Bản đồ thế giới

Hiện nay có rất nhiều bản đồ thế giới với những ưu nhược điểm khác nhau. Mỗi loại bản đồ thế giới có cách thể hiện cũng như phương pháp khác nhau trong việc chuyển thể bề mặt hình cầu của trái đất sang dạng phẳng. Dựa theo mục đích sử dụng, có thể có các loại bản đồ phổ biến như: bản đồ hành chính các nước, bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ thời tiết, viễn thám… Dựa theo phương pháp phẳng hóa bản đồ, có thể kể tới các phép chiếu phổ biến nhất như là phép chiếu Mercator, phép chiếu Robinson. Hãy cùng tìm và khám phá cụ thể hơn thông qua các bản đồ mà Địa Ốc Thông Thái đã tổng hợp ở bên dưới nhé.

Bản đồ thế giới phóng to

Bên dưới là một bản đồ thế giới với kích thước lớn, vừa thể hiện được vị trí, ranh giới của các quốc gia, các châu lục, các đại dương vừa thể hiện được các đặc điểm địa lý tự nhiên như độ cao địa hình, các đường kinh độ, vĩ độ. Bản đồ này sử dụng phép chiếu Robinson (được phát minh bới 1 giáo sư đại học người Canada có tên là Arthur H. Robinson vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20).

Với kỹ thuật Robinson, các bản đồ đã đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa kích thước và hình dạng cho các vùng vĩ độ cao so với phép chiếu Mercator. Các quốc gia gần cực như Nga và Canada có kích thước đúng với thực tế, trong khi đó nhìn Greenland vẫn hơi ố dề một chút khi nhìn lớn hơn thực tế khá nhiều.

Bản đồ thế giới. Nguồn: CIA-US Goverment 2016.

Bạn đọc có thể tải về bản đồ bên trên bằng link dưới đây:

Bản đồ địa lý tự nhiên

Dưới đây là bản đồ thế giới thể hiện các đặc điểm địa lý tự nhiên như phân chia giữa đất liền và đại dương, đồng bằng, núi, sông, hồ… Bản đồ này sử dụng phép chiếu Mercator nên bạn có thể thấy tổng thể bản đồ này là một hình chữ nhật

Diện tích Trái Đất hiện nay là 510,1 triệu km², trong đó phần đất liền chiếm khoảng 29,2% (148,9 triệu km²) được chia thành 6 châu lục, còn lại hơn 70% bề mặt trái đất là các đại dương.

Các biển và đại dương được thể hiện bằng màu xanh dương, màu xanh nhạt là các khu vực biển nông, trong khi màu xanh càng đậm thì biển ở đó càng sâu. Khu vực màu trằng là khu vực băng tuyết quanh năm. Còn lại là đất liền: các khu vực có màu xanh lá cây là các khu vực đồng bằng có độ cao thấp, các khu vực có màu vàng-cam là các khu vực hoang mạc và khu vực có độ cao trung bình, các khu vực có màu nâu là các khu vực miền núi, màu nâu càng sậm thì khu vực đó núi càng cao.

Bản đồ thế giới
5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới