổ Jerusalem được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980, song, chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem lại không được cộng đồng quốc tế công nhận dù cho nước này hiện đang duy trì quyền tài phán cũng như sự kiểm soát trên thực tế.

Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định thông qua một phương án phân chia chính thức cho Lãnh thổ ủy trị Palestine – cựu thuộc địa của Đế quốc Anh, kế hoạch được kỳ vọng rằng sẽ giải quyết dứt điểm những xung đột liên miên giữa các phe phái của cộng đồng người Do Thái di cư theo ‘Chủ nghĩa phục quốc Do Thái’ và người Ả Rập bản địa – điều mà người Anh ngày càng bế tắc. Cụ thể, phương án này sẽ chia Lãnh thổ ủy trị Palestine thành 2 nhà nước mới, một của người Ả Rập và một của người Do Thái, trong khi khu vực Jerusalem nằm dưới quyền quản lý của Liên Hợp Quốc dưới hình thức là một chính thể quốc tế. Thời điểm kết thúc quyền quản lý ủy trị của Anh Quốc đối với Palestine được ấn định là vào nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948. Người Do Thái chấp thuận theo sự sắp xếp của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, người Ả Rập lại không đồng ý với kế hoạch trên, họ cho rằng việc phân định, chia cắt lãnh thổ của cộng đồng người Ả Rập – những người mà đã sinh sống tại nơi đây lâu đời như vậy thì không khác gì hành vi cướp đất theo kiểu “Thực dân châu Âu”. Mặc cho những phản đối của người Ả Rập, gần sát đến thời điểm đó, một thủ lĩnh của cộng đồng người Do Thái là David Ben-Gurion ra tuyên bố “thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz Israel, được biết đến với tên gọi là Nhà nước Israel”, thể chế sẽ chính thức bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi Anh Quốc kết thúc sự quản lý ủy trị. Thế nhưng, biên giới của nhà nước mới lại không được xác định rõ ràng trong tuyên bố. Thế giới Ả Rập ngay lập tức phản ứng gay gắt với quyết định này, họ gọi đó là hành động “liều lĩnh, trắng trợn, bất hợp pháp” và sẽ kiên quyết không bao giờ công nhận nhà nước mới của người Do Thái. Ngay sau đó, Liên minh quân đội giữa các quốc gia Ả Rập chính thức tuyên bố chiến tranh, mục tiêu nhằm sử dụng vũ lực để xóa sổ nhà nước Israel non trẻ. Chiến tranh Ả Rập – Israel (1948) bùng phát, Lực lượng Phòng vệ Israel với ưu thế về sự chủ động, sức cơ động, chiến thuật ưu tiên tác chiến đánh phủ đầu kết hợp không kích bất ngờ đồng thời thành công trong việc hạn chế các công nghệ quân sự của đối phương,… đã chiến đấu và nhanh chóng giành chiến thắng áp đảo trước các nước Ả Rập láng giềng. Không dừng lại ở đó, sau này, Israel còn tiếp tục chiến thắng khối Ả Rập trong Chiến tranh Sáu Ngày (5/6-10/6 năm 1967) và Chiến tranh Yom Kippur (6/10-26/10 năm 1973). Trong quá trình đó, Israel chiếm đóng thêm một loạt các lãnh thổ mới, bao gồm: Bờ Tây, bán đảo Sinai (1956-57, 1967-82), một bộ phận của miền nam Liban (1982-2000), Dải Gaza (1967-2005, ngày nay vẫn bị xem là chiếm đóng sau năm 2005) và Cao nguyên Golan. Sau đó, Israel tiếp tục mở rộng quyền tài phán của mình lên toàn bộ Cao nguyên Golan và Đông Jerusalem, ngoại trừ khu vực Bờ Tây – giúp cho diện tích lãnh thổ nước này được mở rộng ra gấp 3 lần so với ban đầu. Các nỗ lực sau đó của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết xung đột Israel – Palestine nhằm tìm kiếm, tiến tới một giải pháp hòa bình tiếp tục đi vào bế tắc và không đạt được kết quả nào đáng chú ý. Tuy nhiên, các hiệp ước hòa bình giữa Israel với Ai Cập và Jordan đã được ký kết thành công, các lực lượng quân sự Israel đồng ý rút quân, trao trả lại bán đảo Sinai cho chính phủ cùng Quân đội Ai Cập. Tính đến thời điểm hiện tại, sự chiếm đóng của Israel tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem là hành động chiếm đóng quân sự dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Trong giai đoạn 2008-2009, Israel tiếp tục xảy ra xung đột vũ trang trên quy mô lớn với Phong trào Dân quân Kháng chiến Hồi giáo Hamas, cuộc chiến này đã gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và của cho cả 2 bên. Ngày nay, những mâu thuẫn, xung đột giữa Thế giới Ả Rập và Israel, giữa Israel và Iran cũng như giữa Israel với các tổ chức, phong trào dân quân kháng chiến Hồi giáo cực đoan nhân danh “giải phóng, giành độc lập cho Palestine” như PLO (Hamas + Fatah), Hezbollah,… vẫn thỉnh thoảng diễn ra do vị thế địa – chính trị phức tạp của đất nước này.

Theo thống kê của Cục Thống kê Trung ương Israel, dân số Israel vào năm 2017 được ước tính đạt 8.747.080 người. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới mà người Do Thái chiếm đa số, với 6.388.800 tương đương với 74,8%. Nhóm công dân lớn thứ nhì trong nước là người Ả Rập, có số lượng là 1.775.400 người (bao gồm người Druze và hầu hết người Ả Rập ở Đông Jerusalem). Đại đa số người Ả Rập Israel theo dòng Hồi giáo Sunni. Trong cơ cấu dân số Israel còn bao gồm một số lượng đáng kể người Negev Bedouin bán du cư, còn lại là các tín đồ Cơ Đốc giáo, Công giáo Roma và cùng các nhóm thiểu số khác. Israel còn có một số lượng lớn các công dân ngoại quốc nhập cư, chủ yếu là những người tị nạn từ châu Phi (nhưng những người này bắt buộc phải có gốc Do Thái nếu muốn được xin nhập quốc tịch) và dân nhập cư châu Á không có quyền công dân, trong đó có cả những người nhập cư – lao động bất hợp pháp.

Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một quốc gia của người Do Thái và là một nền chính trị dân chủ hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Israel duy trì thể chế Cộng hòa nghị viện, nhà nước đơn nhất, Tổng thống chế, dân chủ đại nghị kết hợp với dân chủ trực tiếp, xây dựng một hệ thống nghị viện, đại diện tỷ lệ và phổ thông đầu phiếu. Tổng thống là người đứng đầu chính phủ nhưng quyền lực lãnh đạo đất nước nằm trong tay Thủ tướng và Knesset – tức Quốc hội – đóng vai trò là cơ quan lập pháp cao nhất. Israel hiện đang giữ vững tư cách là quốc gia công nghiệp phát triển duy nhất tại Trung Đông và là một thành viên của OECD, quốc gia này có bình quân thu nhập đầu người vào mức rất cao, với hạng 19 toàn cầu, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 30 trên thế giới – với dân số chỉ khoảng hơn 9 triệu người – theo GDP danh nghĩa ước tính cho năm 2020. Israel hưởng lợi từ lực lượng lao động có tư chất, trình độ học vấn, sự tin cậy cũng như kỹ năng nghề nghiệp cao, luôn nằm trong số các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới với tỷ lệ công dân tốt nghiệp đại học luôn được xếp vào top đầu, đồng thời, phần trăm ngân sách chính phủ chi cho các hoạt động nghiên cứu – phát triển của Israel cũng đứng số 1 thế giới trong năm 2020. Israel luôn nằm trong top những quốc gia sáng tạo nhất trên thế giới, có bình quân mức sống, mức tiêu chuẩn sinh hoạt và chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất tại Trung Đông, đứng thứ 4 ở châu Á, xếp hạng 22 thế giới về chỉ số thương hiệu quốc gia (2019), 26 về chỉ số tự do kinh tế (2021) và 20 trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu (2019), đồng thời thuộc vào nhóm các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới. Israel cũng là một cường quốc quân sự với trình độ rất cao về công nghiệp quốc phòng, đứng hạng 20 trên thế giới về sức mạnh quân sự tổng hợp cũng như xếp thứ 17 toàn cầu về tổng mức ngân sách chi tiêu cho quốc phòng năm 2021. Mặc dù bản thân nước này chưa bao giờ chính thức lên tiếng xác nhận, song, giới chuyên gia vẫn tin rằng Quân đội Israel vốn từ lâu đã sở hữu một lượng rất lớn vũ khí hạt nhân và đang bí mật tiếp tục nâng cấp, phát triển. Israel là một đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Do Thái là một trong những cộng đồng dân cư quan trọng, có sự chi phối, sức ảnh hưởng lớn, lâu đời, sâu rộng nhất đối với nền kinh tế – chính trị Mỹ và cũng từ đó, Israel luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ gần như tuyệt đối trong mọi vấn đề đến từ Siêu cường này.

Hiện nay, mặc dù chỉ có diện tích lãnh thổ nhỏ cũng như dân số khiêm tốn, Israel với ưu thế về sức mạnh quân sự, kinh tế và tầm ảnh hưởng lớn từ văn hóa, chính trị, chủng tộc vẫn được công nhận là một cường quốc khu vực tại Trung Đông cũng như là một Trung cường quốc trên thế giới.

Sơ lược về Israel:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Israel class=
Châu lục:Châu Á
Khu vực:Tây Á
Mã vùng:972
Thủ đô:Jerusalem; note – the US recognized Jerusalem as Israel’s capital in December 2017 without taking a position on the specific boundaries of Israeli sovereignty
Quốc khánh:Ngày 5 Iyar (Vào hoặc giữa 15 tháng 4 đến 15 tháng 5, phụ thuộc vào Lịch Do Thái).
Diện tích:21,937 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:8.519.377 người (2019)
GDP:395,1 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$43,641.40
Tiền tệ:New Israeli shekels (ILS)

Bản đồ Israel online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Israel ở đâu? Bản đồ vị trí Israel

Israel là một quốc gia thuộc khu vực Tây Á của Châu Á

Bản đồ vị trí Israel
Bản đồ vị trí Israel. Nguồn: Wikipedia
Israel ở đâu?
Israel ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Israel. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Israel. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Israel

Bản đồ hành chính của Israel
Bản đồ hành chính của Israel. Nguồn: nationsonline.org
Israel bản đồ
Israel bản đồ. Nguồn: gisgeography.com
Các quận của Israel Bản đồ
Các quận của Israel Bản đồ. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Israel
Bản đồ hành chính Israel. Nguồn: Ezilon.

Bản đồ vật lý Israel

Bản đồ vật lý Israel
Bản đồ vật lý Israel. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý của Israel
Bản đồ vật lý của Israel. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Israel nằm ven cực đông của Địa Trung Hải, giáp với Liban về phía bắc, Syria về phía đông bắc, Jordan và Bờ Tây về phía Đông, và Ai Cập cùng Dải Gaza về phía tây nam. Lãnh thổ Israel nằm giữa vĩ tuyến 29° và 34° Bắc, và kinh tuyến 34° và 36° Đông.

Lãnh thổ chủ quyền của Israel (theo phân giới trong Hiệp định Đình chiến 1949 và loại trừ toàn bộ lãnh thổ bị Israel chiếm lĩnh trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967) có diện tích khoảng 20.770 kilômét vuông (8.019 dặm vuông Anh), trong đó hai phần trăm là mặt nước. Tuy nhiên, vùng đặc quyền kinh tế của họ tại Địa Trung Hải lớn gấp đôi diện tích đất liền. Tổng diện tích lãnh thổ tuân theo pháp luật Israel, kể cả Đông Jerusalem và Cao nguyên Golan, là 22.072 kilômét vuông (8.522 dặm vuông Anh), và tổng diện tích nằm dưới quyền kiểm soát của Israel, bao gồm Bờ Tây do Israel kiểm soát quân sự và người Palestine quản lý cục bộ, là 27.799 kilômét vuông (10.733 dặm vuông Anh). Mặc dù có quy mô nhỏ song Israel sở hữu các đặc điểm địa lý đa dạng, từ hoang mạc Negev tại miền nam đến thung lũng Jezreel phì nhiêu nội lục, các dãy núi Galilee, Carmel và về phía Golan tại miền bắc. Đồng bằng Duyên hải Israel bên bờ Địa Trung Hải là nơi cư trú của 57% cư dân toàn quốc. Phía đông của các cao địa trung tâm là Thung lũng đứt gãy Jordan, một bộ phận nhỏ của Thung lũng tách giãn Lớn dài 6.500 kilômét (4.039 mi).

Sông Jordan chảy dọc Thung lũng đứt gãy Jordan, từ núi Hermon qua thung lũng Hulah và biển Galilee đến Biển Chết- điểm thấp nhất trên bề mặt Trái Đất. Xa hơn về phía nam là Arabah, kết thúc là vịnh Eilat thuộc Biển Đỏ. Điểm độc đáo của Israel và bán đảo Sinai là các makhtesh, hay các đài vòng bị xói mòn. Makhtesh lớn nhất trên thế giới là miệng Ramon tại Negev, có kích thước 40 nhân 8 kilômét (25 nhân 5 mi). Một báo cáo về tình trạng môi trường của các quốc gia lưu vực Địa Trung Hải cho thấy Israel có số lượng loài thực vật nhiều nhất trên mỗi mét vuông so với các quốc gia khác trong lưu vực.

Kiến tạo và địa chấn

Thung lũng đứt gãy Jordan là kết quả của vận động địa chấn bên dưới hệ thống đứt gãy Đoạn tầng Biển Chết (DSF). DSF hình thành ranh giới biến đổi giữa mảng châu Phi ở phía tây và mảng Ả Rập ở phía đông. Cao nguyên Golan và toàn bộ Jordan thuộc mảng Ả Rập, trong khi Galilee, Bờ Tây, Đồng bằng Duyên hải và Negev cùng bán đảo Sinai nằm trên mảng châu Phi. Sự sắp xếp kiến tạo này kéo theo hoạt động địa chấn tương đối cao độ trong khu vực. Toàn bộ đoạn thung lũng Jordan được cho là nhiều lần bị đứt, thí dụ trong hai trận động động đất lớn cuối cùng dọc theo cấu trúc này vào năm 749 và 1033. Sự thiếu hụt trượt bắt nguồn từ sự kiện năm 1033 là đủ để gây một trận động đất Mw~7.4.

Các trận động đất thê thảm nhất được biết đến từng diễn ra vào các năm 31 TCN, 363, 749, và 1033, trung bình cách nhau khoảng 400 năm. Các trận động đất hủy diệt gây ra tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng xảy ra mỗi 80 năm. Trong khi các quy định xây dựng nghiêm ngặt đang được thi hành và các công trình xây dựng gần đây an toàn với động đất, tính đến năm 2007 phần lớn công trình tại Israel được xây trước khi thi hành các quy định này và nhiều tòa nhà công cộng cũng như 50.000 tòa nhà ở không đáp ứng các tiêu chuẩn mới và bị “dự kiến sụp đổ” nếu gặp phải một trận động đất mạnh.

Khí hậu

Nhiệt độ tại Israel biến động nhiều, đặc biệt là trong mùa đông. Các khu vực duyên hải, như Tel Aviv và Haifa, có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng với mùa đông mát và có mưa nhiều còn mùa hè kéo dài và nóng. Khu vực Beersheba và Bắc Negev có khí hậu bán hoang mạc với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, số ngày mưa ít hơn so với khí hậu Địa Trung Hải. Các khu vực Nam Negev và Arava có khí hậu hoang mạc với mùa hè rất nóng và khô, mùa đông ôn hòa với vài ngày có mưa. Nhiệt độ cao nhất tại lục địa châu Á (54,0 °C hay 129,2 °F) ghi nhận được vào năm 1942 tại kibbutz Tirat Zvi thuộc miền bắc thung lũng sông Jordan.

Trên các khu vực núi cao cực độ khác có thể nhiều gió và lạnh, các khu vực có độ cao từ 750 mét trở lên (cùng độ cao với Jerusalem) thường có ít nhất một trận tuyết rơi mỗi năm. Mưa hiếm khi rơi tại Israel từ tháng 5 đến tháng 9. Do tài nguyên nước khan hiếm, Israel phát triển các kỹ thuật tiết kiệm nước khác nhau, chẳng hạn như tưới nhỏ giọt. Người Israel cũng tận dụng ánh sáng mặt trời sẵn có cho ngành quang năng, biến Israel trở thành nước dẫn đầu về năng lượng mặt trời sử dụng theo bình quân (hầu như toàn bộ hộ gia đình sử dụng tấm năng lượng mặt trời để đun nước).

Israel có bốn khu vực địa lý thực vật khác nhau, do nước này nằm giữa ôn đới và nhiệt đới, giáp với Địa Trung Hải tại phía tây và hoang mạc về phía đông. Vì nguyên nhân này, động thực vật tại Israel cực kỳ đa dạng. Phát hiện được 2.867 loài thực vật tại Israel. Trong đó, ít nhất 253 loài được du nhập và phi bản địa. Israel có 380 khu bảo tồn thiên nhiên.

Bản đồ vệ tinh Israel

Bản đồ vệ tinh Isreal
Bản đồ vệ tinh Isreal. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ độ cao địa hình

Bản đồ Độ cao Israel
Bản đồ Độ cao Israel. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới