Bản đồ Bờ Biển Ngà

Bờ Biển Ngà hay Côte d’Ivoire (phát âm tiếng Pháp: [kot divwaʁ], phiên âm: Cốt Đi-voa), tên chính thức là Cộng hòa Bờ Biển Ngà hay Cộng hòa Côte d’Ivoire (tiếng Pháp: République de Côte d’Ivoire) là một quốc gia nằm ở Tây Phi. Bờ Biển Ngà có biên giới giáp với Liberia, Guinea, Mali, Burkina Faso, và Ghana về phía tây, bắc, đông, và nằm bên cạnh Vịnh Guinea về phía nam.

Dân số của Bờ Biển Ngà năm 1998 là 15.366.672 người , năm 2009 là 20.617.068 người.

Trước khi bị người châu Âu chiếm đóng, Bờ Biển Ngà bao gồm nhiều nước nhỏ như Gyaaman, Kong Empire, và Baoulé. Ngoài ra còn có hai vương quốc của Người Anyi, đó là IndéniéSanwi, những quốc gia đã cố gắng duy trì sự độc lập của mình trong suốt thời kì Pháp thuộc và kể cả về sau này, khi Bờ Biển Ngà đã giành được độc lập. Hiệp định 1843-1844 đã buộc Bờ Biển Ngà chấp nhận sự bảo hộ của Pháp vào năm 1883, Bờ Biển Ngà trở thành một bộ phận của hệ thống thuộc địa của Thực dân Pháp.

Bờ Biển Ngà tuyên bố độc lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1960. Từ năm 1960 đến 1993, Bờ Biển Ngà được lãnh đạo bởi Félix Houphouët-Boigny. Trong giai đoạn này, Bờ Biển Ngà vẫn giữ mối liên kết mật thiết về kinh tế với các nước láng giềng Tây Phi cũng như các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp. Tuy nhiên, sau giai đoạn lãnh đạo của Houphouët-Boigny, Bờ Biển Ngà đã trải qua hai cuộc đảo chính (1999 and 2001) và một cuộc nội chiến, bất chấp cuộc bầu cử và một hiệp định giữa chính phủ mới và nhóm nổi loạn được ký kết mang lại hòa bình cho Bờ Biển Ngà. Bờ Biển Ngà là nền cộng hòa hiện thân của sức mạnh hành pháp hoàn toàn nằm trong tay của tổng thống. Thủ đô về mặt pháp lý của Bờ Biển Ngà là Yamoussoukro và thành phố lớn nhất là thành phố cảng Abidjan. Bờ Biển Ngà có 19 vùng và 81 tỉnh. Bờ Biển Ngà là thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, Liên minh châu Phi, Cộng đồng Pháp ngữ, Liên minh Latin, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi và Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương.

Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp nhưng Bờ Biển Ngà có rất nhiều thổ ngữ bao gồm tiếng Baoulé, tiếng Dioula, tiếng Dan, tiếng Anyin và tiếng Cebaara Senufo. Tôn giáo chính ở Bờ Biển Ngà là đạo Hồi, đạo Thiên Chúa và những tôn giáo bản địa khác.

Thông qua xuất khẩu cà phê và cacao, Bờ Biển Ngà là một nền kinh tế mạnh mẽ ở Tây Phi trong những năm 60 và 70 thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong những năm 1980, Bờ Biển Ngà đã phải trải qua khủng hoảng kinh tế, khiến cho quốc gia này trở nên rối loạn về chính trị cũng như xã hội. Kinh tế Bờ Biển Ngà trong thế kỉ XXI vẫn chủ yếu giữa vào kinh tế tiểu chủ nông nghiệp.

Sơ lược về Bờ Biển Ngà:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Bờ Biển Ngà class=
Châu lục:Châu Phi
Khu vực:Tây Phi
Mã vùng:225
Thủ đô:Yamoussoukro (legislative capital), Abidjan (administrative capital); note – although Yamoussoukro has been the official capital since 1983, Abidjan remains the administrative capital as well as the officially designated economic capital; the US, like oth
Quốc khánh:7 tháng 8
Diện tích:322,463 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:25.716.544 người (2019)
GDP:58,79 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$2,286.16
Tiền tệ:Communaute Financiere Africaine francs (XOF)

Bản đồ Bờ Biển Ngà online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Bờ Biển Ngà ở đâu? Bản đồ vị trí Bờ Biển Ngà

Bờ Biển Ngà là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi của Châu Phi

Bản đồ vị trí Bờ Biển Ngà
Bản đồ vị trí Bờ Biển Ngà. Nguồn: Wikipedia
Côte d'Ivoire ở đâu?
Côte d’Ivoire ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Bờ Biển Ngà. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Bờ Biển Ngà. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Bờ Biển Ngà

Bản đồ hành chính của Côte d'Ivoire
Bản đồ hành chính của Côte d’Ivoire. Nguồn: nationsonline.org
Bờ Biển Ngà Bản đồ
Bờ Biển Ngà Bản đồ. Nguồn: gisgeography.com
Các quận của Côte d'Ivoire Bản đồ
Các quận của Côte d’Ivoire Bản đồ. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Bờ Biển Ngà
Bản đồ hành chính Bờ Biển Ngà. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Thuở sơ khai

Rất khó để xác định khi nào xuất hiện dấu vết đầu tiên của con người ở Bờ Biển Ngà bởi vì thời tiết ẩm ướt của Bờ Biển không cho phép lưu giữ tốt những vết tích như vậy. Tuy nhiên, sự hiện diện của các loại vũ khí thô sơ cũng như các công cụ rời rạc (đặc biệt là dấu vết của các lưỡi rìu được mài sắc trên đất sét và những gì còn sót lại của việc nấu nướng và đánh cá) chứng tỏ khả năng một số lượng lớn người đã sinh sống ở Bờ Biển Ngà là có thể trong giai đoạn Hậu đồ đá (từ năm 15.000 đến năm 10.000 trước CN), hoặc ít ra là trong giai đoạn Đồ đá mới.

Tuy nhiên, những cư dân đầu tiên của Bờ Biển Ngà đã để lại dấu vết chứng minh cho sự tồn tại của mình rải rác khắp nơi trên vùng đất này. Những nhà sử học đều tin rằng những cư dân đầu tiên đó đã được thay thế hoặc bij đồng hóa bởi tổ tiên của cư dân Bờ Biển Ngà hiện nay bắt đầu từ thế kỉ XVI, bao gồm người Ehotilé (Aboisso), người Kotrowou (Fresco), người Zéhiri (Grand Lahou), người Ega và người Diès (Divo).

Thời kỳ thuộc địa

Côte d’Ivoire là vùng đất hấp dẫn đối với các thương gia PhápBồ Đào Nha từ thế kỷ XV. Họ đến đây để tìm kiếm ngà voi và nô lệ. Năm 1842, thực dân Pháp chiếm các vùng ven biển, thiết lập chế độ thuộc địa năm 1893 và sáp nhập vào lãnh thổ Tây Phi thuộc Pháp năm 1896. Năm 1934, Abidjan trở thành thủ đô, đất nước phát triển nhờ khai khẩn các đồn điền ca cao và cà phê, việc khai thác rừng được dễ dàng nhờ việc xây dựng đường sắt Abidjan-Niger kéo dài đến biên giới vùng Thượng Volta.

Độc lập

Côte d’Ivoire giành độc lập năm 1960. Côte d’Ivoire cùng Dahomay (Bénin), NigerBurkina Faso thành lập đồng minh thuế quan năm 1959. Côte d’Ivoire là một trong những nước có nền kinh tế phát triển trong vùng châu Phi cận Sahara, đứng đầu thế giới về xuất khẩu ca cao, là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Houphouët-Boigny quản lý

Houphouët-Boigny trở thành Tổng thống sau khi đất nước độc lập (1960). Boigny tái đắc cử sáu lần và giữ chức này cho đến năm 1993. Lực lượng sinh viên, nông dân và thợ thuyền đã phản đối buộc Tổng thống phải hợp pháp hóa các đảng đối lập và tổ chức các cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 10 năm 1990. Houphouet Boigny giành thắng lợi với 81% số phiếu.

Về chính trị, Houphouët-Boigny lãnh đạo Bờ Biển Ngà với chính sách “bàn tay sắt”. Một số nhận xét mềm mỏng hơn cho rằng sự lãnh đạo của ông giống với hình thái “phụ quyền-gia trưởng”. Không có tự do báo chí và chỉ có một chính đảng tồn tại. Điều này được một số người chấp nhận điều này như yêu cầu tất yếu nhằm mục đích tranh thủ lá phiếu của cử tri. Houphouët-Boigny cũng bị chỉ trích bởi những vấn đề liên quan các dự án quy mô lớn. Nhiều người cho rằng việc chi hàng triệu USD để cải tạo Yamoussoukro, quê hương của Houphouët Boigny, thành thủ đô mới là vô cùng lãng phí; một số người khác thì ủng hộ tầm nhìn của ông theo hướng phát triển thành phố này thành một trung tâm hòa bình, giáo dục và tôn giáo ngay giữa lòng Bờ Biển Ngà. Nhưng vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, suy thoái kinh té thế giới cộng với hạn hán đã tác động không nhỏ đến kinh tế Bờ Biển Ngà. Cùng với việc lạm dụng khai thác gỗ và đường bị rớt giá, nợ nước ngoài của Bờ Biển Ngà tăng lên gấp 3. Tội phạm gia tăng một cách đáng lo ngại ở Abidjan.

Vào năm 1990, hàng trăm cán bộ nhà nước và sinh viên gây bạo loạn để phản đối tình trạng tham nhũng đang hoành hành. Cuộc bạo loạn buộc chính phủ phải chuyển sang nền dân chủ đa đảng. Sức khỏe của Houphouët-Boigny ngày càng yếu và chết vào năm 1993. Ông đề cử Henri Konan Bédié là người kế nhiệm.

Bédié quản lý

Tháng 10 năm 1995, Bédié giành chiến thắng áp đảo trước phe đối lập rời rạc và thiếu tổ chức trong lần tái tranh cử. Bédié thắt chặt sự kiểm soát về chính trị, tống giam hơn 700 người ủng hộ phe đối lập. Tuy nhiên, kinh tế của Bờ Biển Ngà lại có những dấu hiệu khả quan như lạm phát giảm và chính phủ cố gắng xóa bỏ nợ nước ngoài.

Khác với Houphouët-Boigny, người chủ trương tránh những mâu thuẫn sắc tộc và để ngỏ một số vị trí trong bộ máy hành chính cho những người nhập cư từ các nước láng giếng, Bản mẫu:Bedié chú trọng vào quan điểm “Ivority” (tiếng Pháp: Ivoirité) để loại bỏ đối thủ của ông ta Alassane Ouattara, vốn có bố mẹ là người phía bắc Bờ Biển Ngà, khỏi cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống. Tuy nhiên, chính sách loại bỏ người nước ngoài này đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa các sắc tộc khác nhau ở Bờ Biển Ngà, vốn từ trước đến nay có số lượng dân nhập cư chiếm phần lớn trong tổng số dân của cả nước.

Đảo chính năm 1999

Tương tự, Bédié đã loại bỏ nhiều đối thủ chính trị khỏi quân đội. Cuối năm 1999, một nhóm sĩ quan bất mãn với chính phủ đã tổ chức một cuộc đảo chính quân sự, đưa tướng Robert Guéï lên nắm quyền. Bédié bỏ trốn sang Pháp. Chính quyền mới đã giảm bớt tình hình tội phạm và tham nhũng, cùng với việc áp đặt giới nghiêm và vận động rộng khắp trên đường phố về một xã hội tiết kiệm hơn.

Gbagbo quản lý

Cuộc bầu cử tổng thống tháng 10 năm 2000 giữa hai ứng cử viên Laurent Gbagbo và Guéï diễn ra quyết liệt nhưng hòa bình. Sự kiện nổi bật tiếp theo cuộc bầu cử tổng thống được đánh dấu bằng cuộc bạo loạn của quân đội và dân chúng Bờ Biển Ngà. Cuộc bạo loạn đã khiến 180 người chết và Guéï phải nhường lại chiếc ghế cho Gbagbo. Tòa án tối cao Bờ Biển Ngà ra quyết định phế truất Alassane Ouattara vì gốc gác Burkinabé của ông ta. Hiến pháp Bờ Biển Ngà tại thời điểm đó cũng như dưới thời Guéï không cho phép người không đáp ứng đủ yêu cầu về quốc tịch đứng ra tranh cử tổng thống. Sự kiện này đã châm ngòi cho những xô xát bạo lực giữa người ủng hộ Alassane Ouattara, chủ yếu là cư dân đến từ phía bắc Bờ Biển Ngà, và cảnh sát chống bạo động ở thủ đô Yamoussoukro.

Mỗi bên đều tuyên bố thắng lợi trong cuộc bầu cử được cho là gian lận. Sự phản đối của nhân dân biến thành bạo động và buộc Tướng Guei rời khỏi nhóm quân đội nổí loạn mưu toan đảo chính. Tướng Guei và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Doudou bị giết trong cuộc chiến giữa quân Chính phủ và phe nổi dậy. Tổng thống Laurent Gbagbo, đắc cử năm 2000, tố cáo Guei tiến hành đảo chính.

Đảo chính năm 2002

Bờ Biển Ngà vẫn còn phải đối mặt với hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị trong đó đỉnh điểm là vụ đảo chính năm 1999, cuộc bầu cử Tổng thống đương nhiệm Laurent Gbagbo vào năm 2000 và cuộc xung đột vũ trang năm 2002 giữa phe nổi loạn và lực lượng chính phủ. Kể từ tháng 9 năm 2002, tình hình này đã dẫn tới sự di dân ồ ạt của gần 1,7 triệu người, phá huỷ cơ sở hạ tầng kinh tế và sự rối loạn hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Chính phủ thống nhất 2003

Cuộc chiến vẫn tiếp tục, ngay cả sau khi một hiệp định hòa bình do Pháp làm trung gian được ký kết tháng 1 năm 2003. Hiệp định này kêu gọi Chính phủ chia sẻ quyền lực với phe nổi dậy. Tình hình vẫn còn căng thẳng mặc dầu Tổng thống cam kết sẽ khôi phục dân chủ.

Hậu quả 2004 – 2007

Trong năm 2007, những thành tựu nổi bật cũng đã được ghi nhận trong việc tái lập các thẻ chế của nước Cộng hoà này. Đây là kết quả của việc thực hiện Thoả thuận chính trị Ouagadougou ký ngày 4 tháng 3 năm 2007 giữa các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn tỏ lo ngại về sự chậm trễ trong thực hiện tiến trình hoà bình tại Bờ Biển Ngà theo thoả thuân Ouagadougou. Đến nay, thời điểm dự định cuộc bầu cử Tổng thống vẫn chưa được ấn định.

Bản đồ vật lý Bờ Biển Ngà

Bản đồ vật lý Bờ Biển Ngà
Bản đồ vật lý Bờ Biển Ngà. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý Bờ Biển Ngà
Bản đồ vật lý Bờ Biển Ngà.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ vật lý của Côte d'Ivoire
Bản đồ vật lý của Côte d’Ivoire. Nguồn: worldatlas.com
Bờ Biển Ngà Bản đồ vật lý
Bờ Biển Ngà Bản đồ vật lý. Nguồn: gisgeography.com

Địa lý

Bờ Biển Ngà là một quốc gia Tây Phi hạ Sahara, bên vịnh Guinea, Đông giáp Ghana, Tây giáp LiberiaGuinea, Bắc giáp MaliBurkina Faso. Địa hình được cấu tạo bởi các vùng cao nguyên và núi ở miền Tây; vùng Tây Bắc thoải dần về phía Nam gồm các vùng đồng bằng trầm tích và vùng duyên hải, bờ biển thấp và nhiều cát. Phía Nam chịu ảnh hưởng khí hậu xích đạo tạo điều kiện thích hợp cho các vùng rừng rậm phát triển và chuyển dần sang các khu rừng thưa và các đồng cỏ nhiệt đới ở phía Bắc.

Bản đồ giao thông của Bờ Biển Ngà

Bản đồ giao thông Bờ Biển Ngà
Bản đồ giao thông Bờ Biển Ngà. Nguồn:CIA

Bản đồ vệ tinh Bờ Biển Ngà

Bờ Biển Ngà Bản đồ vệ tinh
Bờ Biển Ngà Bản đồ vệ tinh. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản