Chi tiết quy hoạch 4 tuyến đường vành đai 1 2 3 4 tại TP.HCM

Thông tin chính về vị trí và quy hoạch của 4 tuyến đường vành đai tại TP.HCM . Các tuyến đường vành đai ảnh hưởng như thế nào đến giá trị BĐS tại những nơi đi qua?

Đường Vành Đai 1:

Theo quy hoạch của UBNN thành phố đường vành đai 1 và toàn bộ các tuyến đường bên trong vành đai 1, theo cung đường khép kín như sau: Quốc lộ 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ Đức) – Nguyễn Văn Linh – đường dẫn cầu Phú Mỹ – cầu Phú Mỹ – vành đai Đông – Nguyễn Thị Định – Xa lộ Hà Nội – nút giao thông Thủ Đức.

Sơ đồ vành đai 1, TP.HCM
Sơ đồ vị trí tuyến Vành Đai 1

Đường Vành Đai 2:

Nhằm phát triển mạnh khu vực phía Đông để sớm giúp kết nối đồng bộ với tuyến Vành đai 2, TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng một loạt tuyến đường, công trình lên 40-60m gồm: Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt, Nguyễn Xiển, và mới đây nhất là tuyến Tô Ngọc Vân….

Quy hoạch tuyến đường này như sau:

Đường Vành đai 2 dài khoảng 70 km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái (quận 9) nối vào nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức). Điểm cuối ra Quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành tuyến đường vòng quanh TP HCM.

Bản đồ đường vành đai 2, TPHCM

Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, đường vành đai 2 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra trục giao thông ở các cửa ngõ, hạn chế phương tiện vào trung tâm giảm ùn tắc cho thành phố. Tuy nhiên, hơn chục năm qua, tuyến đường vẫn chưa được khép kín, do vậy thành phố đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thành phần.

Mới đây nhất, nhằm phát triển mạnh khu vực phía Đông để sớm giúp kết nối đồng bộ với tuyến Vành đai 2, TP.HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng một loạt tuyến đường, công trình lên 40-60m gồm: Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt, Nguyễn Xiển và mới đây nhất là tuyến Tô Ngọc Vân….

Cụ thể, tuyến đường Nguyễn Thị Định sẽ được mở rộng nâng cấp đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái với tổng số vốn gần 1.500 tỷ. Việc đầu tư này sẽ được thực hiện song song với quá trình thi công mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn giao với đường Nguyễn Thị Định (quận 2) kéo dài đến đường Nguyễn Xiển (quận 9). Tiếp đó, đường Nguyễn Xiển cũng sẽ được mở rộng với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ.

Song song đó, dự án đầu tư nâng cấp – mở rộng tuyến đường huyết mạch Tô Ngọc Vân có chiều dài 3km và chiều rộng được nâng lên 30m vừa vừa được UBND TP.HCM phê duyệt từ đầu năm 2017 và sẽ được hoàn thiện vào năm 2020. Đây là tuyến “xương sống” thuộc dự án khép kín đường Vành đai 2, sẽ giúp kết nối đại lộ Phạm Văn Đồng với Xa lộ Hà Nội, do vậy sau khi tuyến đường được mở rộng sẽ giúp giải tỏa lưu lượng giao thông trên địa bàn.

Được biết, đường Tô Ngọc Vân cũng là điểm kết nối quan trọng bởi xung quanh đấy có nhiều công trình hạ tầng như Khu công nghệ cao TP.HCM, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, nhà ga trung tâm và nhà ga ngã tư Thủ Đức thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, dự án Bến Xe miền Đông mới đang được xây dựng…
Chưa hết, cũng nằm trong kế hoạch khép kín đường vành đai 2, mới đây nhất Ban quản lý Khu 2 cũng đã tổ chức khởi công dự án cầu qua Đảo Kim Cương và tuyến đường nối dài ra đại lộ Mai Chí Thọ, với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

Cùng với đó, Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 cũng đã lên lịch khởi công đối với hàng loạt dự án lớn gồm dự án 250 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện mặt đường tuyến vành đai phía Đông đoạn từ nút giao thông Mỹ Thủy đến cầu Rạch Chiếc, và dự án gần 300 tỷ đồng xây dựng cầu Bà Cua, nhánh phải trên đường vành đai phía Đông, cả hai đều thuộc địa bàn quận 2.

Một loạt dự án hạ tầng quan trọng khác cũng đã được lên lịch khởi công trong thời gian tới. Có thể kể đến dự ánsửa chữa, nâng cấp mở rộng đường số 1 thuôc phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) với tổng vốn đầu tư 34,5 tỷ đồng; dự án xây dựng cầu Tăng Long (quận 9) với kinh phí hơn 450 tỷ đồng; dự án hơn 425 tỷ đồng xây dựng mới cầu Ông Nhiêu trên đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9).

Đường Vành Đai 3:

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai trước dự án thành phần 1, đường vành đai 3 – TP.HCM.

Đường vành đai 3, đoạn qua tỉnh Bình Dương
Đường vành đai 3, đoạn qua tỉnh Bình Dương trùng với một phần của tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn do tỉnh Bình Dương xây dựng đã được đưa vào sử dụng

Đường vành đai 3, đoạn qua tỉnh Bình Dương trùng với một phần của tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn do tỉnh Bình Dương xây dựng đã được đưa vào sử dụng

Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (đơn vị thay mặt Bộ GTVT quản lý dự án đường vành đai 3) cho biết: việc triển khai dự án nhằm rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến TP mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) và Bình Dương. Đặc biệt, tuyến đường này giúp phân luồng xe lưu thông từ xa, không đi xuyên qua trung tâm TP, góp phần giảm ách tắc cho các tuyến đường nội thị TP.HCM.

Theo quy hoạch, đường vành đai 3 có tổng chiều dài 97,7km. Trong giai đoạn 1, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h.

Dự án đường vành đai 3 được triển khai thi công gồm 4 đoạn.

Đoạn 1

Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn, dài 16,7km. Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và về cơ bản đã đưa vào khai thác.

Đoạn 2

Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, dài 34,3km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TP.HCM được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 chia thành 2 dự án thành phần 1A và 1B.
    • Dự án thành phần 1A (từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) dài 8,75km. Sau khi được Chính phủ chấp thuận sẽ đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn với Chính phủ Hàn Quốc và triển khai các công việc tiếp theo.
    • Còn dự án thành phần 1B (từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội) dài 8,96km, đầu tư theo hình thức BOT. Nếu không phát sinh vướng mắc lớn, dự kiến có thể khởi công các dự án thành phần 1A và 1B vào khoảng cuối năm 2018 đầu năm 2019.
  • Giai đoạn 2 chia thành hai dự án thành phần 2A và 2B, dài 16,59km.
    • Trong đó, đoạn 2A (từ cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang thi công) đến tỉnh lộ 25B) dài 5,39km, dự tính có phương án bổ sung vào dự án thành phần 1B nói trên.
    • Còn đoạn 2B (từ nút giao Lê Văn Việt đến nút giao Tân Vạn) dài 11,2km, hiện đang kêu gọi các nguồn vốn đầu tư.
Đường vành đai 3 - TP.HCM
Đường vành đai 3 – TP.HCM dự kiến nằm ở đâu?

Đoạn 3

Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn dài 19,1km, đi qua địa phận tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính hơn 10.000 tỉ đồng, hiện đang kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà đầu tư để tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.

Đoạn 4

Đoạn Bến Lức – quốc lộ 22 dài 28,9km, đi qua địa phận TP.HCM và tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỉ đồng.

Theo ông Diệp Bảo Tuấn – phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long, trong trường hợp xác định được nguồn vốn cũng như hình thức đầu tư, dự kiến có thể bắt đầu xây dựng đoạn 3 và đoạn 4 từ năm 2020, hoàn thành sau 3 năm.

Đường Vành Đai 4:

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1698/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – Tp.Hồ Chí Minh.

Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km, với quy mô 6 – 8 làn xe, có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Lộ giới lớn nhất khoảng 121,5 m. Tuyến đường đươc xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A; vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/1/2007 và cho phép điều chỉnh quy hoạch tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4

Liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng để phát huy hiệu quả các tuyến đường này, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

Sơ đồ đường vành đai 4, tphcm

Quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (02 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Đường Vành đai 4 – TP.HCM bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Phú Mỹ), tuyến hướng về sân bay quốc tế Long Thành, giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (Km 39 + 150), tuyến hướng lên phía Bắc giao với quốc lộ 1A tại thị trấn Trảng Bom (Km 1834 + 700), vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với quốc lộ 13 (Km 30 + 700) tại Bến Cát, vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, giao cắt quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi, đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.

Diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch khoảng 2.061 ha, trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 184 ha; Đồng Nai khoảng 273 ha, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 452 ha; Bình Dương khoảng 441 ha, Long An khoảng 711 ha.

Nhu cầu vốn đầu tư toàn bộ tuyến đường khoảng 98.537 tỷ đồng (phần kinh phí này không bao gồm kinh phí xây dựng các cầu vượt trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch và sẽ được đầu tư xây dựng theo nguồn vốn của các dự án này). Nguồn vốn đầu tư lấy từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA; từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua và huy động từ tư nhân.

Theo các chuyên gia nhận định, tuyến đường vành đai 4 sẽ là tác nhân giúp hạ tầng khu Tây phát triển. Theo lẽ thường, hạ tầng và bất động sản có sự liên quan mật thiết với nhau, sự phát triển của hạ tầng sẽ làm gia tăng giá trị của bất động sản. Thực tế cho thấy, ở nơi có hạ tầng giao thông công cộng thuận tiện, nơi đó phát triển rầm rộ, các giá trị bất động sản tăng cao. Đây không phải là sự phát triển quán tính mà người ta đã tính toán được lợi nhuận từ tuyến đường này mang lại.

Tương tự như vậy, con đường vành đai 4 cắt qua Bến Lức cũng mang đến nhiều tiềm năng kinh tế và chính trị. Các dịch vụ thương mại, nhà cửa mọc lên san sát tạo thành một dải đất sầm uất. Sự phát triển này không chỉ dừng lại ở các mảnh đất dọc đường mà còn lan tỏa đến các vùng đất xung quanh. Thêm vào đó, khi trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, Bến Lức sẽ có bàn đạp để tiến ra nhiều “sân chơi” khác.

Theo đánh giá của công ty TNHH JLL Việt Nam, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ là lực đẩy quan trọng cho thị trường BĐS khu vực này. Cùng với các dự án cũ đang triển khai, hiện dọc trục vành đai 2 khu vực phía Đông hàng loạt dự án BĐS đang ùn ùn mọc lên.

“Mặc dù nguồn cung dự báo tăng cao nhưng nhu cầu thị trường cũng rất lớn nên giá bán tại TP.HCM vẫn có xu hướng tăng trong năm 2017 và còn tiếp tục cả năm 2018. Phần lớn giao dịch đến từ các dự án sở hữu vị trí chiến lược, tiện nghi nội khu khác biệt và đáp ứng tiến độ thi công. Việc giá chào bán của nhiều phân khúc nhà ở có thể dự báo sẽ tăng là bởi đòn bẩy hạ tầng của khu vực, tăng cường tính kết nối giữa các khu vực trong thành phố. Đặc biệt, nhiều dự án hạ tầng giao thông giúp khép kín toàn bộ khu Đông đều đặt kế hoạch hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm sau”, JLL cho hay.

5/5 - (3 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài đề xuất

Bài viết mới