Bản đồ Côn Đảo

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là một huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi đây còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Côn Lôn, Côn Sơn. 

Thông tin tổng quan:
VùngĐông Nam Bộ (Biển Đông)
Thành lập1802
Trụ sở UBNDSố 32, đường Tôn Đức Thắng, đảo Côn Sơn
Chủ tịch UBNDLê Văn Phong
Chủ tịch HĐNDNguyễn Hoàng Tùng
Diện tích75,79 km²
Dân số13.112 người (31/12/2023)
Mật độ173 người/km²
Dân tộcKinh và các dân tộc khác
Mã hành chính755
Biển số xe72-L1
Websitecondao.bariavungtau.gov.vn

Xem thêm:

Bản đồ hành chính huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhằm cung cấp file bản đồ chất lượng cao cho bạn đọc hỗ trợ các nhu cầu lưu trữ, tra cứu in ấn. Địa Ốc Thông Thái đã tổng hợp lại các file bản đồ định dạng vector, Illustrator, PNG, JPG, GIF phân giải cao phục vụ nhu cầu in ấn HD, khổ lớn A1, A0.

Bản đồ huyện đảo Côn Sơn hay còn gọi là Côn Đảo
Bản đồ huyện đảo Côn Sơn hay còn gọi là Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
 class=
Bản đồ Côn Đảo

Côn Đảo từ vệ tinh

Bản đồ vệ tinh Côn Đảo
Bản đồ vệ tinh Côn Đảo

Bản đồ Vườn Quốc Gia Côn Đảo

Bản đồ Vườn Quốc Gia Côn Đảo
Bản đồ Vườn Quốc Gia Côn Đảo

Bản đồ địa điểm du lịch Côn Đảo

Những điểm tham quan tại Côn Đảo

Thắng cảnh, điểm tham quan tại Côn Đảo rất nhiều, dưới đây là những điểm tham quan không thể bỏ qua cho chuyến du lịch Côn Đảo của bạn:

  • Dinh Chúa Đảo: Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, tìm hiểu lịch sử hình thành Côn Đảo thông qua các hiện vật, cổ vật, hình ảnh và các tư liệu được lưu lại từ thời Pháp đến nay.
  • Hệ Thống Chuồng Cọp: Khám phá hệ thống các phòng biệt giam tù nhân chính trị được xây dựng kiên cố ẩn giữa các mê cung cổng trong, cổng ngoài nhằm làm mất phương hướng tù nhân và đánh lạc hướng quan sát. Các hình thức tra tấn dã man nhất đã diễn ra tại đây.
  • Miếu Bà Phi Yến: Còn có tên là An Sơn Miếu, nơi thờ bà Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh. Ở Côn Đảo, người dân địa phương tôn sùng hai người phụ nữ như những bậc thánh nữ linh thiêng, đó là Bà Phi Yến và liệt sĩ anh hùng dân tộc chị Võ Thị Sáu.
  • Bãi Nhát: Sau một ngày khám phá Côn Đảo, du khách có thể thả mình với thiên nhiên tại bãi biển, ngắm nhìn hoàng hôn diệu đẹp từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ một ngày. Các thời gian khác bãi biển này chìm ngập trong nước và ít được người biết đến.
  • Cảng Bến Đầm: Nằm gọn trong vịnh Bến Đầm, xung quanh được bao bọc, che chắn bởi các dãy núi và đảo nhỏ. Từ cầu cảng, du khách có thể trải nghiệm cảnh sinh hoạt đời thường của ngư dân địa phương nơi đây hay đắm chìm trước thiên nhiên biển đảo tuyệt đẹp của hòn Bà và hòn Vung cách đó không xa.
  • Hòn Bà: Hòn Bà là hòn đảo lớn thứ 3 trong số 16 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo Côn Đảo. Tại đây du khách có thể dễ dàng tìm thấy những bãi biển tuyệt đẹp, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn đa dạng với nhiều chủng loại động, thực vật quý hiếm. Đỉnh Tình Yêu và nguồn san hô quanh Hòn Bà là điểm thu hút đáng chu ý dành cho những ai yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên. Vào mùa mưa, sau khi tắm biển, du khách còn có thể thỏa thích tắm suối trong mát ngay bìa rừng gần bãi biển.
  • Chùa Núi Một: Hay còn gọi là Vân Sơn Tự, một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo, là nơi gởi gắm tâm linh của người dân địa phương. Chùa Núi Một là một kiến trúc uy nghi nằm trên đỉnh núi, là một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp không thể bỏ qua khi đến Côn Đảo. Từ đây du khách có thể ngắm hồ An Hải, toàn cảnh thị trấn Côn Đảo và Vịnh Côn Sơn.
  • Cơ Sở Nuôi Cấy Ngọc Trai: Tìm hiểu quy trình nuôi cấy và chiêm ngưỡng những viên ngọc trai tuyệt đẹp từ vùng biển Côn Đảo. Bạn có thể mua những viên ngọc trai tuyệt đẹp tại đây về làm nữ trang hay làm món quà có giá trị cho người thân.
  • Bãi Đầu Trầu: Côn Đảo có nhiều bãi biển đẹp nhưng không thể không nhắc đến Đầm Trầu, một bãi biển gắn liền với sự tích chàng Cau và nàng Trầu. Đến với Đầm Trầu, du khách có thể thỏa thích tắm biển và tận hưởng làn nước trong mát của bãi biển được nhiều người nhắc đến này.
  • Hòn Bảy Cạnh: Là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam.
  • Hòn Tài: Là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Đến với Hòn Tài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền bí của chốn thủy cung với nhiều lọai san hô rực rỡ, lạ mắt mà khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác. Tại Hòn Tài, bạn có thể thấy sóc mun – loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè,…và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng – một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ – giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài
  • Hòn Cau: Từng được biết đến là nơi biệt giam nhà hoạt động chích tri cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng là nơi được biết đến với cái tên làng cổ “Xóm Bà Thiết” thời vua Gia Long. Hòn Cau ngày nay là điểm đến du lịch hấp dẫn tại Côn Đảo bởi vẻ đẹp hoang sơ và những bãi cát trắng phẳng lì hiếm nơi nào có được. Đến với Hòn Cau, du khách có dịp được tham quan rừng dừa, vườn cây ăn trái, tìm hiểu công tác bảo tồn thiên nhiên và hơn hết là để bơi lặn ngắm san hôkhám phá thể giới đại đương kỳ thú của hòn đảo xinh đẹp này
  • Hòn Vung & Hòn Bà: Cùng với dải san hô tuyệt đẹp, Hòn Vung & Hòn Bà đặc biệt được yêu thích nhờ có địa hình đa dạng & tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Thời gian thích hợp để đến với Hòn Vung & Hòn Bà là từ tháng 10 đến tháng 2

Chơi gì tại Côn Đảo

  • Lặn ngắm san hô: Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại san hô cũng như các loại cá rất ấn tượng tại hầu hết các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo lớn Côn Đảo. Hệ thống san hô tại Côn Đảo có thể nói là phong phú vào bậc nhất Việt Nam.
  • Câu cá: Câu cá có hai dạng, câu cá giải trí (thời gian nửa hoặc 1 ngày) hay câu cá chuyên nghiệp (thời gian thường từ 3 ngày 2 đêm trở lên). Dù là câu cá giải trí hay câu cá chuyên nghiệp thì hoạt động này đặc biệt thu hút các câu thủ từ khắp mọi nơi đến đây.
  • Khám phá đảo hoang: Vịnh Côn Sơn bao gồm hệ thống 14 hòn đảo nhỏ to khác nhau với chuỗi hòn Tài, hòn Trác, hòn Thỏ, … quây quần như một đại gia đình và hòn Bảy Cạnh, Bông Lan, hòn Cau, hòn Trứng, hòn Tre… hùng vĩ giữa khơi xa, là những hòn đảo tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho Vịnh Côn Sơn và là khu bảo tồn sinh thái biển với các rạn san hô ít có nơi nào có thể sánh được về mật độ và chủng loại.
  • Xem vích đẻ trứng: Tận hưởng những khoảnh khắc khó quên nhất tại Côn Đảo với một ngày trên hoang đảo và trải nghiệm một đêm lặng lẽ nhưng vô cùng quyến rũ trên hòn Bảy Cạnh. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những con rùa biển Chelonia mydas mà dân gian hay gọi rùa xanh hay vích… làm ổ và đẻ trứng bên bờ biển.
  • Xem Thả Rùa Con Về Biển: Từ tháng 6 đến tháng 10 là thời gian trứng rùa nở, là thời gian tuyệt vời để tham gia hoạt động đặc biệt thú vị này tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

Đặc sản Côn Đảo

  • Đặc Sản Vú Nàng: Ốc vú nàng là đặc sản quý hiếm ở biển Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu. Món ốc có thể nướng, luộc hoặc trộn gỏi đều ăn rất ngon. Vú nàng là một loài nhuyễn thể hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
  • Gỏi Cá Mập: Một món ăn đậm chất Côn Đảo không phải ai cũng biết để thưởng thức khi đến Côn Đảo
  • Mắm Nhum: Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà nào cũng có, hoặc chí ít, có bán đây đó ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhum… Những ai đã từng được thưởng thức món mắm nhum thì sẽ còn nhắc đến hoài, không chỉ như một món ngon, mà còn như một “kỳ tích”, chứng tỏ mình là một người may mắn và từng trải.
  • Mắm Hàu: Với người dân Côn Đảo, mắm hàu là thứ nước chấm bình dân không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đôi khi trở thành món ăn chính trong những ngày biển động. Còn với du khách, khi ra thăm đảo, lúc về đất liền thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà cho người thân…thưởng thức
  • Mứt Hạt Bàng: Đến Côn Đảo đừng quên dùng đặc sản mứt hột bàng. Có hai loại ngọt và mặn. Đó là món ăn mà chỉ có ở hòn đảo này. Bàng là cây rừng ở đây, lá và quả thật to. Người dân thu hoạch quả bàng đem phơi cho dốt vỏ rồi trong những lúc rỗi việc nhà đem ra chẻ lấy hột. Hột bàng mới tách ra có màu nâu giống như màu gỗ được đánh vẹc-ni. Ngồi một lúc, có khi vừa chẻ vừa tách chỉ được chừng 1kg hột. Sau đó đem rang muối hoặc rang đường tùy ý. Gọi là mứt nhưng giống như món đậu phộng rang muối, đường ở đất liền. Nhón mấy hạt bỏ vào miệng, vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo ngồ ngộ ở đầu lưỡi, du khách chỉ có thể gật đầu công nhận: ngon và rất đặc biệt.
  • Trùng Biển (Sá Sùng): Là món ăn bổ dưỡng rất giàu dinh dưỡng, trùng biển xào mướp có hương vị ngọt thanh và làm tăng hương vị cho món ăn hấp dẫn này.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nào tốt nhất trong năm để du lịch Côn Đảo

Du lịch Côn Đảo từ ra tết đến hết mùa hè hay từ tháng 3 đến tháng 10 là thời gian tốt nhất, tuy nhiên, từ tháng 11 đến tháng 3, mặc dù vùng biển Côn Đảo thường có sóng lớn nhưng vì thời gian này là mùa khô nên luôn có ánh nắng chan hòa và cũng là thời gian đáng để đến Côn Đảo.

Xem thêm

☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Bà Rịa-Vũng Tàu

Xem thêm bản đồ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các thành phố, thị xã, huyện:
5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài đề xuất

Bài viết mới