Phân biệt sở hữu lâu dài, sở hữu vĩnh viễn và sở hữu 50 năm

Trước thực trạng đa số người dân Việt Nam mua Bất động sản nhưng vẫn xảy ra tình trạng mua nhầm, mất lòng tin vào Bất động sản và môi giới bất động sản khi chưa am hiểu Luật Đất đai, Bất động sản nên trong bài viết này, Địa Ốc Thông Thái sẽ giúp các bạn đọc nắm được thuật ngữ sở hữu lâu dài và vĩnh viễn, 50 năm như thế nào?

Theo luật Đất đai, Bất động sản

Những dự án nằm trên Đất quy hoạch được nhà nước chuyển giao cho chủ đầu tư theo hình thức Đất sở hữu lâu dài thì Dự án trên đất đó mới được quyền ra sổ hồng sở hữu “lâu dài” ( Trong luật không có khái niệm sở hữu “vĩnh viễn” mà chỉ có khái niệm sở hữu” lâu dài” ).

Ngược lại, Đất quy hoạch mà chủ đầu tư chỉ có quyền sử dụng trong 50 năm hay một con số cụ thể nào đó, thì đương nhiên dự án trên đất đó cũng chỉ được ra sổ hồng với sở hữu tương ứng với số năm Chủ đầu tư được sử dụng đất.

Giải nghĩa Tiếng Việt: lâu dài và vĩnh viễn

  • “Lâu dài” là một khoảng thời gian dài, có điểm kết thúc.
  • “ Vĩnh viễn” là vô thời hạn, đời này sang đời khác, không có điểm kết.

Tại sao trong luật chỉ quy định sở hữu  Lâu dài” chứ tiệt nhiên không có chữ “Vĩnh viễn”

Vì giả sử nếu cấp và sử dụng chữ “ vĩnh viễn” thì cá nhân sở hữu bất động sản có quyền không trả bất động sản ( dù  được Nhà nước bồi thường ) khi nhà nước có nhu cầu trưng dụng cho các nhu cầu quân sự, an ninh quốc phòng hoặc nằm trong vùng quy hoạch đặc biệt. Còn nếu dùng chữ “lâu dài” thì cá nhân có nghĩa vụ phải hoàn trả lại bất động sản khi nhà nước yêu cầu ( Nhà nước  sẽ bồi thường bằng tiền hoặc mảnh đất khác tương ứng giá trị của mảnh đất cũ)

Chữ  ”lâu dài” trong sổ hồng chung cư/ căn hộ tương đương với chữ “lâu dài” trong sổ hồng đất thổ cư.

Tại sao chung ta vẫn thấy xuất hiện sự nhan nhãn chữ “Sở Hữu Vĩnh Viễn” trong các quảng cáo mở bán của các tập đoàn bất động sản lớn?

Vì chỉ một lý do là các tập đoàn bất đông sản muốn tạo sự khác biệt nên tạo ra sự hiểu nhầm cho người mua. Muốn người dùng hiểu là mua bất động sản của mình thì sẽ được ở vĩnh viễn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vô tình đã tạo một tiền lệ xấu, làm người mua hiểu nhầm. Vì đa số người mua bất động sản ở Việt Nam đều ít am hiểu luật Đất đai, bất động sản.

5/5 - (3 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài đề xuất

Bài viết mới