Papua New Guinea (tiếng Tok Pisin: Papua Niugini; Hiri Motu: Papua Niu Gini, phiên âm tiếng Việt: Pa-pu-a Niu Ghi-nê), tên đầy đủ là Nhà nước Độc lập Papua New Guinea là một quốc gia quần đảo ở châu Đại Dương bên bờ Thái Bình Dương, gồm phía Đông của đảo New Guinea và nhiều đảo xa bờ biển (phía Tây của New Guinea là hai tỉnh Papua và Tây Papua của Indonesia). Papua New Guinea nằm vào phía Tây Nam Thái Bình Dương, ở một vùng được gọi là Mélanésie từ đầu thế kỷ 19. Thủ đô của Papua New Guinea, Port Moresby là một trong số các thành phố lớn của nước này.
Papua New Guinea là một trong những quốc gia có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, với hơn 850 ngôn ngữ thổ dân và nhiều dân tộc như vậy, nhưng chỉ vào khoảng 5 triệu người. Đây cũng là một trong những nước có dân số sống tại nông thôn nhiều nhất, chỉ 18% người sống ở những trung tâm thành thị. Đây cũng là nước ít được thám hiểm nhất trên thế giới, không chỉ về địa lý mà còn về văn hóa, nhiều loài động thực vật được cho là chỉ có ở Papua New Guinea.
Bản đồ Papua New Guinea online
Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.
Papua New Guinea ở đâu? Bản đồ vị trí Papua New Guinea
Bản đồ hành chính Papua New Guinea
Lịch sử
Những di cốt con người đã được tìm thấy có niên đại từ khoảng 50,000 năm trước. Những cư dân cổ xưa này có lẽ có nguồn gốc ở Đông Nam Á, người Đông Nam Á lại có nguồn gốc từ châu Phi 50,000 tới 70,000 năm trước. New Guinea là một trong những vùng đất đầu tiên sau châu Phi và Âu Á là nơi có người hiện đại sinh sống, với cuộc di cư đầu tiên ở cùng khoảng thời gian cuộc di cư của Australia. Nông nghiệp độc lập phát triển tại các vùng cao nguyên New Guinea khoảng năm 7,000 trước Công Nguyên, khiến đây là một trong số ít khu vực thực hiện thuần hoá thực vật nguyên thủy của thế giới. Một cuộc di cư lớn của những người nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesia) tới các vùng ven biển khoảng 2,500 năm trước, và nó trùng khớp với sự xuất hiện của đồ gốm, lợn, và một số kỹ thuật đánh cá. Gần đây hơn, khoảng 300 năm trước, khoai lang đã du nhập vào New Guinea từ Moluccas từ Nam Mỹ bởi đế chế thuộc địa thống trị vùng đất này khi ấy, Bồ Đào Nha. Sản lượng thu hoạch cao hơn rất nhiều từ khoai lang đã biến đổi toàn bộ nền nông nghiệp truyền thống, khoai lang đã chiếm hầu hết chỗ của khoai sọ, sản phẩm chủ yếu trước đó, và khiến dân cư tại các vùng cao nguyên tăng lên đáng kể.
Trước thế kỷ XIX người phương Tây ít biết về hòn đảo này, dù các thương gia từ Đông Nam Á đã tới New Guinea từ 5,000 trước để mua lông chim seo cờ làm bút, và các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tới hòn đảo này ngay từ thế kỷ XVI (1526 và 1527 Dom Jorge de Meneses). Tên kép của nước này là những kết quả của lịch sử hành chính phức tạp của nó trước khi giành độc lập. Từ papua xuất phát từ pepuah một từ tiếng Malay miêu tả mái tóc quăn của người Melanesia, và “New Guinea” (Nueva Guinea) là cái tên do nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Yñigo Ortiz de Retez đặt ra, vào năm 1545 ông đã lưu ý thấy sự tương đồng giữa người dân ở đây với những người ông từng thấy trước đó dọc theo bờ biển Guinea của châu Phi.
Nửa phía bắc nước này rơi vào tay người Đức năm 1884 với tên gọi New Guinea Đức. Trong Thế Chiến I, nó bị Australia chiếm đóng, nước đã bắt đầu quản lý New Guinea Anh, phần phía nam, được đổi tên lại là Papua năm 1904. Sau Thế Chiến I, Australia được Hội quốc liên uỷ quyền cai quản New Guinea Đức cũ. Trái lại Papua, được coi là một Lãnh thổ Bên ngoài của Khối thịnh vượng chung Australia, dù theo pháp luật nó vẫn thuộc sở hữu của người Anh, một vấn đề có tầm quan trọng lớn với hệ thống pháp lý của đất nước sau khi độc lập năm 1975. Sự khác biệt này trong vị thế pháp lý có nghĩa Papua và New Guinea có cơ quan hành chính hoàn toàn riêng biệt, nhưng cả hai đều do Australia kiểm soát.
Chiến dịch New Guinea (1942-1945) là một trong những chiến dịch quân sự lớn thời Thế Chiến II. Xấp xỉ 216,000 binh sĩ, thủy thủ và phi công Nhật, Australia và Mỹ đã chết trong Chiến dịch New Guinea. Hai vùng lãnh thổ đã được gộp vào trong Lãnh thổ Papua và New Guinea sau Thế Chiến II, và sau đó được gọi đơn giản là “Papua New Guinea”. Bộ máy hành chính của Papua được mở cho sự giám sát của Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, một số vị thế đã tiếp tục (và đang tiếp tục) chỉ được áp dụng ở một vùng lãnh thổ. một vấn đề rất phức tạp ngày nay bởi sự điều chỉnh biên giới của Papua tại các tỉnh liền kề với sự chú tâm tới đường bộ tiếp cận và các nhóm ngôn ngữ, vì thế những vị thế được áp dụng ở một phía biên giới vốn đã không còn tồn tại nữa.
Quá trình giành độc lập một cách hoà bình từ Australia, quyền lực đô thị trên thực tế, diễn ra ngày 16 tháng 9 năm 1975, và hai bên vẫn có quan hệ gần gũi (Australia vẫn là nhà cung cấp viện trợ song phương lớn nhất cho Papua New Guinea).
Một cuộc nổi dậy ly khai diễn ra năm 1975-76 trên đảo Bougainville đã dẫn tới sự thay đổi kéo dài 11 giờ với bản thảo Hiến pháp Papua New Guinea để cho phép Bougainville và mười tám quận khác của Papua New Guinea thời tiền độc lập có vị thế trong liên bang như là các tỉnh. Cuộc nổi dậy lại diễn ra và làm thiệt mạng 20,000 người từ năm 1988 tới khi nó được giải quyết năm 1997. Sau cuộc nổi dậy, Bougainville tự trị đã bầu Joseph Kabui làm tổng thống, nhưng ông đã được vị phó là John Tabinaman kế vị. Tabinaman vẫn là lãnh đạo cho tới khi một cuộc bầu cử nhân dân mới diễn ra tháng 12 năm 2008, với James Tanis là người giành chiến thắng. Cuộc nổi dậy chống người Trung Quốc, có sự tham gia của hàng chục nghìn người, nổ ra tháng 5 năm 2009.
Bản đồ vật lý Papua New Guinea
Địa lý
Với diện tích 462,840 km², Papua New Guinea là nước rộng thứ 54 trên thế giới.
Papua New Guinea chủ yếu là núi non (đỉnh cao nhất là Núi Wilhelm độ cao 4,509 m; 14,793 ft) và chủ yếu được bao phủ bởi những cánh rừng mưa nhiệt đới, cũng như những khu vực đất ướt rất rộng bao quanh các con sông Sepik và Fly. Papua New Guinea được bao quanh bởi các rặng san hô ngầm đang được quản lý chặt chẽ để bảo tồn.
Nước này nằm trên Vành đai Núi lửa Thái Bình Dương, ở điểm va chạm của nhiều đĩa kiến tạo. Có một số núi lửa đang hoạt động, và những vụ phun trào thường xuyên xảy ra. Động đất cũng là điều thường thấy, thỉnh thoảng đi kèm với các trận sóng thần.
Vùng lục địa của quốc gia là nửa phía đông của đảo New Guinea, nơi có các thị trấn lớn nhất, gồm cả thủ đô Port Moresby và Lae; các hòn đảo lớn khác của Papua New Guinea gồm New Ireland, New Britain, Manus và Bougainville.
Papua New Guinea là một trong số ít khu vực gần xích đạo có tuyết rơi, xảy ra ở những nơi có độ cao lớn trong lục địa.