Dự án Sky City vừa được Trung Quốc động thổ cuối tháng 7 với kỳ vọng sẽ là tháp cao nhất thế giới, bất chấp lời nguyền nhà chọc trời đi liền với suy thoái kinh tế ám ảnh suốt 150 năm qua.
Ngày 20/7 vừa qua, Trung Quốc đã cho động thổ dự án Sky City tại thành phố Changsha. Tòa nhà dự kiến hoàn thành năm 2014 với tổng kinh phí ước tính gần 1,5 tỷ USD. Và với chiều cao 838m, nó sẽ vượt mặt Burj Khalifa (Dubai) để thành tòa tháp cao nhất thế giới.
Andrew Lawrence – Giám đốc bộ phận nghiên cứu bất động sản khu vực Trung Quốc – Hong Kong tại Tập đoàn Dịch vụ tài chính CIMB (Malaysia) cho biết: “Suốt 150 năm qua, Skyscraper Index luôn cho thấy mối liên hệ giữa sự ra đời của các tòa nhà cao nhất thế giới và suy thoái kinh tế. Với Trung Quốc, chẳng có lý do gì việc này sẽ thay đổi”. Theo chỉ số trên, cứ mỗi lần thế giới có tòa tháp cao nhất ở nước nào, nước đó sẽ suy thoái kinh tế sau một thời gian ngắn.
Sky City sẽ là tòa tháp cao nhất thế giới khi hoàn thành
Tại Mỹ, Chrysler Building được xây xong ngày 23/10/1929, biến đây thành tòa tháp cao nhất thế giới thời đó với 319m. Nhưng chỉ 5 ngày sau, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc 13%, đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuộc Đại suy thoái.
Tháng 3/1996, tháp đôi Petronas của Malaysia được hoàn thành và cũng là tòa tháp cao nhất thế giới với 452m. Chỉ 16 tháng sau, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra. Thị trường chứng khoán Malaysia mất nửa giá trị, tính đến cuối năm 1997.
Còn ở Dubai, tòa tháp 828m Burj Khalifa được xây xong tháng 10/2009. Hai tháng sau, tiểu quốc này bị khủng hoảng nợ càn quét khi khủng hoảng tài chính lan rộng khắp thế giới. Các cơn bão kinh tế tương tự cũng từng xảy ra sau khi tòa Empire State Building (Mỹ), Trung tâm thương mại thế giới (Mỹ) và Taipei 101 (Đài Loan, Trung Quốc) hoàn thành.
Lawrence tin rằng cả sự bùng nổ xây dựng và cơn bão tài chính đều có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng tín dụng. Ông cho biết: “Việc này cũng giống như Trung Quốc trước năm 2008 vậy”.
Thời điểm đó, để ngăn cản ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã tung ra rất nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ, nhằm tăng thanh khoản và đầu tư cho nền kinh tế. Rất nhiều nhà phân tích cho rằng những chính sách trên đã gieo mầm cho bong bóng tín dụng và bất động sản, giờ đang là nỗi ám ảnh với nhà đầu tư và các công ty xây dựng.
Lawrence cho biết: “Trung Quốc sẽ xây tới 40% các tòa nhà chọc trời của thế giới trong 4 năm tới. Rõ ràng là họ đang tạo ra bong bóng xây dựng”. Tuần trước, tòa tháp cao nhất nước này – Shanghai Tower cũng đã được cất nóc. Với chiều cao trên 600m, đây sẽ là tháp cao nhì thế giới, chen vào giữa Burj Khalifa và Taipei 101.
Art Gensler – nhà sáng lập Tập đoàn thiết kế và kiến trúc Gensler nhận xét: “Tôi cho rằng họ chỉ muốn có thứ gì đó làm biểu tượng thôi. Và Shanghai Tower sẽ là biểu tượng của Trung Quốc”.
Dù vậy, giới phân tích vẫn ngày càng lo ngại về hậu quả nếu bong bóng xây dựng ở Trung Quốc vỡ vụn. Michael Pettis – Giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh cho biết: “Câu chuyện của Trung Quốc vừa rẽ ngoặt sang hướng tồi tệ hơn. Nền kinh tế này dường như sắp sụp đổ, và có thể kéo theo cả thế giới”.
Các dữ liệu kinh tế công bố tháng trước cho thấy GDP nước này chỉ tăng 7,5% trong quý II, thấp nhất trong 9 tháng, theo Tổng cục thống kê Trung Quốc. Trong khi đó, suốt hơn ba thập kỷ qua, tăng trưởng trung bình của nước này là 10% mỗi năm.
Vân Nam có diện tích 394.100 km². Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam. Bản đồ hành chính tỉnh Vân Nam trên nền Google Map Bản đồ tỉnh Vân Nam trực tuyến là … Đọc tiếp
Năm 2018, Ninh Hạ là đơn vị hành chính đông thứ ba mươi về số dân, đứng thứ hai mươi chín về kinh tế Trung Quốc với 6,8 triệu dân, tương đương với El Salvador và GDP danh nghĩa đạt 232,7 tỉ NDT (36,9 tỉ USD) tương ứng với Latvia. Ninh Hạ có chỉ số … Đọc tiếp
Nội Mông là một khu tự trị nằm ở phía bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nội Mông có biên giới quốc tế với nước Mông Cổ độc lập và Nga. Thủ phủ của Nội Mông là Hohhot. Các thành phố lớn khác bao gồm Bao Đầu, Xích Phong và Ordos. Khu tự … Đọc tiếp
Năm 2018, Quảng Tây là tỉnh đông thứ mười một về số dân, đứng thứ mười tám về kinh tế Trung Quốc với 48,8 triệu dân, tương đương với Colombia, Tây Ban Nha và GDP đạt 2.040 tỉ NDT (303,7 tỉ USD) tương ứng với Pakistan. Bản đồ hành chính khu tự trị Quảng Tây … Đọc tiếp
Tân Cương là đơn vị hành chính cấp tỉnh lớn nhất của Trung Quốc với diện tích lên tới 1,6 triệu km². Tân Cương có biên giới với Nga (giáp vùng Altai), Mông Cổ (giáp các tỉnh Bayan-Ölgii, Khovd, Govi-Altai), Kazakhstan (giáp các tỉnh Đông Kazakhstan và Almaty), Kyrgyzstan (giáp các tỉnh Osh, Naryn và … Đọc tiếp
Khu tự trị Tây Tạng bao trùm phân nửa Tây Tạng. Khác với các khu tự trị khác ở Trung Quốc nơi mà sắc tộc đa số vẫn là người Hán, ở Khu tự trị Tây Tạng sắc tộc đa số là người Tạng. Bản đồ hành chính khu tự trị Tây Tạng trên nền … Đọc tiếp
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp … Đọc tiếp
Saigon River Bus là tuyến buýt sông đầu tiên ở TP.HCM đi vào hoạt động từ tháng 11/2017. Với chặng đường hơn 10km trên sông Sài Gòn từ Bến Bạch Đằng (Quận 1) tới trạm Linh Đông (Quận Thủ Đức), đây là lựa chọn rất tuyệt để bạn cùng bạn bè có thể đi du … Đọc tiếp
Bài viết này chỉ là những trải nghiệm sau thời gian dài tiếp xúc và hỗ trợ nhiều khách hàng mà mình rút ra được. Vì bản thân là Sales bán sản phẩm dự án của Vinhomes là nhiều, nên những điều mình chia sẻ sau đây có thể chỉ phù hợp với những khách … Đọc tiếp
Không liên quan đến bất động sản (BĐS) lắm, thế nhưng BĐS lại là một di sản thừa kế phổ biến trong đời sống. Nên việc nắm được những điều cơ bản của Luật thừa kế sẽ giúp mọi người bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của mình. Hàng thừa kế Điều 651 Bộ … Đọc tiếp
Tôi có tham gia và tư vấn cho một số group về bất động sản, nhận thấy rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc xung quanh chủ đề “Bẫy cọc công chứng”. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách xử lý nên mình viết bài dựa trên chút … Đọc tiếp
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP … Đọc tiếp
Theo quan sát của Địa Ốc Thông Thái, hiện tại Cầu Thủ Thiêm 2 đã hoàn thiện hơn 90%, sẵn sàng để thông xe trước ngày 30/4 như kế hoạch đã đề ra. Sau nhiều lần lỡ hẹn thì cuối cùng cầu Thủ Thiêm cũng có thể đi vào hoạt động trong năm 2022. Cầu … Đọc tiếp