Bản đồ Togo

Năm khu vực hành chính của Togo gồm (trong ngoặc là thủ phủ vùng):

  • Central (Sokodé)
  • Kara (Kara)
  • Maritime (Lomé)
  • Plateaux (Atakpamé)
  • Savanes (Dapaong)

Năm khu vực này được chia tiếp thành 30 quận và 1 xã.

Sơ lược về Togo:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Togo class=
Châu lục:Châu Phi
Khu vực:Tây Phi
Mã vùng:228
Thủ đô:Lome
Quốc khánh:27 tháng 4
Diện tích:56,785 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:8.082.366 người (2019)
GDP:5,46 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$675.54
Tiền tệ:Communaute Financiere Africaine francs (XOF)

Bản đồ Togo online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Togo ở đâu? Bản đồ vị trí Togo

Togo là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi của Châu Phi

Bản đồ vị trí Togo
Bản đồ vị trí Togo. Nguồn: Wikipedia
Togo ở đâu?
Togo ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Togo. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Togo. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Togo

Bản đồ hành chính Togo, Bản đồ quốc gia Togo, Tây Phi
Bản đồ hành chính Togo, Bản đồ quốc gia Togo, Tây Phi. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Togo
Bản đồ Togo. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các khu vực của Togo
Bản đồ các khu vực của Togo. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Togo
Bản đồ hành chính Togo.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ khu vực Togo
Bản đồ khu vực Togo. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ hành chính Togo
Bản đồ hành chính Togo. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Thời kì tiền thuộc địa (trước 1884)

Tên gọi Togo được dịch từ tiếng Ewé như vùng đất nơi có phá. Không có nhiều thông tin về giai đoạn này trước sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha vào năm 1490. Vào giữa thể kỉ XI và XVI, nhiều bộ lạc khác nhau di cư đến Togo từ nhiều hướng: người Ewé từ phía Tây, người Mina và người Gun từ phía Đông. Hầu hết họ di cư đến vùng ven biển.

Việc buôn bán nô lệ bắt đầu từ thế kỉ XVI và trong hai thế kỉ sau đó, vùng ven biển của Togo là trung tâm buôn bán nô lệ cho người châu Âu, do đó Togo và các vùng lân cận mang tên gọi “Bờ biển Nô lệ”.

Thời kì thuộc địa (1884 – 1960)

Năm 1884, một hiệp ước được vua Mlapa III kí với người Đức tại Togoville, theo đó Đức tuyên bố quyền bảo hộ đối với dải đất ven biển và dần dần mở rộng vùng kiểm soát những vùng nội địa. Ranh giới vùng chiếm đóng của Đức được xác lập sau sự kiện Đức chiếm đóng vùng nội địa Togo và đạt được thỏa thuận với Anh và Pháp. Năm 1905, vùng chiếm đóng trở thành Togoland thuộc Đế quốc thực dân Đức. Cư dân địa phương bị cưỡng bức lao động, trồng trọt bông, cà phê, ca cao và đóng thuế nặng. Một đoạn đường sắt và cảng Lomé được xây dựng để xuất khẩu nông sản. Người Đức tiến hành sử dụng kĩ thuật trồng trọt hiện đại và xây dựng cơ sở hạ tầng ở Togo.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Togo bị Anh và Pháp chiếm đóng, hình thành vùng lãnh thổ công quản Anh – Pháp. Ngày 7 tháng 12 năm 1916, chế độ công quản sụp đổ và Togo bị chia làm hai cho Anh và Pháp đô hộ. Ngày 20 tháng 7 năm 1922, Hội Quốc liên ủy nhiệm cho Anh chiếm phía Tây Togo và Pháp chiếm phía Đông. Đến năm 1945, Togo được quyền cử 3 người đại diện đến Quốc hội Pháp.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai lãnh thổ này được đặt thành lãnh thổ ủy thác Liên hợp quốc. Người dân Togoland thuộc Anh đã bỏ phiếu quyết định sáp nhập với Bờ biển Vàng để trở thành một phần của nước Ghana mới giành độc lập năm 1957. Togoland thuộc Pháp trở thành nước cộng hòa tự trị thuộc khối Liên hiệp Pháp năm 1959, trong khi Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát các lãnh vực quốc phòng, ngoại giao và tài chính.

Thời kì độc lập (1960 – nay)

Nước Cộng hòa Togo được tuyên bố thành lập ngày 27 tháng 4 năm 1960. Trong cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên năm 1961, Sylvanus Olympio trở thành Tổng thống đầu tiên, đạt số phiếu 100% khi phe đối lập đã tẩy chay cuộc bầu cử. Ngày 9 tháng 4 năm 1961, Hiến pháp Togo chính thức được ban hành, theo đó cơ quan lập pháp cao nhất là Hội đồng lập pháp Quốc gia Togo.

Tháng 12 năm 1961, các lãnh tụ phe đối lập bị bắt vì tội chuẩn bị một âm mưu chống chính phủ. Một sắc lệnh được kí với nội dung giải tán các đảng đối lập. Olympio cố gắng giảm thiểu sự lệ thuộc vào Pháp bằng cách hợp tác với Hoa Kì, Anh và Tây Đức. Ông cũng từ chối các binh sĩ Pháp giải ngũ sau Chiến tranh Algeria và muốn có một vị trí trong Quân đội Togo. Những nguyên nhân trên dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ngày 13 tháng 1 năm 1963, Olympio bị ám sát bởi một toán lính cầm đầu bởi Trung sĩ Eyadema Gnassingbé. Tình trạng khẩn cấp được ban bố sau đó ở Togo.

Quân đội trao quyền cho chính phủ lâm thời do Nicolas Grunitzky lãnh đạo. Tháng 5 năm 1963, Grunitzky được bầu làm Tổng thống nước Cộng hòa. Nhà lãnh đạo mới theo đuổi chính sách xây dựng quan hệ với Pháp. Ông cũng dự định ban bố Hiến pháp mới và thiết lập chế độ đa đảng.

Đúng 4 năm sau, ngày 13 tháng 1 năm 1967, Eyadéma Gnassingbé lật đổ Grunitzky trong một cuộc đảo chính không đổ máu và giành lấy chức Tổng thống. Ông thành lập Đảng Tập hợp Nhân dân Togo, cấm các đảng phái khác hoạt động và thiết lập chế độ độc đảng vào tháng 11 năm 1969. Eyadéma được bầu lại chức Tổng thống vào năm 1979 và 1986. Vào năm 1983, chương trình Tư nhân hóa được khởi động và đến năm 1991, các đảng khác được tái hoạt động. Năm 1993, EU đóng băng quan hệ với Togo và cho rằng các cuộc bầu cử năm 1993, 1998 và 2003 của Eyadéma là sự chiếm đoạt quyền lực. Tháng 4 năm 2004, đối thoại được nối lại giữa EU và Togo để tiến tới khôi phục sự hợp tác.

Eyadéma Gnassingbé bất ngờ qua đời ngày 5 tháng 2 năm 2005, sau 38 năm nắm quyền – thời gian dài nhất đối với bất kì nhà độc tài Phi châu nào. Sự kiện quân đội ngay lập tức đặt con trai ông ta, Faure Gnassingbé vào chức Tổng thống nhằm kích động lên sự phản ứng rộng rãi của thế giới, trừ nước Pháp.

Bản đồ vật lý Togo

Bản đồ vật lý Togo
Bản đồ vật lý Togo. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý Togo
Bản đồ vật lý Togo.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ vật lý của Togo
Bản đồ vật lý của Togo. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vật lý Togo
Bản đồ vật lý Togo. Nguồn: gisgeography.com

Địa lý

Quốc gia ở Tây Phi, nằm giữa Ghana ở phía Tây và Bénin ở phía Đông, Bắc giáp Burkina Faso và Nam giáp vịnh Bénin. Togo trải dài từ Bắc đến Nam trên gần 700 km, trong khi chiều rộng chỉ khoảng 100 km. Vùng ven bờ biển thấp và lẫn cát, khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều ở phía Nam. Vùng cao nguyên rừng rậm tương đối ít mưa và khô ở vùng trung tâm và các vùng thảo nguyên ở phía Bắc.

Bản đồ giao thông của Togo

Bản đồ giao thông Togo
Bản đồ giao thông Togo. Nguồn:CIA

Bản đồ vệ tinh Togo

Togo Bản đồ vệ tinh
Togo Bản đồ vệ tinh. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới