Nhà thông minh (Smart Home) là gì? Tiềm năng của thị trường Smart Home?

Cuộc sống ngày càng trở nên tiện nghi hơn, mọi vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày như: điều hòa, tivi, điện thoại…đều dần trở nên thông minh hơn nhờ công nghệ. Vậy bạn có từng nghĩ sẽ có ngôi nhà, căn hộ thông minh không? Nhà thông minh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khái niệm nhà thông minh

Nhà thông minh (tiếng Anh là “Smart Home”) hoặc hệ thống nhà thông minh là một ngôi nhà/ căn hộ được trang bị hệ thống tự động tiên tiến dành cho điều khiển đèn chiếu sáng, nhiệt độ, truyền thông đa phương tiện, an ninh, rèm cửa, cửa và nhiều tính năng khác nhằm mục đích làm cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.

Theo wiseGeek, một ngôi nhà (hoặc căn hộ) được coi là “thông minh” bởi vì hệ thống máy tính của nó có thể theo dõi rất nhiều khía cạnh của cuộc sống thường ngày. Một trong những ví dụ cơ bản nhất của nhà thông minh là một hệ thống kiểm soát mức độ chiếu sáng của hệ thống đèn giúp tiết kiệm điện và phù hợp với khung cảnh, chẳng hạn như cài đặt đèn ánh sáng nhẹ cho các bữa tiệc tối. Hệ thống cũng có thể điều chỉnh rèm cửa theo yêu cầu, kiểm soát nhiệt độ, hệ thống camera giám sát, hệ thống khóa cửa tự động, hệ thống phòng ngừa trộm.

Nhà thông minh ngoài ra còn có một số ứng dụng sáng tạo hơn, gồm hệ thống điều khiển giải trí tại gia – loa công suất khác nhau, hệ thống điện thoại, liên lạc nội bộ, hệ thống tưới nước…

Các chức năng này có thể được thực hiện nhờ các thiết bị trong nhà được kết nối với nhau để hệ thống máy tính trung tâm có thể theo dõi các trạng thái và ra các quyết định điều khiển phù hợp.

Thế nào là ngôi nhà thông minh

Nhà thông minh đã được hình dung trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng từ nhiều năm nhưng nó chỉ trở thành hiện thực kể từ thế kỷ 20 sau sự phát triển rộng rãi của điện và những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin. Báo Mỹ ABC News cho rằng ý tưởng về một ngôi nhà thông minh nghe có vẻ như là một thứ gì đó chỉ có ở các bộ trong phim viễn tưởng của Mỹ. Năm 1999, bộ phim có tựa đề “Smart House” đã phác thảo về nhà thông minh qua một câu chuyện hài hước: Một cậu bé 13 tuổi giành được giải thưởng trong một cuộc thi máy tính là một “ngôi nhà của tương lai” với cô giúp việc ảo PAT (viết tắt của Công nghệ ứng dụng cá nhân).

Poster quảng cáo phim Smart House

PAT rất tài tổ chức các bữa tiệc và đảm bảo cho ngôi nhà quy củ, trật tự. Nhưng khi cha cậu bé bắt đầu hẹn hò với người đã làm ra ngôi nhà, cậu bé lập trình lại PAT để nó hoạt động gần giống như có sự chăm sóc của mẹ hơn. Do đó, cha cậu sẽ không nghĩ rằng họ cần một người mẹ khác nữa. Từ đó, mọi thứ trong ngôi nhà thông minh đảo lộn, gây ra những tình huống dở khóc dở cười và kết cục là cậu bé có 2 “người mẹ”, một là mẹ kế và một là ngôi nhà thông minh.

Nhiều bộ phim khoa học giả tưởng Hollywood khác cũng khai thác nội dung về công nghệ nhà thông minh mà nhiều người có thể nghĩ là không thể.

Tuy nhiên, công nghệ nhà thông minh là hiện thực và nó ngày càng trở nên tinh vi. Các tín hiệu được mã hóa được gửi đi qua hệ thống dây dẫn, mạng không dây đến các bộ chuyển mạch, ổ điện được lập trình sẵn để vận hành các đồ gia dụng và thiết bị điện tử ở trong ngôi nhà. Sự tự động hóa của ngôi nhà đặc biệt có ích cho người lớn tuổi và người tàn tật, những người muốn sống tự lập.

Việc lắp đặt các sản phẩm thông minh đem lại cho ngôi nhà và chủ nhân của nó rất nhiều lợi ích – tương tự như những lợi ích mà công nghệ và máy tính cá nhân đã đem lại cho chúng ta 30 năm qua – bao gồm: sự tiện nghi, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và năng lượng.

Các thành phần của hệ thống nhà thông minh bao gồm các cảm biến (như cảm biến nhiệt độ, cảm biến ánh sáng hoặc do cử chỉ), các bộ điều khiển hoặc máy chủ và các thiết bị chấp hành khác. Nhờ hệ thống cảm biến, các bộ điều khiển và máy chủ có thể theo dõi các trạng thái bên trong ngồi nhà để đưa ra các quyết định điều khiển các thiết bị chấp hành một cách phù hợp nhằm đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho con người.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tử cá nhân như máy tính bảng và điện thoại thông minh cùng hạ tầng thông tin ngày càng tiên tiến như internet hoặc các mạng thông tin di động 3G, 4G, ngày nay cac hệ thống nhà thông minh còn cung cấp khả năng tương tác với người sử dụng thông qua các thiết bị điện tử cá nhân cho phép con người có thể giám sát và điều khiển ngôi nhà từ bất cứ đâu.

Đã có nhiều nỗ lực để tiêu chuẩn hóa các dạng phần cứng, phần mềm, điện tử và giao diện giao tiếp cần thiết để xây dựng hệ thống nhà thông minh. Một số tiêu chuẩn sử dụng thêm dây dẫn liên lạc và điều khiển, một số truyên dẫn thông tin ngay trên hệ thống dây điện sẵn có trong ngôi nhà, một số sử dụng tín hiệu ở tần số vô tuyến điện và một số sử dụng kết hợp đồng thời các giải pháp truyền dẫn khác nhau.

Trên thế giới, nhiều kiến trúc sư đang bắt đầu cân nhắc đến hệ thống nhà thông minh trong thiết kế và xây dựng nhà. Khi hệ thống được tích hợp trong quá trình xây dựng nhà, chi phí cho việc lắp đặt, bảo trì sẽ giảm xuống đồng thời hệ thống cũng được triển khai đầy đủ, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, các ngôi nhà hoặc căn hộ sẵn có cũng có thể được sửa đổi để tích hợp hệ thống nhà thông minh.

Hiện nay, trong lĩnh vực nhà thông minh, các kỹ sư vẫn đang tiếp tục sáng tạo để tạo ra nhiều tiện ích hơn nữa cho ngôi nhà cũng như tối ưu hoá về việc triển khai lắp đặt một ngôi nhà thông minh.

Trong tương lai, ngôi nhà thông minh có thể có khả năng “tư duy” để tự điều chỉnh các thiết bị một cách phù hợp và còn có khả năng giao tiếp với con người như trong các bộ phim viễn tưởng.

Cuối những năm 1990, nhà thông minh vẫn được xem là một thứ xa xỉ của nhà giàu. Tuy nhiên, với sự ra đời và phổ biến của công nghệ vi điện tử và chi phí ngày càng giảm của chúng, chi phí của các thiết bị điện tử thông minh cũng đã giảm đáng kể cho phép các công nghệ điều khiển thông minh có thể được ứng dụng rộng rãi.

Với sự phát triển vũ bảo của công nghệ thông tin, Internet, cùng với việc chi phí cho hệ thống nhà thông minh đã giảm xuống cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người, hiện nay nhà thông minh được xem là một lĩnh vực có dư địa phát triển rất lớn. Theo hãng ABI Research, năm 2012 đã có hơn 1,5 triệu hệ thống nhà thông minh đã được lắp đặt ở Mỹ và dự kiến, con số này sẽ tăng đến 8 triệu vào năm 2017. Trong tương lai không xa, có thể hi vọng nhà thông minh sẽ là một xu hướng mới cho cuộc sống của con người hiện đại.

Chức năng của nhà thông minh

Vì điều khiển được hết các thiết bị trong nhà nên chức năng của nhà thông minh cũng xoay quanh tính năng các thiết bị này. Ta sẽ phân rõ từng chức năng cho bạn dễ hình dung hơn:

Chức năng của hệ thống ánh sáng

  • Đèn chỉ sáng ở khu vực có người, tự động tắt ở khu vực không có người
  • Tự động điêu chỉnh độ sáng theo từng thời điểm hoặc theo nhu cầu cài đặt của chủ nhà.

Chức năng của hệ thống camera thông minh

  • Giám sát được mọi khu vực trong nhà 24/7
  • Tự động ghi lại hình ảnh khi phát hiện có chuyển động.
  • Dể dàng truy cập và quan sát từ bất kì nơi nào có internet

Chức năng điều khiển hệ thống rèm, mành.

  • Điều khiển rèm mành từ xa theo kịch bản cài đặt sẵn.
  • Điều khiển kết nối với hệ thống âm thanh, giải trí đa phương tiện.
  • Chức năng của hệ thống chuông cửa
  • Đổ chuông và hiển thị hình khách lên màn hình máy tính bảng và điện thoại thông minh khi không có người ở nhà, cho phép bạn giao tiếp với khách và mở cửa cho khách vào nếu cần.

Chức năng của hệ thống an ninh thông minh

  • Bảo vệ kiểm soát ngôi nhà 24/7
  • Kiểm soát các nguy cơ cháy nổ ( rò rỉ khí ga, cháy nổ, chập điên…), bị kẻ trộm đột nhập.

Chức năng của hệ thống giải trí âm thanh đa vùng.

  • Phát nhạc, chiếu phim theo sở thích ở từng khu vực khác nhau.
  • Tự động phát nhạc, chiếu phim theo kịch bản và thời điểm định sẵn.

Chức năng của hệ thống sân vườn thông minh

  • Tự động tưới cây cỏ trong vườn hàng ngày theo thời gian định trước
  • Bật tắt đèn tự động hoặc theo kịch bản định trước
  • Nếu như trời hôm đó mưa, hệ thống cảm biến sẽ điều chỉnh không cho tưới cây nữa.
  • Ngoài ra còn một số chức năng khác như : kiểm soát môi trường, gara thông minh, hệ thống vệ sinh thông minh…

Thị trường nhà thông minh trên thế giới

Trên phạm vi toàn cầu, nhà thông minh được xem là một lĩnh vực có dư địa phát triển rất lớn. Các đại gia công nghệ như Microsoft, Apple, Google, Samsung… tỏ ra sốt sắng với xu hướng này bằng một loạt vụ thâu tóm. Google mua lại Nest (hãng sản xuất bộ điều khiển nhiệt độ thông minh và thiết bị báo khói), Samsung ra mắt hệ thống nhà thông minh khép kín trong các thiết bị của hãng, Apple giới thiệu nền tảng phát triển ứng dụng nhà thông minh HomeKit.

Theo thông tin tôi đọc được, khảo sát ở Mỹ trong năm 2012 đã có hơn 1,5 triệu ngôi nhà đã được trang bị lắp đặt hệ thống thông minh ( nguồn ABI Reserch ). Dự kiến trong năm 2017 con số sẽ tang lên 8 triệu ngôi nhà.

Các thương hiệu Smart Home nổi tiếng trên thế giới

Một số thương hiệu nhà thông minh tiêu biểu trên thế giới như: hãng Schneider của Pháp, Smartg4 của Mỹ, TIS của Mỹ (có công ty con ở Việt Nam), Gamma của Gamma JSC, Arteor của hãng Legrand (Pháp), My Home của hãng Bticino (Ý), WattStopper (Mỹ), Mhouse, Home access, Came với đại lý chính thức là NTMC, Hager (Pháp), Crestron (Mỹ)…

Các sản phẩm thiết bị điện thông minh đến từ nước ngoài đều mang trong mình những ưu điểm vượt trội về thiết kế, tính năng với những giải pháp tiên tiến và hiện đại.

Thị trường Smart Home tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, cùng với xu hướng tăng trưởng mạnh của thị trường, nhà thông minh đang dần trở thành một lĩnh vực hấp dẫn mà không “đại gia” công nghệ nào muốn bỏ qua, trong đó có các doanh nghiệp công nghệ Việt. Thị trường nhà thông minh ở Việt Nam lại đang cạnh tranh khốc liệt với sự góp mặt của hàng loạt các thương hiệu ngoài nước lẫn trong nước.

Nhắc đến những thương hiệu nhà thông minh đến từ nước ngoài, không thể không kể đến: hãng Schneider của Pháp, Smartg4 của Mỹ, Gamma của Gamma JSC, Arteor của hãng Legrand (Pháp), My Home của hãng Bticino (Ý), WattStopper (Mỹ), Mhouse, Home access, Came với đại lý chính thức là NTMC, Hager (Pháp), Crestron (Mỹ)… Các sản phẩm thiết bị điện thông minh đến từ nước ngoài đều mang trong mình những ưu điểm vượt trội về thiết kế, tính năng với những giải pháp tiên tiến và hiện đại.

Tuy nhiên trở ngại rất lớn để người Việt có thể sở hữu ngôi nhà thông minh đến từ nước ngoài đó chính là chi phí. Ước tính chi phí dành cho một ngôi nhà thông minh đến từ nước ngoài có giá thấp nhất là 25000 USD ~ hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra có một trở ngại không nhỏ đó là các giải pháp này chưa thực sự phù hợp với hệ thống hạ tầng và xây dựng tại Việt Nam.

Chính vì vậy, một số doanh nghiệp Việt hiện nay đang cố gắng xây dựng nên một thương hiệu nhà thông minh “Made in Vietnam” xứng tầm cạnh tranh với các thương hiệu đến từ nước ngoài, mang lại cho người Việt cơ hội trải nghiệm và sử dụng hệ thống nhà thông minh hoàn hảo về chất lượng cũng như chi phí hợp lý nhất. Sau đây chúng ta hãy điểm mặt qua 1 số thương hiệu nhà thông minh đình đám tại Việt Nam.

Nhà thông minh BKAV là sản phẩm của tập đoàn công nghệ BKAV. Ngay từ khi ra mắt, Smarthome BKAV được tập trung vào phân khúc cao cấp trên thị trường, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm smarthome đến từ nước ngoài với chi phí tương đương. Điều này cũng là thách thức không nhỏ với BKAV trong việc đưa nhà thông minh – smarthome đến gần hơn với người dùng Việt Nam.

Đại điện Tập đoàn công nghệ Bkav, ông Vũ Thanh Thắng cho biết Bkav đã tham gia vào việc phát triển các thiết bị và phần mềm về SmartHome từ năm 2004, đã nhận ra và dự đoán xu hướng IoT từ hơn 10 năm trước và giải pháp nhà thông minh Bkav đến nay đã hoàn chỉnh, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của người dân đối với một ngôi nhà thông minh: điều hoà, đèn mành, an ninh, giải trí, trí tuệ nhân tạo… Với nhu cầu ngày càng cao, ông Thắng cho rằng IoT sẽ sớm bùng nổ trong tương lai gần.

Khác với BKAV, nhà thông minh Lumi tập trung mạnh vào phân khúc nhà thông minh trung và cao cấp trên thị trường Việt Nam. Ra mắt công tắc cảm ứng và giải pháp nhà thông minh ra thị trường đầu năm 2012, sau 4 năm xây dựng và phát triển, Lumi đã vươn lên trở thành nhà cung cấp sản phẩm công tắc điện cảm ứng, thiết bị điện thông minh và giải pháp nhà thông minh có thị phần lớn nhất trong phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam.

Ra đời dưới sự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo không ngừng bởi 3 cựu thành viên Robocon Bách Khoa 2008, Lumi tự hào là sản phẩm công nghệ cao made in Việt Nam. Chiếc công tắc cảm ứng điều khiển từ xa của Lumi đã dần xuất hiện trong những công trình, những dự án bất động sản lớn trên cả nước như: Times City, Royal City,…

Mặc dù là một miếng bánh tiềm năng nhưng theo ông Nguyễn Đức Tài – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lumi Việt Nam cho biết: đây mới là giai đoạn “giáo dục” thị trường, trong khoảng 3 – 5 năm tới, nhà thông minh mới thực sự phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Hạn chế lớn của thị trường nhà thông minh ở Việt Nam hiện nay là ít có nhà cung cấp giải pháp đồng bộ, đa phần là đối tác ủy quyền của các hãng cung cấp giải pháp của nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hiện nay thiên về cung cấp một số giải pháp như giải pháp về an ninh, an toàn, điều khiển thiết bị điện thông qua smartphone… và thường thì mỗi doanh nghiệp chỉ có một thế mạnh riêng.

Ngoài 2 ông lớn Lumi và BKAV, Acis cũng là 1 thương hiệu nhà thông minh Việt Nam được biết đến như một đơn vị startup công nghệ thành công. Ra đời với sự nghiên cứu tìm tòi của các cựu sinh viên Bách Khoa TP HCM, Acis tự hào là sản phẩm nhà thông minh thương hiệu Việt, có trụ sở tại TP HCM.

Acis là đơn vị nghiên cứu và phát triển rất thành công giải pháp nhà thông minh Easy control, giải pháp smarthome không dây độc quyền. Ông Nguyễn Thanh Đồng, giám đốc điều hành công ty CP công nghệ Acis Việt Nam, qua một cuộc phỏng vấn trên báo “Thanh niên” cho biết ông đã theo đuổi ý tưởng phát triển một giải pháp nhà thông minh Smarthome từ khi chưa tốt nghiệp đại học.

Cho đến thời điểm này, theo nhận xét của ông Thanh Đồng, ACIS chiếm khoảng 70 – 80% thị phần nhà thông minh ở khu vực phía Nam. Giám đốc Điều hành của ACIS cho biết hiện tại công ty có 30 nhân viên, doanh thu 10 tỉ đồng/năm và đã thực hiện gần 400 công trình từ năm 2014. Cho đến năm 2016 thì thương hiệu nhà thông minh Acis đã đi khắp các tỉnh thành Việt Nam từ Nam ra Bắc với rất nhiều công trình từ lớn đến nhỏ.

Công nghệ nhà thông minh smarthome vốn là lĩnh vực tưởng như Việt Nam khó bắt kịp về mặt công nghệ đối với Mỹ, Nhật Bản hay Israel. Tuy nhiên, ACIS lại là một trong những thương hiệu hiếm hoi chứng tỏ tầm vóc của mình. Đặc biệt, “cuộc cách mạng” của ACIS là sự song hành giữa chất lượng và giá cả. Với chỉ khoảng 20 – 30 triệu đồng cho một dự án nhà riêng và tầm 100 triệu cho biệt thự, ACIS rõ ràng có lợi thế giá cả cạnh tranh hơn nhiều so với những công trình tiêu tốn ít nhất 150 triệu tới ngưỡng 500 – 700 triệu của các công nghệ nước ngoài. Tất nhiên, việc bảo hành 5 năm là cách ACIS chứng tỏ sự đảm bảo về sự bền bỉ.

Ngoài những cái tên kể trên, thị trường nhà thông minh tại Việt Nam còn có sự góp mặt của các sản phẩm thiết bị điện thông minh vàgiải pháp nhà thông minh giá rẻ đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng những sản phẩm này chưa được đánh giá cao trên thị trường. Những cái tên phải kể đến như Kawa, Broadlink, Bluetech, …

Sự cạnh tranh trong thị trường nhà thông minh

Với năng lực công nghệ lẫn tiềm lực tài chính hạn hẹp, liệu rằng các Doanh Nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh?

Chia sẻ tại buổi giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới nhất trong lĩnh vực kết nối mọi vật (Internet of Things – IoT) áp dụng trên hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh, an toàn cho tòa nhà (cao ốc văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, căn hộ…), ông Nguyễn Hùng – Nhà sáng lập Greenvity, cho hay, thị trường SmartHome tại Việt Nam còn khá mới, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực xây dựng sẽ kéo theo sự phát triển sản phẩm SmartHome.

Thị trường Smarthome cũng được chia ra nhiều phân khúc khách hàng từ trung cấp lên cao cấp, việc tiếp cận thị trường cũng như tiếp cận đối tượng nhóm khách hàng phù hợp sẽ là động lực tốt cho doanh nghiệp phát triển. Quá trình truyền thông đẩy mạnh thị trường cũng cần được quan tâm để mang khái niệm nhà thông minh – Smarthome trở nên phổ biến hơn với người Việt.

5/5 - (4 bình chọn)

Bài đề xuất

Nhà thông minh (Smart Home) có thật sự thông minh?
Thực tế có như bạn nghĩ? Từ khi chiếc máy tính đầu tiên tiến vào các văn phòng, ứng dụng công nghệ thông tin đã thay đổi ngành công nghiệp chuyển đổi chỗ ở. Ngày nay, một lần nữa cuộc cách mạng 4.0 tiếp tục định hình lại các ngành nghề, trong đó có lĩnh ... Đọc tiếp
Nhà thông minh (Smart Home) có thật sự thông minh?
Nhà thông minh nở rộ: Cơ hội tỷ đô
Họa sĩ người Nhật Fujiko F. Fujio, cha đẻ của nhân vật hoạt hình nổi tiếng Doraemon, đã vẽ nên một ngôi nhà thông minh từ năm 1969 trong bộ truyện tranh cùng tên. Những câu chuyện trong trí tưởng tượng ở đầu thế kỷ XX đang dần hiện hữu ở thế kỷ XXI. Ở ... Đọc tiếp
Nhà thông minh nở rộ: Cơ hội tỷ đô

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản