Bản đồ Madagascar

Madagascar, tên chính thức là nước Cộng hòa Madagascar (phiên âm tiếng Việt: Ma-đa-gát-xca; tiếng Malagasy: Repoblikan’i Madagasikara phát âm tiếng Malagasy:  [republiˈkʲan madaɡasˈkʲarə̥]; tiếng Pháp: République de Madagascar) là một đảo quốc nằm trên Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển đông nam bộ của đại lục châu Phi. Quốc gia bao gồm đảo Madagascar cũng nhiều đảo ngoại vi nhỏ hơn. Sau khi vỡ ra từ siêu lục địa Gondwana, Madagascar tách khỏi Ấn Độ khoảng 88 triệu năm trước, khiến các loài thực vật và động vật bản địa tiến hóa tương đối cô lập. Do vậy, Madagascar là một điểm nóng đa dạng sinh học.

Người Nam Đảo là giống người định cư đầu tiên tại Madagascar, từ 350 TCN đến 550 CN, họ đến từ đảo Borneo bằng các xuồng chèo. Khoảng năm 1000, người Bantu vượt qua eo biển Mozambique để di cư sang Madagascar. Theo thời gian, các nhóm khác tiếp tục đến định cư tại Madagascar, mỗi nhóm đều có các đóng góp lâu dài cho sinh hoạt văn hóa trên đảo. Dân tộc Malagasy thường được chia thành 18 hoặc nhiều hơn các phân nhóm, lớn nhất trong số đó là người Merina tại cao địa trung bộ.

Cho đến cuối thế kỷ XVIII, đảo Madagascar do một loạt các liên minh xã hội-chính trị cai trị. Bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX, hầu hết đảo được thống nhất và cai trị dưới chính thể Vương quốc Madagascar. Chế độ quân chủ sụp đổ vào năm 1897 khi đảo bị hấp thu vào Đế quốc thực dân Pháp. Đảo giành được độc lập từ Pháp vào năm 1960. Từ năm 1992, quốc gia chính thức được quản lý như một nền dân chủ lập hiến với thủ đô là Antananarivo.

Năm 2012, dân số Madagascar được ước tính là hơn 22 triệu, 90% trong số đó sống dưới 2 USD/ngày. Tiếng Malagasy và tiếng Pháp đều là các ngôn ngữ chính thức của đảo quốc. Phần lớn dân số trung thành với các đức tin truyền thống, Ki-tô giáo hoặc pha trộn cả hai. Du lịch sinh thái và nông nghiệp, cùng với đầu tư lớn hơn cho giáo dục, y tế và doanh nghiệp tư nhân, là những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của Madagascar.

Sơ lược về Madagascar:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Madagascar class=
Châu lục:Châu Phi
Khu vực:Đông Phi
Mã vùng:261
Thủ đô:Antananarivo
Quốc khánh:26 tháng 6
Diện tích:587,041 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:26.969.307 người (2019)
GDP:14,08 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$522.22
Tiền tệ:Malagasy ariary (MGA)

Bản đồ Madagascar online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Madagascar ở đâu? Bản đồ vị trí Madagascar

Madagascar là một quốc gia thuộc khu vực Đông Phi của Châu Phi

Bản đồ vị trí Madagascar
Bản đồ vị trí Madagascar. Nguồn: Wikipedia
Madagasca ở đâu?
Madagasca ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Madagascar. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Madagascar. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Madagascar

Bản đồ hành chính của Madagascar
Bản đồ hành chính của Madagascar. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Madagascar
Bản đồ Madagascar. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các tỉnh của Madagascar
Bản đồ các tỉnh của Madagascar. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Madagascar
Bản đồ hành chính Madagascar. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Thời kỳ ban đầu

Các nhà khảo cổ học ước tính rằng những người định cư đầu tiên đến trên những xuồng chèo từ nam bộ Borneo trong các làn sóng liên tiếp trong suốt giai đoạn từ 350 TCN đến 550 CN, do vậy Madagascar là một trong những vùng đất lớn cuối cùng trên Trái Đất có loài người định cư. Khi đến nơi, những người định cư ban đầu này tiến hành nông nghiệp ‘chặt và đốt’ để phát quang các khu rừng mưa duyên hải nhằm lấy đất trồng cấy. Những người định đầu tiên chạm trán với các động vật cỡ lớn phong phú trên đảo, gồm có vượn cáo khổng lồ, chim voi, cầy fossa khổng lồ (Cryptoprocta spelea), và hà mã Malagasy, sau đó các loài động vật này bị tuyệt chủng do săn bắn và môi trường sống bị tàn phá. Khoảng năm 600 CN, các nhóm thuộc những người định cư ban đầu này bắt đầu phát quang các khu rừng tại các cao địa trung tâm. Người Ả Rập lần đầu tiên đến đảo trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX. Một làn sóng những người nhập cư nói tiếng Bantu đến đảo từ phần đông nam của châu Phi vào khoảng năm 1000 CN và đưa đến zebu, một loại gia súc sừng dài và có bướu, chúng được nuôi trong các đàn lớn.

Đến khoảng năm 1600, các ruộng lúa được tưới tiêu xuất hiện tại Vương quốc Betsileo trên cao địa trung tâm, và một thế kỷ sau thì mở rộng với các ruộng bậc thang trên khắp Vương quốc Imerina láng giềng. Cường độ canh tác đất đai tăng lên và nhu cầu ngày càng tăng về các bãi chăn thả bò zebu đã biến đổi phần lớn các cao địa trung tâm từ một hệ sinh thái rừng thành thảo nguyên vào khoảng thế kỷ XVII. Lịch sử truyền khẩu của người Merina, phân nhóm có thể đến các cao địa trung tâm từ 600 đến 1000 năm trước, miêu tả về việc chạm trán với một nhóm đã được thành lập từ trước đó mà họ gọi là Vazimba. Người Vazimba có thể là hậu duệ của một làn sóng người Nam Đảo đến định cư từ sớm hơn và có kỹ thuật kém tiến bộ hơn. Các vương Andriamanelo, Ralambo và Andrianjaka của người Merina tiến hành đồng hóa hoặc trục xuất người Vazimba khỏi các cao địa vào thế kỷ XVI hoặc đầu thế kỷ XVII. Ngày nay, các linh hồn của người Vazimba được nhiều cộng đồng Malagasy truyền thống sùng kính như tompontany (chủ nhân thổ địa nguyên thủy).

Madagascar là một trung tâm mậu dịch xuyên đại dương quan trọng, kết nối các cảng tại Ấn Độ Dương trong các thế kỷ ban đầu sau khi có người đến định cư. Lịch sử thành văn của Madagascar bắt đầu với người Ả Rập, họ thiết lập các trạm mậu dịch dọc theo bờ biển tây bắc từ muộn nhất là thế kỷ X và đem đến Hồi giáo, chữ Ả Rập (dùng để chép tiếng Malagasy bằng một dạng chữ viết gọi là sorabe), thuật chiêm tinh Ả Rập và các yếu tố văn hóa khác. Người châu Âu bắt đầu có tiếp xúc với đảo vào năm 1500, khi thuyền trưởng người Bồ Đào Nha Diogo Dias trông thấy đảo. Người Pháp thiết lập các trạm mậu dịch dọc theo bờ biển phía đông của đảo vào cuối thế kỷ XVII.

Từ khoảng năm 1774 đến năm 1824, Madagascar được chú ý đặc biệt trong giới hải tặc và thương nhân châu Âu, đặc biệt là những người tham gia vào buôn bán nô lệ Đại Tây Dương. Đảo nhỏ Nosy Boroha ở ngoài khơi bờ biển đông bắc của Madagascar được một số nhà sử học đề xuất là địa điểm của hải tặc truyền thuyết không tưởng Libertalia. Các thủy thủ người châu Âu bị đắm tàu gần các đường bờ biển của đảo, trong số đó có Robert Drury, nhật ký của người này là một trong các miêu tả bằng văn bản hiếm hoi về sinh hoạt tại nam bộ Madagascar trong thế kỷ XVIII. Sự giàu có bắt nguồn từ mậu dịch hàng hải khuyến khích sự nổi lên của các vương quốc có tổ chức trên đảo, một số trong đó phát triển khá hùng mạnh vào khoảng thế kỷ XVII. Trong số đó có liên minh Betsimisaraka ờ bờ biển phía đông và các tù bang Menabe cùng Boina của người Sakalava trên bờ biển phía tây. Vương quốc Imerina nằm tại các cao địa trung tâm với thủ đô tại vương cung Antananarivo, nổi lên vào khoảng thời gian Quốc vương Andriamanelo trị vì.

Vương quốc Madagascar

Vào lúc nổi lên trong đầu thế kỷ XVII, vương quốc Imerina trên cao địa ban đầu là một thế lực tương đối nhỏ so với các vương quốc lớn hơn ở duyên hải và thậm chí còn yếu hơn vào đầu thế kỷ XVIII khi Quốc vương Andriamasinavalona phân chia lãnh thổ cho bốn người con trai của ông. Sau một thế kỷ chiến loạn và đói kém, Quốc vương Andrianampoinimerina tái thống nhất Imerina vào năm 1793. Từ kinh đô ban đầu là Ambohimanga, và sau đó là từ Rova Antananarivo, Andrianampoinimerina nhanh chóng khuếch trương quyền cai trị của mình ra các quốc gia lân cận. Tham vọng kiểm soát được toàn bộ đảo của Andrianampoinimerina thực hiện được ở mức độ lớn dưới thời con trai và người kế vị của ông là Quốc vương Radama I, người này được chính phủ Anh Quốc công nhận là Quốc vương Madagascar. Năm 1817, Radama I ký kết một hiệp định với thống đốc của Anh Quốc tại Mauritius nhằm bãi bỏ mua bán nô lệ sinh lợi để đổi lấy viện trợ quân sự và chính trị của Anh Quốc. Các sứ tiết truyền giáo từ Hội Truyền giáo Luân Đôn bắt đầu đến đảo vào năm 1818, họ lập nên các trường học, dùng chữ cái Latinh để chép lại tiếng Malagasy, dịch Kinh Thánh, và đưa nhiều kỹ thuật mới đến đảo.

Phản ứng trước các xâm phạm về chính trị và văn hóa ngày càng tăng từ phía Anh Quốc và Pháp, người kế vị Radama I là Nữ vương Ranavalona I ban một chiếu chỉ nghiêm cấm hành lễ Ki-tô giáo tại Madagascar và ép buộc hầu hết người ngoại quốc phải rời khỏi lãnh thổ. Trong số những người ngoại quốc tiếp tục cư trú tại Imerina có Jean Laborde, ông phát triển đạn dược và các ngành công nghiệp khác tại vương quốc nhân danh quân chủ, và Joseph-François Lambert, một nhà thám hiểm và thương nhân nô lệ người Pháp, ông đã ký với Vương tử đương thời Radama II một thỏa thuận mậu dịch gây tranh luận được đặt tên là Hiến chương Lambert. Sau khi kế vị, Radama II nỗ lực nới lỏng các chính sách nghiêm ngặt của Nữ vương Ranavalona I, song hai năm sau ông bị lật đổ bởi Tể tướng Rainivoninahitriniony và một liên minh gồm các triều thần Andriana (quý tộc) và Hova (bình dân), những người này muốn chấm dứt quyền lực tuyệt đối của quân chủ. Sau chính biến, các triều thần đề nghị cho vương hậu của Radama II là Rasoherina có cơ hội đăng cơ, với điều kiện bà phải chấp thuận một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với Tể tướng, khế ước xã hội mới này được xác nhận bằng một cuộc hôn nhân chính trị giữa Nữ vương và Tể tướng. Rasoherina chấp thuận, đầu tiên bà tái giá với Rainivoninahitriniony, sau đó hạ bệ Rainivoninahitriniony và tái giá với em của người này là Tể tướng Rainilaiarivony, vị Tể tướng này sau đó lần lượt kết hôn với Nữ vương Ranavalona II và Nữ vương Ranavalona III.

Trong thời gian 31 năm Rainilaiarivony làm tể tướng, nhiều chính sách được thông qua nhằm hiện đại hóa và củng cố quyền lực của chính phủ trung ương. Trường học được dựng lên trên khắp đảo và việc học tập [tại khu vực đó] là bắt buộc. Tổ chức quân đội được cải tiến, và các cố vấn Anh Quốc được thuê để huấn luyện và chuyên nghiệp hóa các quân nhân. Đa thê bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, và triều đình tuyên bố Ki-tô giáo là quốc giáo vào năm 1869, tôn giáo này được một phần ngày càng tăng trong dân chúng chấp thuận đồng thời với các đức tin truyền thống. Các điều luật được cải cách dựa trên thông luật của Anh Quốc và ba tòa án kiểu Âu được thiết lập tại thủ đô. Trong vai trò đồng thời là Tổng tư lệnh, Rainilaiarivony cũng bảo đảm phòng thủ thành công Madagascar trước một số cuộc xâm nhập của thực dân Pháp.

Pháp thuộc

Chủ yếu dựa trên cơ sở rằng Hiến chương Lambert không được tôn trọng, Pháp xâm chiếm Madagascar vào năm 1883, cuộc chiến được gọi là Chiến tranh Pháp-Hova lần thứ nhất. Đến cuối cuộc chiến, Madagascar nhượng đô thị cảng Antsiranana (Diego Suarez) ở phía bắc cho Pháp và trả 560.000 franc cho những người thừa kế của Lambert. Năm 1890, Anh Quốc chấp thuận đòi hỏi chính thức đầy đủ về một chế độ bảo hộ của Pháp trên đảo, song nhà cầm quyền Pháp không được chính phủ Madagascar công nhận. Để buộc chính phủ Madagascar đầu hàng, người Pháp bắn phá và chiếm cảng Toamasina trên bờ biển phía đông, và Mahajanga trên bờ biển phía tây, lần lượt vào tháng 12 năm 1894 và tháng 1 năm 1895. Một đội quân cơ động của Pháp sau đó hành quân hướng đến Antananarivo, để mất nhiều quân nhân do sốt rét và các bệnh khác. Quân tiếp viện của Pháp đến từ Algérie và châu Phi hạ Sahara. Khi đến thành phố vào tháng 9 năm 1895, đội quân này dùng pháo hạng nặng bắn phá vương cung, gây thương vong nặng nề và khiến Nữ vương Ranavalona III phải đầu hàng. Pháp sáp nhập Madagascar vào năm 1896 và tuyên bố đảo là một thuộc địa vào năm sau đó, bãi bỏ chế độ quân chủ Merina và đưa vương thất đi sống lưu vong trên đảo Réunion và đến Algérie. Một phong trào phản kháng kéo dài hai năm của người ban địa bị dập tắt trên thực tế vào cuối năm 1897.

Dưới thời cai trị thực dân, các đồn điền được lập ra để sản xuất nhiều nông sản xuất khẩu. Chế độ nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1896, song nhiều người trong số 500.000 nô lệ được giải phóng vẫn ở tại gia viên chủ nhân cũ trong thân phận đầy tớ. Các đại lộ trải nhựa rộng rãi và các tòa nhà hội họp được xây dựng tại thủ đô Antananarivo và tổ hợp cung Rova được chuyển thành một bảo tàng. Có thêm các trường học được xây dựng, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn và duyên hải- những nơi chưa có trường dưới thời Merina. Giáo dục là bắt buộc trong độ tuổi từ 6 đến 13 và tập trung chủ yếu vào tiếng Pháp và các kỹ năng thực hành. Truyền thống của triều đình Merina về trả thuế dưới hình thức lao động vẫn tiếp tục dưới thời Pháp thuộc, những người này được sử dụng để xây dựng một tuyến đường sắt và các đường bộ kết nối các thành thị duyên hải chính yếu đến Antananarivo. Các quân nhân người Malagasy chiến đấu cho Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thập niên 1930, các nhà tư tưởng chính trị của Đức Quốc xã phát triển kế hoạch Madagascar trên cơ sở các đề xuất trước đó từ Ba Lan và những nơi khác tại châu Âu mà theo đó xác định đảo là một địa điểm tiềm năng để trục xuất người Do Thái tại châu Âu. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đảo là nơi diễn ra trận Madagascar giữa Chính phủ Vichy Pháp và Anh Quốc. Việc Pháp bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai làm hoen ố uy tín chính quyền thực dân tại Madagascar và kích động phong trào độc lập phát triển, dẫn đến Nổi dậy Malagasy vào năm 1947. Phong trào này khiến Pháp phải lập các thiết chế cải cách vào năm 1956 theo Loi Cadre (Đạo luật Cải cách Hải ngoại), và Madagascar chuyển dịch hướng đến độc lập một cách hòa bình. Cộng hòa Malagasy được tuyên bố vào ngày 14 tháng 10 năm 1958, với địa vị là một nước tự trị trong Cộng đồng Pháp. Một giai đoạn chính phủ lâm thời kết thúc bằng việc thông qua một bản hiến pháp vào năm 1959 và độc lập hoàn toàn vào ngày 26 tháng 6 năm 1960.

Quốc gia độc lập

Kể từ khi giành được độc lập, Madagascar trải qua bốn nền cộng hòa tương ứng với số lần sửa đổi hiến pháp. Đệ Nhất cộng hòa (1960–72) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Philibert Tsiranana, với đặc trưng là tiếp nối các quan hệ kinh tế và chính trị mạnh mẽ với Pháp. Nhiều vị trí cấp cao mang tính kỹ thuật được trao cho những người gốc Pháp; và các giáo viên tiếng Pháp, sách giáo khoa và chương trình giảng dạy tiếng Pháp tiếp tục được sử dụng trong các trường học trên toàn quốc. Phẫn uất của quần chúng đối với sự khoan dung của Tsiranana cho dàn xếp “tân thực dân” này kích động một loạt các cuộc biểu tình của nông dân và sinh viên, lật đổ chính quyền của Tsiranana vào năm 1972.

Thiếu tướng quân đội Gabriel Ramanantsoa được bổ nhiệm làm Tổng thống và Thủ tướng lâm thời trong cùng năm, song do sự ủng hộ của quần chúng thấp nên ông buộc phải từ chức vào năm 1975. Đại tá quân đội Richard Ratsimandrava được bổ nhiệm làm người kế nhiệm song bị ám sát chỉ sáu ngày sau khi nhậm chức. Tướng Gilles Andriamahazo sau đó trở thành người cai trị đất nước trong bốn tháng trước khi bị Phó đô đốc Didier Ratsiraka thay thế. Nhiệm kỳ của Didier Ratsiraka tương ứng với Đệ Nhị cộng hòa (1975-1992), với chính phủ xã hội chủ nghĩa-Marxist. Trong giai đoạn này, Madagascar liên kết chính trị với các quốc gia trong khối phía Đông và chuyển hướng sang cô lập về kinh tế. Các chính sách này đi đôi với các áp lực kinh tế bắt nguồn từ Khủng hoảng dầu mỏ 1973 khiến cho kinh tế Madagascar nhanh chóng sụp đổ và mức sinh hoạt suy giảm mạnh, còn quốc gia thì hoàn toàn phá sản vào năm 1979. Chính quyền của Ratsiraka chấp thuận các điều kiện về minh bạch, các biện pháp chống tham nhũng và các chính sách thị trường tự do của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương khác để đổi lấy cứu trợ tài chính của họ cho nền kinh tế Madagascar.

Sự ủng hộ của quần chúng đối với Chính phủ Ratsiraka suy giảm vào cuối thập niên 1980, và đạt một điểm tới hạn vào năm khi khi vệ binh tổng thống khai hỏa vào những người biểu tình không mang vũ khí trong một cuộc tập hợp. Trong vòng hai tháng, một chính phủ chuyển tiếp được thành lập dưới sự lãnh đạo của Albert Zafy, người này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1992 và mở đầu cho Đệ Tam Cộng hòa (1992–2010). Hiến pháp mới của Madagascar thiết lập một nền dân chủ đa đảng và phân chia quyền lực với quyền kiểm soát đáng kể được trao cho Quốc hội. Hiến pháp mới cũng nhấn mạnh nhân quyền, các quyền tự do xã hội và chính trị, và thương mại tự do. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Albert Zafy bị tổn hại do suy thoái kinh tế, các cáo buộc tham nhũng, và đệ trình các dự luật nhằm trao cho bản thân tổng thống thêm nhiều quyền lực. Albert Zafy bị buộc tội vào năm 1996, Norbert Ratsirahonana được bổ nhiệm làm tổng thống lâm thời trong ba tháng cho đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Ratsiraka sau đó được bầu làm tổng thống với cương lĩnh chính trị phân quyền và cải cách kinh tế, nhiệm kỳ thứ hai này của ông kéo dài từ năm 1996 đến năm 2001.

Trong bầu cử tổng thống năm 2001 gây tranh luận, thị trưởng Antananarivo khi đó là Marc Ravalomanana cuối cùng nổi lên là người chiến thắng. Sau đó là bế tắc chính trị kéo dài bảy tháng trong năm 2002 giữa những người ủng hộ của Ravalomanana và những người ủng hộ của Ratsiraka. Cuộc khủng hoảng chính trị tác động tiêu cực đến kinh tế, chúng dần được khắc phục bằng các chính sách kinh tế và chính trị tiến bộ của Ravalomanana. Theo đó, chính phủ Madagascar khuyến khích đầu tư vào giáo dục và du lịch sinh thái, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cải thiện quan hệ đối tác thương mại cả ở tầm khu vực và thế giới. Trong nửa sau nhiệm kỳ thứ hai của mình, Ravalomanana bị các quan sát viên quốc nội và quốc tế chỉ trích, họ cáo buộc ông ngày càng độc đoán và tham nhũng.

Lãnh tụ đối lập và thị trưởng Antananarivo đương thời là Andry Rajoelina lãnh đạo một phong trào vào đầu năm 2009, kết quả là Ravalomanana bị loại khỏi quyền lực trong một quá trình vi hiến bị chỉ trích rộng rãi là một đảo chính. Tháng 3 năm 2009, Rajoelina được Tòa án Tối cao tuyên bố là Chủ tịch của Chính phủ quá độ cấp cao, chịu trách nhiệm đưa đất nước hướng tới bầu cử tổng thống. Năm 2010, hiến pháp mới được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, thiết lập Đệ Tứ Cộng hòa, theo đó duy trì cấu trúc dân chủ, đa dảng giống như trong hiến pháp trước đó. Hery Rajaonarimampianina giành chiến thắng trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 12 năm 2013.

Bản đồ vật lý Madagascar

Bản đồ vật lý Madagascar
Bản đồ vật lý Madagascar. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý Madagascar
Bản đồ vật lý Madagascar.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ vật lý của Madagascar
Bản đồ vật lý của Madagascar. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vật lý Madagascar
Bản đồ vật lý Madagascar. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ giao thông của Madagascar

Bản đồ giao thông Madagascar
Bản đồ giao thông Madagascar. Nguồn:CIA

Bản đồ vệ tinh Madagascar

Bản đồ vệ tinh Madagascar
Bản đồ vệ tinh Madagascar. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản