Bản đồ Mali

Mali có tên chính thức là Cộng hòa Mali, (tiếng Pháp: République du Mali; tiếng Bambara: ߡߊߟߌ ߞߊ ߝߊߛߏߖߊߡߊߣ, Latinh hóa: Mali ka Fasojamana, tiếng Fula: , chuyển tự Renndaandi Maali, tiếng Ả Rập: جمهورية مالي‎) là một quốc gia nằm trong lục địa của miền tây châu Phi. Mali là đất nước có diện tích lớn thứ tám châu Phi, và có chung đường biên giới Algérie về phía bắc, Niger về phía đông, Burkina FasoCôte d’Ivoire về phía nam, Guinée về phía tây nam, SénégalMauritanie về phía tây. Diện tích của Mali vào khoảng 1.240.000 km² và dân số khoảng hơn 14 triệu người. Thủ đô của Mali là Bamako.

Mali được chia làm tám vùng và phần lớn diện tích nước này nằm trong khu vực sa mạc Sahara, trong khi vùng đất phía nam của Mali, nơi có đa số dân cư sinh sống, nằm trong lưu vực của hai con sông Niger và Sénégal. Cơ cấu kinh tế của Mali tập trung chủ yếu vào nông nghiệp và đánh bắt cá. Một số tài nguyên thiên nhiên của Mali bao gồm vàng, uranium, và muối. Mali được xem là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

Đất nước Mali hiện tại từng là một phần của ba đế quốc Tây Phi tồn tại trong lịch sử và kiểm soát đường thương mại xuyên Sahara Đế quốc Ghana, Đế quốc Mali (Mali được đặt tên theo đế quốc này), và đế quốc Songhai. Cuối thập niên 1800, Mali nằm dưới sự cai trị của người Pháp, và trở thành một phần của Soudan thuộc Pháp. Mali giành được độc lập vào năm 1959 cùng với Sénégal, và thành lập Liên bang Mali. Một năm sau Liên bang Mali tan rã và Mali trở thành một quốc gia độc lập. Sau một thời gian dài nằm dưới chế độ độc đảng cai trị, cuộc đảo chính 1991 dẫn tới sự thành lập một bản hiến pháp mới quy định thành lập nước Mali dân chủ và có một nhà nước đa đảng. Khoảng phân nửa dân số Mali sống dưới ngưỡng nghèo của quốc tế là 1,25$/ngày.

Sơ lược về Mali:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Mali class=
Châu lục:Châu Phi
Khu vực:Tây Phi
Mã vùng:223
Thủ đô:Bamako
Quốc khánh:22 tháng 9
Diện tích:1,240,192 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:19.658.031 người (2019)
GDP:17,51 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$890.74
Tiền tệ:Communaute Financiere Africaine francs (XOF)

Bản đồ Mali online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Mali ở đâu? Bản đồ vị trí Mali

Mali là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi của Châu Phi

Bản đồ vị trí Mali
Bản đồ vị trí Mali. Nguồn: Wikipedia
Mali ở đâu?
Mali ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Mali. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Mali. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Mali

Bản đồ hành chính của Mali
Bản đồ hành chính của Mali. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Mali
Bản đồ Mali. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các khu vực của Mali
Bản đồ các khu vực của Mali. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Mali
Bản đồ hành chính Mali. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Trước kia Mali là một phần của ba đế quốc Tây Phi nổi tiếng, vốn kiểm soát đường thương mại xuyên Sahara vận chuyển vàng, muối, nô lệ, và các vật dụng quý giá khác. Ban đầu vùng đất ngày nay là Mali là bao gồm những vương quốc Sahel không có ranh giới địa chính trị cũng như một bản sắc dân tộc đặc thù. Đế quốc xuất hiện sớm nhất là đế quốc Ghana và được cai trị bởi người Soninke, vốn là một tộc người nói ngôn ngữ Mande. Quốc gia này mở rộng về Tây Phi từ thế kỷ thứ VIII đến năm 1078, khi nó bị chinh phục bởi triều Almoravids.

Sau đó, đế quốc Mali được thành lập ở phía bắc con sông Niger, và đạt tới đỉnh cao quyền lực của nó vào thế kỷ XIV. Trong thời kỳ đế quốc Mali tồn tại, các thành phố cổ đại của Djenné và Timbuktu trở thành trung tâm thương mại và học thuật hồi giáo. Đế quốc này sau đó bị sụp đổ do những âm mưu chia rẽ trong nội bộ, và được thay thế bởi đế quốc Songhai. Tộc người Songhai bắt nguồn từ nơi mà hiện nay là miền tây bắc Nigeria. Người Songhai vốn đã tồn tại từ lâu ở Tây Phi và hiện diện như là một thế lực chính chống lại sự cai trị của đế quốc Mali.

Vào cuối thế kỷ XIV, người Songhai dần dần giành được độc lập từ đế quốc Mali và sau đó mở rộng ảnh hưởng rồi cuối cùng làm chủ toàn bộ phần phía đông của đế quốc Mali. Tiếp đó đế quốc của người Songhai sụp đổ sau cuộc xâm lược của người Maroc do Judar Pasha chỉ huy vào năm 1591. Sự sụp đổ của đế quốc Songhai đánh dấu sự kết thúc vai trò của khu vực này như là một phần của tuyến đường thương mại. Tuy nhiên sau khi các tuyến đường biển được thiết lập bởi các cường quốc Phương Tây, tuyến đường thương mại xuyên Sahara mất đi tầm quan trọng của nó. Nạn đói tồi tệ nhất được ghi nhận trong khoảng thời gian từ năm 1738 đến năm 1756, đã giết chết khoảng một nửa dân số ở Timbuktu.

Trong thời kỳ thuộc địa, Mali nắm dưới sự cai trị của Pháp bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Đến năm 1905, phần lớn các khu vực của Mali đều do các công ty Pháp quản lý và là một phần của Sudan thuộc Pháp. Vào đầu năm 1959, Mali (sau đó là Cộng hòa Sudan) và Sénégal hợp nhất để trở thành Liên bang Mali. Liên bang Mali giành được độc lập từ Pháp vào ngày 20 tháng 6 năm 1960. Sau đó Sénégal rút khỏi liên bang vào tháng 8 năm 1960, điều này tạo điều kiện cho việc thành lập nhà nước độc lập của Mali vào ngày 22 tháng 9 năm 1960. Modibo Keïta được bầu làm tổng thống đầu tiên. Ngay lập tức Keïta thiết lập một nhà nước đơn đảng, trên vị thế độc lập theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các mối quan hệ chặt chẽ với phương Đông, và thực hiện quốc hữu hóa để kiểm soát các nguồn tài nguyên của đất nước.

Vào tháng 11 năm 1968, do nền kinh tế của Mali tiếp tục suy giảm và trì trệ, chính phủ của Keïta bị lật đổ trong một cuộc đảo chính không đổ máu được tiến hành bởi Moussa Traoré. Sau sự kiện này, Mali được điều hành bởi một chính phủ quân sự với Traoré là tổng thống, ông này đã nỗ lực cải cách nền kinh tế. Tuy nhiên mọi cố gắng của ông đều trở nên vô nghĩa bởi bất ổn chính trị và nạn hạn hán tàn phá trong khoảng thời gian giữa năm 1968 và 1974, vốn đã giết chết hàng ngàn người. Chính phủ Traoré còn phải đối mặt với cuộc bạo động của sinh viên bắt đầu nổ ra vào cuối thập kỷ 1970 và ba nỗ lực đảo chính. Tuy nhiên, Traoré đã dập tắt được mọi sự chống đối cho đến cuối thập kỷ 1980.

Trong thời gian này, chính phủ tiếp tục tiến hành cải cách kinh tế, tuy nhiên sự bất bình trong dân chúng ngày càng gia tăng. Đáp lại những yêu cầu ngày càng tăng phải có một nền dân chủ đa đảng, chính phủ Traoré cho phép một số quyền tự do hạn chế về chính trị, nhưng lại từ chối thiết lập hệ thống dân chủ một cách đầy đủ. Năm 1990, các phong trào chống đối liên tiếp nổi lên, và tình hình càng phức tạp hơn bởi bạo độc sắc tộc ở miền bắc theo sau sự trở về của nhiều người Tuareg về Mali.

Phong trào chống đối chính phủ cuối cùng đã dẫn đến cuộc đảo chính vào năm 1991 đi đến thiết lập một chính phủ chuyển tiếp, và một bản hiến pháp mới. Năm 1992, Alpha Oumar Konaré trở thành tổng thống Mali đầu tiên chiến thắng trong một cuộc bầu cử dân chủ, đa đảng. Và trong lần tái bầu cử vào năm 1997, Tổng thống Konaré đã thông qua một loạt các chính sách cải cách kinh tế và chính trị, chiến đấu chống tham nhũng. Năm 2002, ông từ chức và qua một cuộc bầu cử dân chủ, chính phủ Mali được điều hành bởi Amadou Toumani Touré, một tướng về hưu, vốn là người lãnh đạo về mặt quân sự của cuộc đảo chính vào năm 1991. Ngày nay, Mali là một trong những nước có được sự ổn định chính trị và xã hội nhất châu Phi.

Bản đồ vật lý Mali

Bản đồ vật lý Mali
Bản đồ vật lý Mali. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý của Mali
Bản đồ vật lý của Mali. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Mali là một đất nước nằm hoàn toàn trong lục địa ở Tây Phi, ở phía tây nam của Algérie. Với diện tích là 1.240.000 km², Mali là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 24 trên thế giới và tương đương với diện tích của Cộng hòa Nam Phia hay Angola. Phần lớn lãnh thổ của Mali nằm ở phần phía nam sa mạc Sahara, vốn chủ yếu được bao phủ bởi một vùng cây savanna Sudan. Địa hình của Mali phần lớn là bằng phẳng, và càng đi lên phía bắc thì được bao phủ chủ yếu bởi cát. Vùng Adrar des Ifoghas nằm ở phía đông bắc.

Mali có nhiều vùng khí hậu như khí hậu nhiệt đới ở miền nam tới khí hậu khô nóng ở miền bắc. Phần lớn diện tích của Mali nhận được lượng mưa không đáng kể; và nạn hạn hán xảy ra thường xuyên. Từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 12 là mùa mưa. Trong thời gian này, con sông Niger thường gây ra lũ lụt, đồng thời tạo nên Đồng bằng nội Niger. Maii có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể, với vàng, uranium, phosphate, kaolinit, muối và đá vôi là các tài nguyên đang được khác thác rộng rãi nhất. Mali phải đối mặt với nhiều thử thách về môi trường, bao gồm sự sa mạc hóa, phá rừng, xói mòn đất, và thiếu nguồn cung cấp nước sạch. Mỗi vùng đều có một thống đốc. Vì lý do các vùng của Mali có diện tích rất lớn, toàn bộ nước này được chia thành 49 cercle, bao gồm 288 huyện. Các thị trưởng và thành viên hội đồng thành phố được bầu để điều hành các huyện.

Các vùng và quận của Mali bao gồm:

  • Gao
  • Kayes
  • Kidal
  • Koulikoro
  • Mopti
  • Ségou
  • Sikasso
  • Tombouctou (Timbuktu)
  • Quận thủ đô Bamako

Bản đồ vệ tinh Mali

Bản đồ vệ tinh Mali
Bản đồ vệ tinh Mali. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ độ cao địa hình

Bản đồ độ cao Mali
Bản đồ độ cao Mali. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới