Vanuatu, tên chính thức Cộng hòa Vanuatu, là đảo quốc gồm quần đảo vùng Melanesia, tây nam Thái Bình Dương. Quần đảo này nằm phía đông Úc cách 1.750 km, phía đông bắc Nouvelle-Calédonie cách 500 km, phía tây Fiji, và phía nam quần đảo Solomon.
Trước năm 1980, Vanuatu có tên là Tân Hebrides thuộc sự đồng trị của cả hai nước Anh và Pháp. Người Việt thời đó gọi Vanuatu là Tân Đảo vì thực dân Pháp thường mộ phu chân đăng ở Đông Dương để đi khai phá và canh tác đồn điền ở hai quần đảo gần nhau là Nouvelle-Calédonie (New Caledonia) và Nouvelles-Hébrides (New Hebrides). Người Việt Nam chân đăng gọi quần đảo Nouvelle-Calédonie là Tân Thế giới và Nouvelles-Hébrides là Tân Đảo. Một số người Việt ở hải ngoại thường nhầm lẫn dùng tên gọi Tân Đảo cho Nouvelle-Calédonie.
Bản đồ Vanuatu online
Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.
Vanuatu ở đâu? Bản đồ vị trí Vanuatu
Bản đồ hành chính Vanuatu
Lịch sử
Theo chứng tích khảo cổ thì con người có mặt trên đảo Vanuatu từ khoảng 1300 năm trước Công nguyên.
Năm 1606, người Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Luis Váez de Torres và Pedro Fernández de Quirós đến đảo thám hiểm và cho rằng Vanuatu là một phần của lục địa châu Úc. Mãi đến thế kỷ XVIII sau chuyến hải hành thứ hai của nhà thám hiểm người Anh James Cook và đảo được đặt tên “New Hebrides” người châu Âu mới đến định cư vùng đảo.
Trong thời gian ngắn ngủi sau năm 1879, đảo Efate thành lập thể chế cộng hòa dưới tên “Franceville” với đặc điểm là quốc gia độc lập đầu tiên với quyền đầu phiếu phổ thông không phân biệt sắc tộc hay giới tính. Tuy nhiên riêng người da trắng được nhậm chức. Năm 1887, đảo được đặt dưới quyền cai trị quân đội của hai nước Anh và Pháp. Về sau được xác định thông qua nghị định thư năm 1914, chính thức phê chuẩn năm 1923.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quần đảo Tân Hebrides được hưởng thể chế sau này đưa đến quyền tự trị năm 1975. Từ đó những bất đồng giữa cộng đồng Anh ngữ (đa số) và cộng đồng Pháp ngữ lại gia tăng. Việc tạm ngừng đấu tranh cho phép thông qua một dự án hiến pháp. Tháng 11 năm 1979, đảng thuộc cộng đồng Anh ngữ giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử, Mục sư Walter Lini trở thành Thủ tướng. Cộng đồng Pháp ngữ ở hai đảo Espíritu Santo và Tanna dự định tiến hành li khai. Một lực lượng gồm đội quân của Anh và Pháp phải can thiệp nhằm ngăn cản ý định li khai. Độc lập được tuyên bố ngày 30 tháng 7 năm 1980. Quần đảo New Hebrides đổi tên thành Cộng hòa Vanuatu. Georges Ati Sokomanu được bầu làm Tổng thống.
Năm 1983, đảng của Walter Lini đắc cử. Năm 1984, Sokomanu phải đương đầu với Lini, từ chức và tái đắc cử. Năm 1987, Lini lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Tháng 9 năm 1991, Lini rút khỏi chính trường và Maxime Carlot Korman thuộc cộng đồng Pháp ngữ trở thành Thủ tướng. Năm 1994, Jean-Marc Leyé được bầu làm Tổng thống. Năm 1999, John Bani giữ chức Tổng thống và bổ nhiệm Donald Kalpokas vào chức Thủ tướng.
Bản đồ vật lý Vanuatu
Địa lý
Vanuatu là một quần đảo san hô và núi lửa gồm 83 đảo lớn nhỏ, thuộc quần đảo Melanesia, gồm một quần đảo trải dài từ Bắc đến Nam trên 850 km ở Tây Nam Thái Bình Dương, nằm về phía Đông Bắc Nouvelle-Calédonie. Khoảng 75% diện tích đất đai bao phủ bởi các khu rừng nhiệt đới. Tabwemasana là đỉnh núi cao nhất (1.879 m) thuộc đảo Espíritu Santo (4.860 km2), đảo lớn nhất của quần đảo này. Nhiều ngọn núi lửa thuộc quần đảo này nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” hiện vẫn còn hoạt động, nhất là đảo Tanna, Ambrym, Aoba và Gaua.
Hai đảo Matthew và Hunter còn trong vòng tranh chấp với Nouvelle-Calédonie. Trong tổng số đó có 14 đảo với diện tích hơn 100 km² là:
Đa số những hải đảo là núi non, địa chất phún thạch của những ngọn núi lửa xưa với khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Vũ lượng tại Vanuatu tính trung bình là 2.360 mm nhưng có năm lên đến 4.000 mm ở những đảo miền bắc.
Có vài ngọn núi lửa còn hoạt động tại Vanuatu như ngọn Lopevi. Thiên tai địa chấn và núi lửa thường đe dọa quần đảo. Ngọn núi cao nhất Vanuatu là đỉnh Tabwemasana, đo được 1879 m trên đảo Espiritu Santo.
Thành phố lớn nhất là thủ đô Port Vila trên đảo Efate. Thị trấn thứ nhì là Luganville trên đảo Espiritu Santo.
Vanuatu được công nhận là vùng địa sinh thái đặc biệt (distinct terrestial ecoregion) thuộc phân khu sinh thái (ecozone) Australasia.