Dân tộc H’Mông

Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Địa Ốc Thông Thái tìm hiểu một cách chi tiết về dân tộc H’Mông nhé. Các nội dung bao gồm phong tục tập quán, hoạt động sản xuất, văn hóa, trang phục, tổ chức cộng đồng, tập tục cưới xin, sinh đẻ, ma chay của người H’Mông.

Tổng quan về người H’Mông

  • Tên gọi khác: Mông Ðơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Ðỏ), Mông Ðú (Mông Ðen), Mông Súa (Mông Mán).
  • Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Mông – Dao.
  • Dân số: 1.393.547 người (Tổng điều tra dân số 2019).
  • Cư trú: Cư trú tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An.
Trang phục truyền thống dân tộc H’Mông
Hình ảnh dân tộc H’Mông trong trang phục truyền thống. Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc.

Trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông

Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Ðậm đà tính cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng.

Trang phục nam Mông độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực; trang phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi phong cách tạo dáng và trang trí công phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp.

Trang phục nam

Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thường không trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Ðầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang.

Trang phục nữ

Người Mông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Mông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy. Ống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm). Phụ nữ Mông còn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Mông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm Mông (Hóa, Xanh, Trắng, Ðen… ). Ðó là các loại váy trắng, váy đen, váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là ‘giao thoa’ giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người Mông. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu. Ðồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn.

Hình ảnh dân tộc H’Mông - bộ tem 54 dân tộc Việt Nam
Hình ảnh dân tộc H’Mông trong bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” phát hành năm 2005. Bộ tem đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam là bộ tem lớn nhất từ trước tới nay.

Nhà của người H’Mông

Nhà có những đặc trưng riêng. Nhà thường ba gian không có chái.

Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cầu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới

Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt sinh hoạt: khá thống nhất giữa mọi nhà. Nhà ba gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian này còn là nơi dành cho ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt của các thành viên nam và khách nam. Ở đây thường có bếp phụ. Còn gian đầu hồi bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của người Mông thuộc loại bếp kín – bếp lò – một sản phẩm của phương Bắc.

Chuồng gia súc đặt trước mặt nhà

Riêng nhà người Mông ở Thuận Châu và Mộc Châu, Sơn La lại có đặc trưng riêng. Vẫn là nhà đất nhưng làm theo hình thức nóc của người Thái Ðen. Nóc hình mai rùa nhưng không có khau cút. Bộ khung nhà, có người cũng làm theo kiểu Thái. Duy có cách bố trí trong nhà còn giữ lại hình thức cổ truyền của người Mông.

Hoạt động sản xuất – kinh tế

Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch. Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc, vừng, đậu…

Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Trồng lanh, thuốc phiện (trước đây), các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận, dệt vải lanh là những hoạt động sản xuất đặc sắc của người Hmông.

Người Mông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân thiết với từng gia đình Mông.

Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công Mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.Chợ ở vùng Mông thoả mãn vừa nhu cầu trao đổi hàng hoá vừa nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt.

Phương tiện vận chuyển

Người Mông quen dùng ngựa thồ, gùi có hai quai đeo vai.

Tổ chức cộng đồng người H’Mông

Ðồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung.

Quan hệ xã hội

Bản thường có nhiều họ, trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủ đạo, có ảnh hưởng chính tới các quan hệ trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnh các quan hệ trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dân mỗi bản tự nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ rừng và việc giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặt chẽ hơn thông qua việc thờ cúng chung thổ thần của bản.

Người Mông rất coi trọng dòng họ bao gồm những người có chung tổ tiên. Các đặc trưng riêng với mỗi họ thể hiện ở những nghi lễ cúng tổ tiên, ma cửa, ma mụ… như số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghi lễ ma chay như cách quàn người chết trong nhà, cách để xác ngoài trời trước khi chôn, cách bố trí mộ…

Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc trưng trên có thể nhận ra họ của mình. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín, được dòng họ tôn trọng, tin nghe.

Gia đình nhỏ, phụ hệ. Cô dâu đã qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai, coi như đã thuộc vào dòng họ của chồng. Vợ chồng rất gắn bó, luôn ở bên nhau khi đi chợ, đi nương, thăm hỏi họ hàng. Phổ biến tục cướp vợ.

Văn hóa nghệ thuật

Tết cổ truyền của người Mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày tết, họ không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn gọi bạn.

Nhạc cụ của người Mông có nhiều loại khèn và đàn môi. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gọi bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước.

Văn hóa ẩm thực – món ăn tiêu biểu

Người Mông thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngô đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ.

Người Mông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút thuốc phiện tương đối phổ biến với họ.

Phong tục hôn nhân của người H’Mông

Hôn nhân của người Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không lấy nhau. Người Mông có tục “háy pù”, tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, trai gái hò hẹn nhau tại một địa điểm. Từ địa điểm đó bạn trai dắt tay bạn gái về làm vợ. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè…

Phong tục thờ cúng của người H’Mông

Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm người lạ vào nhà, vào bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấy khước.

Phong tục ngày tết

Trong khi người Việt đang hối hả kết thúc tháng cuối cùng trong năm thì người Mông đã bước vào Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết Nguyên đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người Mông, phù hợp với nông lịch truyền thống.

Ngày Tết, dân làng thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở những bãi rộng quanh làng. Tết lớn thứ hai là Tết 5 tháng năm (âm lịch). Ngoài hai tết chính, tuỳ từng nơi còn có các Tết vào các ngày 3 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7 (âm lịch).

Chữ viết và học tập của người H’Mông

Chữ Mông tuy được soạn thảo theo bộ vần chữ quốc ngữ từ những năm sáu mươi nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự phổ biến.

5/5 - (5 bình chọn)

Xem thêm

Viết một bình luận


Bài viết mới