Guam (/ˈɡwɑːm/ (nghe); Chamorro: Guåhån [ˈɡʷɑhɑn]), tên chính thức là Lãnh thổ Guam, là một hải đảo nằm ở miền tây Thái Bình Dương và là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Người Chamorros, cư dân bản thổ của Guam là nhóm người đầu tiên sinh sống tại hòn đảo khoảng 6.000 năm về trước. Guam là hòn đảo lớn nhất ở vị trí cực nam của Quần đảo Mariana. Thủ phủ của đảo là Hagåtña, trước đây viết là “Agana”. Kinh tế của Guam chủ yếu dựa vào du lịch (đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan) và các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.
Guam nằm về phía Tây của Hawaii cách đó 6298 km, về phía Đông của Philippines với khoảng cách 2058 km và 3400 km từ Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Quốc kỳ: | |
---|---|
Thủ đô: | Hagatna (Agana) |
Diện tích: | 544 km² (Nguồn: WorldAtlas) |
Dân số: | 165.768 người (2019) |
GDP đầu người: | $35,712.56 |
Tiền tệ: | US Dollar (USD) |
Bản đồ đảo Guam online
Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.
đảo Guam ở đâu? Bản đồ vị trí đảo Guam
Bản đồ hành chính đảo Guam
Lịch sử
Nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan phụng lệnh Vua Tây Ban Nha phát hiện ra đảo Guam năm 1521 trong chuyến đi vòng quanh Trái Đất. Sau đó Tướng Miguel López de Legazpi nhân danh vua Tây Ban Nha đã đến Guam và tuyên bố chủ quyền năm 1565. Người Tây Ban Nha đặt nền cai trị thuộc địa Guam từ năm 1668 khi linh mục San Vitores sang Guam truyền giáo phổ biến đạo Công giáo. Lúc bấy giờ Guam cũng như toàn phần Quần đảo Mariana và Quần đảo Caroline phụ thuộc Philippines như một phần của xứ Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Trong thời gian non 200 năm (1668-1815), Guam là trạm dừng chân quan trọng trên chặng hải hành của thương thuyền Tây Ban Nha từ México sang Philippines. Dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, văn hóa Chamorro và các thổ dân nói chung chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha và Hoa Kỳ xung chiến vào cuối thế kỷ 19, kết quả là Tây Ban Nha nhượng đứt Philippines và Guam cho Hoa Kỳ năm 1898. Quần đảo Bắc Mariana thì Madrid bán cho Đức với giá 837.500 đồng vàng Đức. Hoa Kỳ từ đấy dùng đảo Guam làm trạm tiếp tế cho tàu chiến hải quân khi vượt đại dương đi lại sang Philippines.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì Quân đội Đế quốc Nhật Bản tiến chiếm ngày 8 tháng 12 năm 1941. Vì được dự đoán trước, Hoa Kỳ đã di tản phần lớn kiều dân khỏi đảo. Trước đó từ năm 1914 thời Chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật đã tiếp thu Quần đảo Bắc Mariana từ Đức và cai trị chiếu theo hiệp định Ủy thác Nam Dương. Thổ dân Chamorro từ Quần đảo Bắc Mariana được Nhật đưa đến Guam làm thông dịch viên cho lực lượng chiếm đóng Nhật Bản. Trong khi đó dân Chamorro ở Guam thì bị liệt vào thành phần địch quân. Cũng vì sự kiện này mà sau chiến tranh, dân Chamorro ở Guam mang mối thù với thổ dân từ Bắc Mariana mặc dù cả hai đều là người Chamorro.
Trong suốt thời giam bị chiếm đóng 31 tháng, dân Guam bị quân Nhật bắt người thì lao dịch, kẻ thì bị giết hại, giam cầm, có khi ép buộc cả phụ nữ phục vụ sinh lý cho Quân đội Nhật dưới dạng mại dâm, nhiều gia đình ly tán. Theo cuộc điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2004 thì trong gần ba năm Nhật chiếm đóng, có khoảng một nghìn người ở Guam bị giết.
Ngày 21 tháng 7 năm 1944 Hoa Kỳ mở cuộc tái chiếm Guam, giao tranh ác liệt. Nhật phải rút lui, bỏ cả Quần đảo Bắc Mariana.
Sau đệ nhị thế chiến
Sau chiến tranh, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tổ chức Guam 1950 nhằm thiết lập Guam như một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Đây là cơ chế pháp lý cai trị Guam, thiết lập guồng máy hành chính và trao quyền công dân Hoa Kỳ cho cư dân Guam. Thống đốc Guam được liên bang bổ nhiệm cho đến năm 1968, khi Đạo luật bầu cử thống đốc Guam cho phép bầu cử phổ thông chức vụ này . Vì Guam không phải là tiểu bang Hoa Kỳ, công dân Mỹ cư trú trên đảo Guam không được phép bỏ phiếu cho tổng thống và đại diện Quốc hội của họ là một thành viên không bỏ phiếu. Tuy nhiên, họ có quyền bỏ phiếu cho các đại biểu đảng trong các cuộc bầu cử sơ bộ của tổng thống.
Tháng Tư 1975 khi Sài Gòn thất thủ, Hoa Kỳ mở cuộc di tản bằng hàng không cũng như đường biển thì Guam được dùng làm chặng dừng chân đầu tiên của hơn 100.000 người Việt tỵ nạn đến đất Mỹ. Chính nơi này cũng là nơi con tàu Việt Nam Thương Tín cập bến vào Tháng Chín năm 1975 sau khi thoát khỏi Việt Nam từ Tháng Tư. Ngày 16 tháng 10 chính con tàu này đã làm cuộc hành trình về Việt Nam chở 1.546 người Việt muốn hồi hương.
Guam là nơi tạm trú của 111.919 người Việt tỵ nạn trước khi chính phủ Liên bang Hoa Kỳ dàn xếp chuyển họ sang Bắc Mỹ định cư ở Hoa Kỳ.
Bản đồ vật lý đảo Guam
Địa lý
Guam nằm ở vị trí 13.5° bắc 144.5° đông và có diện tích là 210 dặm vuông (544 km²). Nó là đảo cận nam nhất của Quần đảo Mariana và là đảo lớn nhất trong Quần đảo Micronesia. Chuỗi đảo này được hình thành bởi các mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines. Rãnh Mariana, một vùng bị quằn sâu, nằm bên cạnh chuỗi đảo về phía đông. Challenger Deep, điểm sâu nhất trên Trái Đất, ở phía tây nam của Guam có độ sâu khoảng 35.797 ft (10.911 mét). Điểm cao nhất tại Guam là Núi Lamlam cao 1.332 ft (406 m). Đảo Guam dài 30 dặm Anh (48 km) và rộng từ 4 dặm (6 km) đến 12 dặm (19 km). Thỉnh thoảng đảo bị động đất vì nó ở rìa phía tây của Mảng Thái Bình Dương và gần mảng Philippines. Trong những năm vừa qua, các trận động đất có trung tâm chấn động gần Guam có cường độ từ 5,0 đến 8,7. Không như núi lửa Anatåhan tại Quần đảo Bắc Mariana, Guam không phải là vùng núi lửa còn hoạt động. Tuy nhiên, vì hướng gió và gần Anatahan, các hoạt động núi lửa nhất là tàn tro đôi khi ảnh hưởng đến Guam.
Phần phía bắc của đảo có bình nguyên rừng với đất đá vôi và bờ đá san hô trong khi phía nam có những đỉnh núi lửa có thảo nguyên và rừng. Một bờ đá san hô bao quanh phần lớn đảo, trừ những nơi có vịnh cung cấp lối ra cho các con sông nhỏ và suối nước chảy từ các ngọn đồi xuống Thái Bình Dương và biển Philippines. Dân số của đảo tập trung nhiều nhất ở khu vực phía bắc và miền trung.