Dân tộc Nùng

Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Địa Ốc Thông Thái tìm hiểu một cách chi tiết về dân tộc Nùng nhé. Các nội dung bao gồm phong tục tập quán, hoạt động sản xuất, văn hóa, trang phục, tổ chức cộng đồng, tập tục cưới xin, sinh đẻ, ma chay của người Nùng.

Tổng quan về người Nùng

  • Tên gọi khác: Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Phần Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài.
  • Ngôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang ở Trung Quốc…
  • Dân số: 1.083.298 người (Tổng điều tra dân số 2019).
  • Cư trú: Sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang.
  • Lịch sử: Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm.
Trang phục truyền thống dân tộc Nùng
Hình ảnh dân tộc Nùng trong trang phục truyền thống. Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc.

Trang phục truyền thống của dân tộc Nùng

Ðặc điểm trang phục: ít có biểu hiện đặc sắc về phong cách tạo hình (áo nam giống nhiều dân tộc khác, áo nữ là loại năm thân màu chàm, quần chân què ít trang trí). Ðiểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút.

Hình ảnh dân tộc Nùng - bộ tem 54 dân tộc Việt Nam
Hình ảnh dân tộc Nùng trong bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” phát hành năm 2005. Bộ tem đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam là bộ tem lớn nhất từ trước tới nay.

Nhà của người Nùng

Nhà Tày – Nùng có những đặc trưng riêng không giống các cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày – Thái.

Bộ khung nhà Tày – Nùng cũng được hình thành trên cơ sở các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ kiểu vì kèo – ba cột. Ðể mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào vượt quá được bảy cột.

Bộ khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc trưng: Ô vì kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một trụ ngắn hình “quả bí” (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân kèo. Ðệ liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì kèo với nhau, người ta không dùng các đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài xuyên qua thân các cột.

Mặt bằng sinh hoạt của nhà Tày – Nùng trên cơ bản là giống nhau: mặt sàn chia làm hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành cho sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều giáp vách tiền và hậu.

Nói đến nhà Tày – Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại hình nhà khá đặc biệt, đó là “nhà phòng thủ”. Thường là có sự kết hợp gữa nhà đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày (40-60cm) để chống đạn. Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có lô cốt chiến đấu. Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng chống trộm cướp.

Tập tục khi làm nhà mới

Làm nhà mới là một trong nhiều công việc hệ trọng. Vì thế khi làm nhà người ta rất chú ý tới việc chọn đất, xem hướng, chọn ngày dựng nhà và lên nhà mới với ước mong có cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt.

Hoạt động sản xuất – kinh tế

Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi. Ðồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng… Hồi là cây quí nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.

Người Nùng làm việc rất thành thạo nhưng do cư trú ở những vùng không có điều kiện khai phá ruộng nước cho nên nhiều nơi họ phải sống bằng nương rẫy là chính. Ngoài ngô, lúa họ còn trồng các loại củ, bầu bí, rau xanh…Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương… Nhiều nghề có truyền thống lâu đời nhưng vẫn là nghề phụ gia đình, thường chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu hướng mai một dần (dệt), một số nghề khác được duy trì và phát triển (rèn). Ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Hoà, Cao Bằng) rất nhiều gia đình có lò rèn và hầu như gia đình nào cũng có người biết làm nghề rèn.Chợ ở vùng người Nùng phát triển. Người ta thường đi chợ phiên để trao đổi mua bán các sản phẩm. Thanh niên, nhất là nhóm Nùng Phàn Slình, thích đi chợ hát giao duyên.Ăn: Ở nhiều vùng người Nùng ăn ngô là chính. Ngô được xay thành bột để nấu cháo đặc như bánh đúc. Thức ăn thường được chế biến bằng cách rán, xào, nấu, ít khi luộc. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, bò, chó.

Phương tiện vận chuyển

Các phương thức vận chuyển truyền thống là khiêng, vác, gánh, mang, xách. Hiện nay ở một số địa phương người Nùng sử dụng xe có bánh lốp do các vật kéo để làm phương tiện vận chuyển.

Tổ chức cộng đồng người Nùng

Ðồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng nước sau bản là nương và vườn cây ăn quả.

Quan hệ xã hội

Trước Cách mạng tháng Tám, xã hội người Nùng đã đạt đến trình độ phát triển như ở người Tày. Ruộng và nương thâm canh đã biến thành tài sản tư hữu, có thể đem bán hay chuyển nhượng. Hình thành các giai cấp: địa chủ và nông dân.

Văn hóa nghệ thuật

Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang trọng của đồng bào là “Khau nhục”. Tục mời nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng bào.

Ðồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương.

Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội “Lùng tùng” (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

Phong tục cưới hỏi của người Nùng

Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu và khi yêu nhau họ thường trao tặng nhau một số kỷ vật. Các chàng trai tặng các cô gái đòn gánh, giỏ đựng con bông (hắc lì) và giỏ đựng con sợi (cởm lót).

Còn các cô gái tặng các chàng trai áo và túi thêu.

Tuy nhiên hôn nhân lại hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở hai gia đình có môn đăng hộ đối không và lá số đôi trai gái có hợp nhau hay không. Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo, rượu và tiền. Số lượng đồ dẫn cưới càng nhiều thì giá trị của người con gái càng cao. Việc cưới xin gồm nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà chồng. Sau ngày cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn nhà chồng.

Tục sinh đẻ của người Nùng

Ngoài lễ đặt bàn thờ bà mụ và lễ mừng trẻ đầy tháng ở một số nhóm Nùng còn tổ chức lễ đặt tên cho trẻ khi chúng đến tuổi trưởng thành.

Phong tục tang ma của người Nùng

Có nhiều nghi lễ với mục đích chính là đưa hồn người chết về bên kia thế giới.

Phong tục thờ cúng của người Nùng

Thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ đặt ở nơi trang trọng, được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng slằn viết bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra còn thờ thổ công, Phật bà Quan âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn (phi hang chàn)… và tổ chức cầu cúng khi thiên tai, dịch bệnh… Khác với người Tày, người Nùng tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ.

Phong tục ngày tết

Người Nùng ăn tết giống như ở người Việt và người Tày.

Lịch của người Nùng

Người Nùng theo âm lịch.

Chữ viết và học tập của người Nùng

Có chữ nôm Nùng dựa theo chữ Hán, đọc theo tiếng Nùng và chữ Tày – Nùng trên cơ sở chữ cái La-tinh.

Lễ hội và vui chơi của người Nùng

Trong các ngày tết, ngày lễ, ngày hội thường có một số trò chơi như tung còn, đánh cầu lông, đánh quay, kéo co…

Mang đồ dẫn cưới sang nhà gái.

5/5 - (3 bình chọn)

Xem thêm


Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản