Bản đồ thế giới

Hiện nay có rất nhiều bản đồ thế giới với những ưu nhược điểm khác nhau. Mỗi loại bản đồ thế giới có cách thể hiện cũng như phương pháp khác nhau trong việc chuyển thể bề mặt hình cầu của trái đất sang dạng phẳng. Dựa theo mục đích sử dụng, có thể có các loại bản đồ phổ biến như: bản đồ hành chính các nước, bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ thời tiết, viễn thám… Dựa theo phương pháp phẳng hóa bản đồ, có thể kể tới các phép chiếu phổ biến nhất như là phép chiếu Mercator, phép chiếu Robinson. Hãy cùng tìm và khám phá cụ thể hơn thông qua các bản đồ mà Địa Ốc Thông Thái đã tổng hợp ở bên dưới nhé.

Bản đồ thế giới phóng to

Bên dưới là một bản đồ thế giới với kích thước lớn, vừa thể hiện được vị trí, ranh giới của các quốc gia, các châu lục, các đại dương vừa thể hiện được các đặc điểm địa lý tự nhiên như độ cao địa hình, các đường kinh độ, vĩ độ. Bản đồ này sử dụng phép chiếu Robinson (được phát minh bới 1 giáo sư đại học người Canada có tên là Arthur H. Robinson vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20).

Với kỹ thuật Robinson, các bản đồ đã đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa kích thước và hình dạng cho các vùng vĩ độ cao so với phép chiếu Mercator. Các quốc gia gần cực như Nga và Canada có kích thước đúng với thực tế, trong khi đó nhìn Greenland vẫn hơi ố dề một chút khi nhìn lớn hơn thực tế khá nhiều.

Bản đồ thế giới. Nguồn: CIA-US Goverment 2016.

Bạn đọc có thể tải về bản đồ bên trên bằng link dưới đây:

Bản đồ địa lý tự nhiên

Dưới đây là bản đồ thế giới thể hiện các đặc điểm địa lý tự nhiên như phân chia giữa đất liền và đại dương, đồng bằng, núi, sông, hồ… Bản đồ này sử dụng phép chiếu Mercator nên bạn có thể thấy tổng thể bản đồ này là một hình chữ nhật

Diện tích Trái Đất hiện nay là 510,1 triệu km², trong đó phần đất liền chiếm khoảng 29,2% (148,9 triệu km²) được chia thành 6 châu lục, còn lại hơn 70% bề mặt trái đất là các đại dương.

Các biển và đại dương được thể hiện bằng màu xanh dương, màu xanh nhạt là các khu vực biển nông, trong khi màu xanh càng đậm thì biển ở đó càng sâu. Khu vực màu trằng là khu vực băng tuyết quanh năm. Còn lại là đất liền: các khu vực có màu xanh lá cây là các khu vực đồng bằng có độ cao thấp, các khu vực có màu vàng-cam là các khu vực hoang mạc và khu vực có độ cao trung bình, các khu vực có màu nâu là các khu vực miền núi, màu nâu càng sậm thì khu vực đó núi càng cao.

Bản đồ thế giới

Bản đồ các châu lục trên thế giới

Phần đất liền của Trái Đất được chia thành 6 châu lục. Bao gồm

  • Châu Á với diện tích 44.580.000 km²
  • Châu Âu với diện tích 10.180.000 km²
  • Châu Phi với diện tích 30.370.000 km²
  • Châu Mỹ với diện tích 42.550.000 km²
  • Châu Đại Dương với diện tích 8.526.000 km²
  • Châu Nam Cực với diện tích 14.000.000 km²

Riêng châu Mỹ, còn có thể được tách thành 2 phần gồm: Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Do vậy, họ cũng cho rằng Trái Đất có đến 7 châu lục. Các châu lục này được xếp vào 6 lục địa: Á – Âu, Mỹ, Phi, Úc và Nam Cực. 

Bản đồ thế giới - các châu lục
Bản đồ các châu lục trên thế giới
Bản đồ thế giới - các châu lục
Minh họa chi tiết các châu lục bằng tiếng anh. Nguồn: wikipedia.

Các đại dương trên thế giới

Hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương, và được chia thành 5 đại dương chính như sau:

  • Thái Bình Dương (Pacific Ocean): 161.800.000 km²
  • Đại Tây Dương (Atlantic Ocean): 106.500.000 km²
  • Ấn Độ Dương (Indian Ocean): 70.560.000 km²
  • Bắc Băng Dương (Arctic Ocean): 14.060.000 km²
  • Nam Đại Dương (Southern Ocean): 20.330.000 km²
Bản đồ thế giới - Bản đò các châu lục - đại dương
Các đại dương trên thế giới

Nam Đại Dương được National Geographic Society (Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ) công nhận là đại dương thứ 5 vào ngày 8/6/2021. Trước đó, thế giới chỉ công nhận 4 đại dương mà không coi Nam Đại Dương là một đại dương độc lập. Các nhà địa lý, nhà khoa học từng tranh luận trong nhiều năm về việc công nhận tên riêng cho vùng nước xung quanh Nam Cực. Nhiều nhà địa lý đồng ý tên riêng, nhưng không ít người cho rằng đó chỉ là một vùng mở rộng về phía nam của Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Nam Đại Dương được xác định bằng dòng chảy hải lưu, mà không phải bằng vị trí địa lý và các mảng kiến tạo như 4 đại dương trước đó. Nam Đại Dương là đại dương duy nhất tiếp xúc với 3 đại dương khác và bao trùm toàn bộ một châu lục, mà không phải bị các châu lục khác nằm bao quanh như 4 đại dương còn lại

Bản đồ chi tiết các quốc gia trên thế giới

Theo nghiên cứu của Địa Ốc Thông Thái cho đến đầu 2024, có 204 quốc gia trên thế giới được chia thành 5 nhóm, cụ thể:

  • Nhóm 1: 193 quốc gia được công nhận và là thành viên của Liên Hợp Quốc.
  • Nhóm 2: 02 quốc gia là Palestine và Vatican đang trong quá trình quan sát của Liên Hợp Quốc. (Được công nhận vào 2015)
  • Nhóm 3: 02 vùng lãnh thổ được đông đảo quốc gia công nhận là Kosova (thành viên thứ 111/193) và Đài Loan (thành viên thứ 19/193).
  • Nhóm 4: Một số quốc gia được các nước trên thế giới công nhận nhưng không độc lập về chính quyền như Tây Sahara.
  • Nhóm 5: 06 quốc gia và các vùng lãnh thổ được tuyên bố độc lập nhưng không được thế giới công nhận như Abkhazia, Bắc Síp, Nagorno – Karabakh, Tránnistria và Somaliland.

Địa Ốc Thông Thái cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ của tất cả quốc gia trên thế giới. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Dưới đây là một số bản đổ thế giới chất lượng cao, phân giải lớn, thể hiện rõ các quốc gia được chọn lọc và đưa lên để bạn đọc tham khảo.

Bản đồ thế giới
Bản đồ các quốc gia trên thế giới. Nhấn vào hình để phóng lớn.

File ảnh này đã giảm kích thước so với file gốc. Nhấn VÀO ĐÂY để tải về file gốc bản đồ thế giới khổ lớn.

Bản đồ thế giới - các nước
Bản đồ các nước trên thế giới. Nhấn vào hình để phóng lớn.

File ảnh này đã giảm kích thước so với file gốc. Nhấn VÀO ĐÂY để tải về file gốc bản đồ thế giới khổ lớn.

Bản đồ thế giới
Bản đồ các nước trên thế giới. Nhấn để phóng lớn.

File ảnh này đã giảm kích thước so với file gốc. Nhấn VÀO ĐÂY để tải về file gốc bản đồ thế giới khổ lớn.

Bản đồ địa hình toàn thế giới

Bản đồ địa hình (tiếng anh:Topographic maps – viết tắt là TOPO maps) là một kiểu bản đồ 3D mà khi xem chúng ta sẽ hình dung được sự nổi khối của địa hình một cách chính xác cao. Khác với bản đồ vệ tinh hay bản đồ địa lý tự nhiên, bản đồ địa hình có tỷ lệ phóng đại lớn và nhiều chi tiết về khối địa lý của một khu vực cụ thể.

TOPO maps giúp chúng ta biết được khu vực nào có núi, đỉnh núi đó cao bao nhiêu, chỗ nào là dốc thoải có thể đi được, chỗ nào là dốc đứng, chỗ nào có thể có nguồn nước, chỗ nào có hố hoặc vực… những điều mà bản đồ dẫn đường bình thường không thể hiện được.

Bản đồ địa hình thế giới
Bản đồ địa hình thế giới – phép chiếu Mercator.

☛ Tải về file ảnh kích thước đầy đủ (7000px : 3500px)

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản