Bản đồ Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

Hàn Quốc (Hangul: 한국, Romaja quốc ngữ: Han-guk), tên gọi đầy đủ là Đại Hàn Dân Quốc (Hangul: 대한민국, Romaja quốc ngữ: Daehanmin-guk), còn gọi là Đại Hàn, Nam Hàn hay Nam Triều Tiên, là một quốc gia ở Đông Á; cấu thành nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên và có chung đường biên giới trên bộ ở phía bắc với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Phía tây là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông còn phía đông là biển Nhật Bản. Hàn Quốc là quốc gia dân tộc với đa số cư dân bản địa.

Bán đảo Triều Tiên đã có xuất hiện con người sinh sống từ thời kỳ đồ đá cũ. Nhà nước Cổ Triều Tiên được ghi nhận trong các ghi chép của Trung Quốc cổ đại vào đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Sau sự thống nhất của Tam Quốc thành Tân La và Bột Hải vào cuối thế kỷ thứ 7, bán đảo được cai trị bởi các triều đại Cao Ly, Joseon và Đế quốc Đại Hàn. Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản sáp nhập bán đảo. Sự chiếm đóng của Nhật kết thúc sau khi chính phủ quân phiệt đầu hàng Đồng Minh trong Thế chiến II, bán đảo sau đó bị chia cắt thành hai khu vực; phía bắc do Liên Xô chiếm đóng và phía nam do Hoa Kỳ chiếm đóng. Sau khi các cuộc đàm phán về tái thống nhất thất bại, khu vực phía nam trở thành nhà nước Đại Hàn Dân Quốc vào tháng 8 năm 1948 trong khi khu vực phía bắc trở thành nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào tháng sau đó. Năm 1950, với sự hậu thuẫn của Liên Xô, Bắc Triều Tiên phát động chiến tranh xâm lược Hàn Quốc. Liên Hợp Quốc lãnh đạo bởi Hoa Kỳ can thiệp để hỗ trợ Hàn Quốc, trong khi Trung Quốc tham chiến hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên. Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1953, Hàn Quốc tập trung khôi phục kinh tế và phát triển nhanh chóng. Năm 1987, phong trào dân chủ tháng 6 đã chấm dứt chế độ độc tài cuối cùng.

Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp thu nhập cao với sự phổ biến toàn cầu của làn sóng văn hóa, giải trí bên cạnh đó là những thách thức như sự thù địch với Bắc Triều Tiên, tỷ lệ sinh thấp và bất bình đẳng thu nhập lớn.

Sơ lược về Hàn Quốc (Nam Triều Tiên):
Quốc kỳ:Quốc kỳ Hàn Quốc class=
Châu lục:Châu Á
Khu vực:Đông Á
Mã vùng:82
Thủ đô:Seoul; note – Sejong, located some 120 km (75 mi) south of Seoul, is being developed as a new capital
Quốc khánh:1 tháng 3
Diện tích:99,720 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:51.225.308 người (2019)
GDP:1.642,38 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$31,761.98
Tiền tệ:South Korean won (KRW)

Bản đồ Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) ở đâu? Bản đồ vị trí Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á của Châu Á

Bản đồ vị trí Hàn Quốc
Bản đồ vị trí Hàn Quốc. Nguồn: Wikipedia
Hàn Quốc ở đâu?
Hàn Quốc ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Hàn Quốc. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Hàn Quốc. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

Bản đồ hành chính của Hàn Quốc
Bản đồ hành chính của Hàn Quốc. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Hàn Quốc
Bản đồ Hàn Quốc. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các tỉnh của Hàn Quốc
Bản đồ các tỉnh của Hàn Quốc. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Hàn Quốc
Bản đồ hành chính Hàn Quốc.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ các tỉnh của Hàn Quốc
Bản đồ các tỉnh của Hàn Quốc. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ hành chính Hàn Quốc
Bản đồ hành chính Hàn Quốc. Nguồn: Ezilon.

Bản đồ vật lý Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

Bản đồ vật lý Hàn Quốc
Bản đồ vật lý Hàn Quốc. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý Hàn Quốc
Bản đồ vật lý Hàn Quốc.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ vật lý của Hàn Quốc
Bản đồ vật lý của Hàn Quốc. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vật lý Hàn Quốc
Bản đồ vật lý Hàn Quốc. Nguồn: gisgeography.com

Địa lý

Khái quát

Lãnh thổ Hàn Quốc được sắp xếp thành 17 đơn vị hành chính, bao gồm cả các thực thể địa lý tranh chấp như nhóm đảo Liancourt / Dokdo (với Nhật Bản và Bắc Triều Tiên) và bãi đá ngầm Socotra, Gageo (với Trung Quốc) mà nước này tuyên bố chủ quyền đồng thời hiện đang duy trì quyền tài phán cũng như sự kiểm soát trên thực tế.

Hàn Quốc có đường biên giới trên bộ duy nhất với CHDCND Triều Tiên ở phía bắc; dài 238 km dọc theo khu phi quân sự liên Triều. Lãnh thổ Hàn Quốc phần lớn được bao bọc bởi biển; với 8.460 km đường bờ biển trải dài ở cả 3 mặt tây, nam, đông. Phía tây là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông còn phía đông là các đảo Ulleungdo và Liancourt trên biển Nhật Bản (biển này còn được gọi là “biển Đông” theo cách gọi của người Hàn Quốc).

Tổng diện tích tính riêng phần đất liền (chưa bao gồm các hòn đảo) của Hàn Quốc là 100.032 km² (38.623 sq mi). Lãnh thổ Hàn Quốc trải dài từ vĩ độ 33° đến 38° Bắc và kinh độ từ 124° đến 130° Đông. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông, còn lại là vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai trên thế giới và bức tường chắn sóng biển bao quanh Saemangeum là bờ đê nhân tạo dài nhất thế giới.

Địa hình

Không giống như Nhật Bản hay các tỉnh phía bắc Trung Quốc, địa chất của bán đảo Triều Tiên tương đối ổn định. Không có núi lửa hoạt động (ngoại trừ núi Bạch Đầu ở biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, hoạt động gần đây nhất vào năm 1903) và cũng không có các trận động đất mạnh.

Hàn Quốc ít các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt động xói mòn núi. Khoảng 30% lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại bao gồm vùng cao và những ngọn núi. Phần lớn các vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển, đặc biệt là bờ biển phía tây dọc theo những con sông lớn. Đồng bằng quan trọng nhất là đồng bằng sông Hán bao quanh thủ đô Seoul cho tới ven biển phía tây nam của thành phố Pyeongtaek cùng lưu vực các sông Geum, Nakdong, Yeongsan và Honam ở phía tây nam. Một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo bờ biển phía đông đất nước.

Khoảng 3.000 hòn đảo; chủ yếu là nhỏ và không có người ở; nằm ngoài bờ biển phía tây và phía nam của Hàn Quốc. Jeju nằm cách bờ biển phía nam Hàn Quốc khoảng 100 km, đây là hòn đảo lớn nhất cả nước với diện tích 1.845 km². Jeju cũng là nơi có Hallasan – núi cao nhất Hàn Quốc, đây là một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, cao 1.950 mét so với mực nước biển. Các đảo lớn khác ở phía đông Hàn Quốc bao gồm có Ulleungdo, Dokdo trong khi Marado và Socotra là những đảo cực nam.

Thành phố lớn nhất của Hàn Quốc là Seoul, có dân số chính thức vào khoảng trên 10 triệu người và nằm ở phía tây bắc, những thành phố lớn khác là Incheon ở phía tây Seoul, Daejeon ở miền trung, Gwangju ở phía tây nam, Daegu và Busan ở phía đông nam.

Hàn Quốc có 20 công viên quốc gia cùng những địa điểm thiên nhiên nổi tiếng như cánh đồng trà Boseong, công viên sinh thái vịnh Suncheon hay công viên quốc gia núi Jiri.

Khí hậu

Hàn Quốc có sự xen kẽ giữa khí hậu lục địa ẩm ướt, ôn đới và cận nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Á, có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân thường kéo dài từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, mùa hè từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9, mùa thu từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 11 và mùa đông từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3.

Mùa đông Hàn Quốc rất lạnh với nhiệt độ thường xuyên dưới 0 °C và có thể xuống dưới −20 °C (−4 °F) ở những vùng nội địa do gió mùa mang không khí lạnh từ Siberia thổi tới. Ở Seoul, nhiệt độ trung bình tháng 1 là −7 đến 1 °C (19 đến 34 °F) và phạm vi nhiệt độ trung bình tháng 8 là 22 đến 30 °C (72 đến 86 °F). Nhiệt độ mùa đông cao hơn dọc theo bờ biển phía nam và thấp hơn đáng kể ở các vùng núi. Mùa hè nóng và ẩm với nhiệt độ vượt quá 30 °C (86 °F) ở hầu hết các khu vực trên cả nước. Do ở phía nam và bị biển bao bọc chung quanh, đảo Jeju có thời tiết ấm hơn và dễ chịu hơn so với các vùng khác của Hàn Quốc. Nhiệt độ trung bình trên đảo vào khoảng từ 2,5 °C (36,5 °F) trong tháng Giêng đến 25 °C (77 °F) trong tháng Bảy.

Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn trong mùa hè. Mùa mưa ở Hàn Quốc được gọi là “Jangma”, bắt đầu từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7. Lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi từ 1.370 mm (54 inch) ở Seoul đến 1.470 mm (58 inch) ở Busan. Hiếm khi nào mưa ít hơn 750 milimét (29,5 inch) trong năm, phần lớn đều trên 1.000 milimét (39,4 inch) nên nước này có đủ mưa để duy trì sản xuất nông nghiệp. Hàn Quốc ít bị bão hơn so với Nhật Bản và Trung Quốc. Có khoảng từ 1-3 cơn bão mỗi năm. Bão thường đổ bộ vào cuối mùa hè, đặc biệt là trong tháng Tám và tập trung chủ yếu vào vùng bờ biển phía nam; đem đến gió mạnh cùng những cơn mưa xối xả. Lũ lụt thỉnh thoảng cũng gây ra thiệt hại đáng kể như sạt lở đất dẫn tới đất đai, nhà cửa, cơ sở vật chất bị phá hủy do địa hình Hàn Quốc phần lớn là đồi núi.

Môi trường

Hàn Quốc có rất ít nỗ lực bảo vệ môi trường trong 20 năm đầu giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Công nghiệp hóa và phát triển đô thị không được kiểm soát đã dẫn đến nạn phá rừng và phá hủy các vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, gần đây đã có những nỗ lực để ứng phó, khắc phục những vấn đề này, bao gồm cả một dự án năng lượng sạch 5 năm do chính phủ điều hành trị giá 84 tỷ USD nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả năng lượng và công nghệ xanh.

Chiến lược phát triển dựa trên nền tảng xanh là sự đại tu toàn diện của nền kinh tế Hàn Quốc. Chi phí cho chương trình tiêu tốn gần 2% tổng GDP. Các sáng kiến ​​phủ xanh bao gồm những nỗ lực xây dựng mạng lưới xe đạp, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió, giảm thiểu các phương tiện chạy bằng xăng dầu, tiết kiệm ánh sáng điện tử không cần thiết vào ban ngày bằng cách áp dụng rộng rãi các công nghệ thân thiện với môi trường như đèn LED trong chiếu sáng trên toàn quốc. Chương trình tiêu chuẩn danh mục tái tạo với các chứng chỉ năng lượng tái tạo đã có từ năm 2012 đến 2022. Các hệ thống hạn ngạch ủng hộ các máy phát lớn, tích hợp theo chiều dọc cùng các tiện ích điện đa quốc gia, nếu chỉ vì các chứng chỉ thường được quy định theo đơn vị 1 Megawatt/giờ, chúng cũng khó thiết kế và thực hiện hơn so với biểu giá Feed-in. Khoảng 350 đơn vị nhiệt điện kết hợp vi mô dân cư đã được lắp đặt vào năm 2012.

Năm 2017, Hàn Quốc là quốc gia phát thải khí carbon lớn thứ 7 trên thế giới cũng như đứng thứ 5 toàn cầu theo bình quân đầu người. Tổng thống Moon Jae-in cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống còn 0 vào năm 2050.

Nước máy của Seoul gần đây cũng đã trở nên an toàn để uống. Các dự án trồng rừng được đẩy mạnh. Một dự án trị giá nhiều tỷ đô la khác là phục hồi suối Cheonggyecheon, một con suối chảy qua trung tâm Seoul mà trước đó đã bị lấp lại khi xây đường cao tốc. Vấn đề lớn nữa là chất lượng không khí với mưa axit, oxit lưu huỳnh và bão bụi vàng từ phía Trung Quốc thổi qua hàng năm, đây là thách thức đặc biệt nghiêm trọng với môi trường. Người ta thừa nhận rằng tình trạng này xày ra một phần là do ảnh hưởng từ các khu vực Nội Mông và Hoa Bắc lân cận của Trung Quốc – những nơi đang bị ô nhiễm không khí trầm trọng.

Hàn Quốc có điểm trung bình chỉ số toàn vẹn cảnh quan rừng năm 2019 là 6,02/10, xếp thứ 87 trong số 172 quốc gia trên toàn cầu.

Hàn Quốc là thành viên của Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực, Công ước về Đa dạng sinh học, Nghị định thư Kyoto (hình thành Nhóm toàn vẹn môi trường (EIG), liên quan đến UNFCCC, với Mexico và Thụy Sĩ), CITES, UNCLOS, Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện, Nghị định thư Montreal và Công ước Ramsar.

Bản đồ giao thông của Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

Bản đồ giao thông Hàn Quốc
Bản đồ giao thông Hàn Quốc. Nguồn:CIA

Bản đồ vệ tinh Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)

Hàn Quốc Bản đồ vệ tinh
Hàn Quốc Bản đồ vệ tinh. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản