Dân tộc Pu Péo

Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Địa Ốc Thông Thái tìm hiểu một cách chi tiết về dân tộc Pu Péo nhé. Các nội dung bao gồm phong tục tập quán, hoạt động sản xuất, văn hóa, trang phục, tổ chức cộng đồng, tập tục cưới xin, sinh đẻ, ma chay của người Pu Péo.

Tổng quan về người Pu Péo

  • Tên gọi khác: Ka Beo, Pen ti lô lô.
  • Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai). Người Pu Péo nói giỏi tiếng Hmông, Quan hoả.
  • Dân số: 903 người (Tổng điều tra dân số 2019).
  • Cư trú: Sống tập trung ở vùng biên giới Việt – Trung thuộc các huyện Ðồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.
  • Lịch sử: Họ đã từng sinh sống lâu đời ở miền cực bắc Việt Nam. Các dân tộc láng giềng đều thừa nhận người Pu Péo là một trong những cư dân khai khẩn ruộng nương đầu tiên ở vùng cực bắc.
Trang phục truyền thống dân tộc Pu Péo
Hình ảnh dân tộc Pu Péo trong trang phục truyền thống. Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc.

Trang phục truyền thống của dân tộc Pu Péo

Có cá tính riêng trong chủng loại trong cách sử dụng và trang trí.

Trang phục nam

Hàng ngày họ mặc áo cánh ngắn loại xẻ ngực, màu chàm. Quần là loại lá tọa cùng màu. Trong dịp lễ, tết nam giới thường đội khăn chàm quấn theo lối chữ nhân, mặc áo dài xẻ nách phải, màu chàm hoặc trắng.

Trang phục nữ

Phụ nữ Pu Péo thường để tóc dài quấn quanh đầu, cài bằng lược gỗ, hoặc bên ngoài thường đội khăn vuông phủ lên tóc buộc thắt ra sau gáy. Trong ngày cưới cô dâu còn đội mũ xung quanh được trang trí hoa văn theo bố cục dải băng và đính các bông vải. Phụ nữ thường mặc hai áo: áo trong là chiếc áo ngắn cài cúc nách phải, màu chàm không trang trí hoa văn, có đường viền điểm xuyết ở cổ áo, áo ngoài là loại xẻ ngực, cổ và nẹp trước liền nhau, không cài cúc, ống tay áo, nẹp áo và gấu áo được trang trí hoa văn nhiều màu. Váy là loại dài đen, quanh gấu được trang trí hoa văn, hoặc có loại trang trí cả ở giữa thân váy. Phía ngoài váy còn có ‘yếm váy’ (kiểu tạp dề). Ðáng lưu ý chiếc thắt lưng dài màu trắng, hai đầu được trang trí hoa văn màu sặc sỡ trong bố cục hình thoi đậm đặc. Khi mặc váy, hai đầu thắt lưng buông dài xuống hết thân váy. Chị em ưa mang đồ trang sức vòng cổ, vòng tay, đi giày vải.

Hình ảnh dân tộc Pu Péo - bộ tem 54 dân tộc Việt Nam
Hình ảnh dân tộc Pu Péo trong bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” phát hành năm 2005. Bộ tem đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam là bộ tem lớn nhất từ trước tới nay.

Nhà của người Pu Péo

Mặc dù hiện nay người Pu Páo nhà đất là chính. Nhưng đồng bào còn nhớ rất rõ là sau khi đến Việt Nam khá lâu hãy còn ở nhà sàn.

Nhà đất hiện nay rất giống nhà người Hoa cùng địa phương. Nhưng cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt có khác.

Bộ khung thường được làm bằng gỗ tốt, thường thuê thợ người Hán làm.

Ðiểm đáng chú ý là trong nhà của người Pu Péo còn có gác xép. Gác này là nơi để đồ đạc, lương thực… Khi nhà có thêm người thì các con trai, người già lên gác ngủ.

Hoạt động sản xuất – kinh tế

Người Pu Péo chuyên trồng ngô, đậu trên nương với kỹ thuật cao, như cày nương, bón phân và trồng xen canh gối vụ. Một số trồng lúa trên ruộng bậc thang. Có người làm nghề ngói máng, mộc. Trong sản xuất, đồng bào dùng công cụ cày, bừa; dùng trâu, bò làm sức kéo. Lương thực chính trong bữa ăn thường ngày là bột ngô đồ chín.

Phương tiện vận chuyển

Phổ biến dùng gùi đeo lưng.

Quan hệ xã hội

Người Pu Péo tồn tại song song hai loại dòng họ. Một loại gọi theo tên bằng chữ Hán, đọc theo cách phiên âm của địa phương như Củng, Tráng, Phù… được sử dụng chính thức trong các giấy tờ. Một loại họ khác cổ hơn, thể hiện mối dây liên lạc máu mủ giữa các thành viên của dòng họ, mỗi dòng họ như thế thường gồm một cặp như Kacung – Kacăm, Karảm – Kachâm, Karu – Karựa, Ka bu – Ka bởng.

Văn hóa nghệ thuật

Pu Péo là một trong số rất ít dân tộc hiện nay còn sử dụng trống đồng. Trước kia, trống được dùng phổ biến nhưng đến nay đồng bào chỉ dùng trong ngày lễ chay. Theo phong tục Pu Péo, có trống “đực”, trống “cái” được ghép với nhau thành cặp đôi. Hai trống treo quay mặt vào nhau, một người đứng giữa cầm củ chuối gõ trống phục vụ lễ cúng.

Văn hóa ẩm thực – món ăn tiêu biểu

Bột ngô đồ, canh là 2 món ăn chính của người Pu Péo. Họ dùng thìa để húp canh.

Phong tục hôn nhân của người Pu Péo

Mỗi dòng họ có hệ thống tên đệm riêng dùng đặt tên lần lượt cho các thế hệ kế tiếp nhau. Trai gái các họ kết hôn với nhau theo tập tục: Nếu con trai họ này đã lấy con gái họ kia, thì mãi mãi con trai họ kia không được lấy vợ người họ này. Nhiều người dân tộc khác cũng đã trở thành dâu, rể của các gia đình Pu Péo. Nhà trai cưới vợ cho con, sau lễ cưới con gái về nhà chồng. Con cái lấy họ theo cha và người cha, người chồng là chủ nhà.

Phong tục cưới hỏi của người Pu Péo

Cưới xin có nhiều bước. Hôm đón dâu, phù dâu phải cõng cô dâu ra khỏi cổng để theo đoàn nhà trai về. Trong bữa cơm cúng tổ tiên, thức ăn để trên nong, cả nhà cùng dâu rể phải ăn bốc. Lễ lại mặt tiến hành nhiều lần, sau ngày cưới 3,7, 13, 30 ngày.

Tục sinh đẻ của người Pu Péo

Quan niệm phổ biến về ảnh hưởng to lớn của bà mụ tới con trẻ từ thai nhi cho đến tuổi 13. Sản phụ đẻ trong căn buồng riêng của mình. Nhau đẻ chôn trong ống tre dưới gầm giường hoặc bọc vào chiếu cũ để lên cành cây trên rừng. Con trai đặt tên sau 5 ngày. Trong thời gian chưa đặt tên cho con, bố chỉ được quanh quẩn trong nhà, ra khỏi nhà phải đội nón. Tên này được dùng cho đến 13 tuổi, sau đó đặt tên theo tiếng Quan hoả cùng với tên đệm chung, như họ Củng có 18 tên đệm, họ Tráng 7 tên.

Phong tục tang ma của người Pu Péo

Có lễ làm ma và lễ làm chay hay còn gọi là ma khô. Khi bố mẹ chết, người ta đặt nghiêng hũ thờ trên bàn thờ tổ tiên biết cho tổ tiên biết có người chết và chậm nhất 13 ngày sau khi chôn phải làm lễ dựng lại hũ thờ này. Trong những ngày còn quàn trong nhà, cơm nước không được nấu ở bếp chính mà kê đá làm bếp ở gian giữa nhà. Mỗi bài cúng của thầy cúng đều có nội dung riêng liên quan đến nhiều truyền thuyết lịch sử của người Pu Péo, đưa hồn về quê cũ. Người ta cắm Ta leo trước cửa ngăn ma vào nhà, sau khi khiêng quan tài ra khỏi cửa và đốt lửa ngoài sân đun nước rửa chân tay trước khi vào nhà, sau lễ đưa đám.

Tin vào sự tái sinh của người chết, sáng hôm sau khi chôn người chết, gia đình xem vết chân trên lớp tro rắc rối trước cửa nhà.

Vài năm sau, gia đình sẽ tổ chức làm chay để cúng đưa hồn người chết về quê cũ. Trong lễ này người Pu Péo còn bảo lưu hai phong tục cổ là uống rượu cần và đánh trống đồng.

Phong tục thờ cúng của người Pu Péo

Họ tin mỗi người có 8 hồn, chín vía. Ðêm 30 tết Nguyên đán các gia đình đều làm lễ gọi hồn cho từng thành viên trong nhà. Thờ tổ tiên 3 đời. Trên bàn thờ có những hũ sành nhỏ tượng trưng cho đối tượng thờ, ít nhất 3 hũ cho 3 đời. Mỗi khi thành viên nào đó trong gia đình ốm đau thầy bói sẽ bói và cho biết cần phải thờ ai để có thêm một hũ thờ nữa đặt lên bàn thờ.

Phong tục ngày tết

Tết Nguyên đán, đêm 29 gói và nấu bánh chưng đen tiễn năm cũ và đêm 30 gói và nấu bánh chưng trắng mừng năm mới, cúng tổ tiên. Sáng mồng một tết nam nữ đi gánh nước vàng nước bạc lấy lộc. Trong 3 ngày tết sau bữa cơm không được rửa bát, mỗi lần đến bữa chỉ dùng giấy lau sạch với mong muốn không có mưa quá to sẽ trôi hết đất mầu.

Lịch của người Pu Péo

Sử dụng lịch 12 con vật, khớp với âm lịch.

5/5 - (4 bình chọn)

Xem thêm


Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản