Bản đồ Vatican

Thành Vatican, tên chính thức là Thành quốc Vatican (tiếng Ý: Stato della Città del Vaticano; tiếng Latinh: Status Civitatis Vaticanae)(tiếng Anh: Vatican City State) là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma, Ý. Với diện tích khoảng 44 hécta (110 mẫu Anh), và dân số 810 người (2019), khiến Vatican được quốc tế công nhận là thành quốc độc lập nhỏ nhất thế giới về diện tích và dân số.

Quốc gia này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô với tư cách là một thực thể mới, không phải là hậu thân của Lãnh địa Giáo hoàng (756–1870) vốn rộng lớn hơn. Vì được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) lãnh đạo nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ thần quyền. Các viên chức cao cấp nhất của nhà nước này đều là các giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo Rôma xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh (Latinh: Sancta Sedes), là nơi có Điện Tông Tòa – nơi ở của giáo hoàng, và nơi đặt các cơ quan của Giáo triều Rôma. Dù trụ sở Giáo hội Công giáo theo nguyên tắc là Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô – được mệnh danh là nhà thờ mẹ của các nhà thờ Công giáo – nằm ở Rome, ngoài biên giới của quốc gia, nhưng thuật ngữ Vatican vẫn được cho là trung tâm giáo quyền của Giáo hội Công giáo Rôma.

Trong thành phố còn có các công trình quy mô lớn như Vương cung thánh đường Thánh Phêrô với quảng trường của nó, nhà nguyện Sistina và Bảo tàng Vatican. Chúng là nơi lưu trữ một số bức tranh và tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới. Nền kinh tế của Vatican độc đáo ở chỗ nó được tài trợ bằng việc bán tem bưu chính và đồ lưu niệm du lịch, lệ phí tham quan bảo tàng và bán các ấn phẩm tôn giáo và văn hóa.

“Vatican” và “Tòa Thánh” là hai thực thể riêng biệt. Trong khi “Vatican” là thuật ngữ thường để chỉ về lãnh thổ của một quốc gia với vài trăm công dân, có ý nghĩa về mặt hành chính thì “Tòa Thánh” (tức là “ngai tòa của thánh tông đồ”) lại là thuật ngữ bao hàm ý nghĩa rộng lớn trên khía cạnh quan hệ tôn giáo với cơ cấu điều hành trên 1,2 tỷ tín hữu toàn cầu và cả khía cạnh quan hệ chính trị với thế giới thế tục. Trong các quan hệ ngoại giao và đối ngoại, tên gọi “Tòa Thánh” (tiếng Anh: Holy See) được sử dụng, chứ không phải “Vatican”. Văn kiện chính thức của thành phố Vatican được ban hành bằng tiếng Ý, còn của Tòa Thánh được ban hành chủ yếu bằng tiếng Latinh. Hai thực thể này cũng có hộ chiếu riêng biệt: Tòa Thánh cấp hộ chiếu ngoại giao và công vụ, trong khi Thành quốc Vatican cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân.

Sơ lược về Vatican:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Vatican class=
Châu lục:Châu Âu
Khu vực:Nam Âu
Mã vùng:379
Thủ đô:Vatican City
Diện tích:0.44 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:799 người (2019)
Tiền tệ:Euros (EUR)

Vatican ở đâu? Bản đồ vị trí Vatican

Vatican là một quốc gia thuộc khu vực Nam Âu của Châu Âu

Bản đồ vị trí Vatican
Bản đồ vị trí Vatican. Nguồn: Wikipedia
Vatican ở đâu?
Vatican ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com

Bản đồ hành chính Vatican

Bản đồ hành chính của Nhà nước Thành phố Vatican
Bản đồ hành chính của Nhà nước Thành phố Vatican. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ hành chính của thành phố Vatican
Bản đồ hành chính của thành phố Vatican. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Vatican
Bản đồ hành chính Vatican. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Tên gọi “Vatican” đã được dùng trong thời đại của Cộng hòa La Mã là một vùng đầm lầy bên bờ tây sông Tiber cắt qua thành phố Rome. Dưới thời kỳ Đế quốc La Mã, nhiều ngôi làng được xây dựng ở đây, sau khi Agrippina the Elder (14 TCN – 18 tháng 10, 33) tháo khô vùng này và xây dựng các khu vườn của bà vào đầu thế kỷ 1. Năm 40, con trai bà là hoàng đế Caligula (31 tháng 8, 12–24 tháng 1, 41; r. 37–41) xây dựng trong các khu vườn của bà một đấu trường (năm 40) mà sau này được Nero hoàn thiện, có tên gọi Circus Gaii et Neronis, hay gọi tắt là “Rạp xiếc của Nero”].

Ngay trước sự chuyển đến của Kitô giáo, nó được cho rằng đây là phần đất hoang không có người sinh sống của Rome. Vùng đất ấy được thần thánh bảo vệ chu đáo hoặc ít nhất là nơi không thích hợp để sinh sống. Khu vực này cũng đã là nơi trước kia thờ phượng nữ thần Phrygian Cybele và người chồng là Attis suốt thời gian của Đế quốc La Mã Cổ đại. Agrippina Cả (14 trước Công nguyên – 18/10 năm 33 sau Công nguyên) đã rút nước ở ngọn đồi và những khu vực lân cận để xây khu vườn của bà từ trước thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Hoàng đế Caligula (31/8/12 – 24/1/41 sau Công nguyên, triều đại: 37 – 41 sau Công nguyên) bắt đầu xây dựng một trường đấu vào năm 40 sau Công nguyên và được hoàn thành bởi Nero, trường đấu Gaii et Neronis. Tháp kỉ niệm Vatican được sáng tạo một cách độc đáo bởi Caligula đến từ Heliopolis để trang hoàng trường đấu và cũng là vật còn sót lại đến ngay nay. Khu vực này trở thành nơi tử đạo của nhiều Kitô hữu bởi ngọn lửa lớn ở Rome vào năm 64. Truyền thuyết cổ xưa kể rằng nơi này Thánh Phêrô bị đóng đinh treo ngược vào thập giá. Đối diện đấu trường là một nghĩa trang tách ra bởi Via Cormelia. Những công trình chôn cất, lăng tẩm và mồ mả nhỏ cũng như bàn thờ thần ngoại của những tôn giáo khác được xây dựng kiên cố trước khi công trình quảng trường Constrantinian Thánh Peter được xây dựng một nửa vào thế kỷ 4 sau Công nguyên. Những tàn tích của nghĩa trang ngày một tăng dần lên qua các triều đại Giáo hoàng khác nhau suốt thời kì Phục Hưng, cho đến khi chúng được khai quật có hệ thống theo lệnh của Giáo hoàng Piô XII từ năm 1939 đến năm 1941.

Vào năm 326, ngôi thánh đường đầu tiên, quảng trường Constantinian, được xây dựng trên mộ của thánh Peter. Từ khi xuất hiện thánh đường, bắt đầu có dân cư nhưng thưa thớt quanh quảng trường. Nơi ở của Giáo hoàng nằm gần quảng trường, được xây dựng ngay từ thế kỉ V trong suốt triều đại Giáo hoàng Symmachus (? – 19/6/514, triều đại: 498 – 514).

Các Giáo hoàng trong một vai trò không thuộc tôn giáo đã đến cầm quyền các khu vực lân cận, lập ra Nhà nước Giáo hoàng, có quyền lực trên phần lớn bán đảo Ý hơn một nghìn năm đến giữa thế kỷ 19, khi lãnh thổ của Nhà nước của Giáo hoàng bị tịch thu bởi sự thành lập của Vương quốc Ý. Trong thời gian ấy, Vatican, nhưng đúng hơn là điện Lateran, những thế kỉ gần đây là lâu đài chính phủ Ý không phải là nơi ở thường xuyên của Giáo hoàng, mà là tại Avignon, Pháp.

Vào năm 1870, tài sản của Giáo hoàng bị bỏ lại trong một trường hợp không rõ ràng khi Rome tự sáp nhập bởi Piedmontese sau sự kháng cự yếu ớt của lính Giáo hoàng. Giữa năm 1861 và 1929, uy tín của Giáo hoàng được đề cập trong quyển “Những câu hỏi về Giáo hội Công giáo Rôma”. Giáo hoàng không bị làm phiền tại nơi ở của các Ngài, và được công nhận bởi sự bảo lãnh của pháp luật. Nhưng các Ngài không được vua Ý công nhận khi ra luật ở Rome, và họ từ chối cho phép vùng đất Vatican cho đến khi sự bất hòa của đôi bên được giải quyết vào năm 1929. Các nước khác tiếp tục duy trì sự công nhận quốc tế rằng Tòa Thánh là một thực thể tối cao. Ý không có ý định can thiệp vào Tòa Thánh trong thành Vatican. Tuy nhiên, họ đã tịch thu tài sản của Giáo hội ở nhiều nơi, đặc biệt bao gồm lâu đài chính phủ Ý, nơi ở chính thức trước kia của Giáo hoàng. Giáo hoàng Pius IX (13/3/1792 – 7/2/1878, triều đại: 1846 – 1878), quốc trưởng cuối cùng của Lãnh địa Giáo hoàng, đã nói rằng sau khi Rome sáp nhập, Ngài là “Người tù của Vatican”. Mốc quan trọng là vào ngày 11/2/1929 giữa Tòa Thánh và vương quốc Ý. Hiệp ước được ký kết giữa Benito Mussolini và Pietro Cardinal Gasparri thay mặt cho vua Victor Emanuel III và Giáo hoàng Pius XI (31/5/1857 – 10/2/1939, triều đại: 1922 – 1939) thay mặt cho Tòa Thánh. Hiệp ước Lateran và giáo ước (hiệp ước giữa Giáo hoàng và chính phủ một nước) đã thành lập Thành Quốc Vatican (nước Vatican), cùng với việc công nhận Công giáo có vai trò quan trọng tại Ý. Năm 1984, một giáo ước mới giữa Tòa Thánh và Ý sửa đổi một số điều khoản của giáo ước trước đây, bao gồm vị thế của Công giáo như quốc giáo của Ý.

Bản đồ vật lý Vatican

Bản đồ vật lý Vatican
Bản đồ vật lý Vatican. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý của Vatican
Bản đồ vật lý của Vatican. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Thành Quốc Vatican, một trong những nước châu Âu nhỏ, nằm trên ngọn đồi Vatican, ở phía tây bắc của Rome, vài trăm mét phía tây sông Tiber. Vatican có đường biên giới (tổng cộng dài 3.2 km hay 2 dặm, tất cả đều nằm trong nước Ý) là một bức tường thành được xây dựng nhằm bảo vệ Giáo hoàng khỏi các thế lực tấn công từ bên ngoài. Tình hình biên giới phức tạp hơn tại quảng trường thánh Peter đối diện thánh đường thánh Peter, nơi đường biên giới chính xác phải nằm cắt ngang quảng trường, vì thế có một đường biên giới ảo được Ý quy định chạy dọc giới hạn bên ngoài quảng trường được quy định bởi cột Basilica, giáp với Piazza Pio XII và Via Paolo VI. Thành Quốc Vatican là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới với diện tích khoảng 0.44 km2 (108.7 mẫu Anh (acres)).

Khí hậu Vatican giống như khí hậu Rome; nhiệt độ, thời tiết Địa Trung Hải êm dịu, những cơn mưa tuyết bắt đầu từ tháng 9 đến giữa tháng 10 và mùa hạ khô nóng từ tháng 5 đến tháng 8. Một nét đặc trưng của khí hậu Vatican là thường có sương mù đọng lại nhiều.

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới