Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Địa Ốc Thông Thái tìm hiểu một cách chi tiết về dân tộc La Ha nhé. Các nội dung bao gồm phong tục tập quán, hoạt động sản xuất, văn hóa, trang phục, tổ chức cộng đồng, tập tục cưới xin, sinh đẻ, ma chay của người La Ha.
Tổng quan về người La Ha
- Tên gọi khác: Xá Khắc, Phlắc, Khlá.
- Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, (ngữ hệ Thái – Ka Ðai).
- Dân số: 10.157 người (Tổng điều tra dân số 2019).
- Cư trú: Cư trú tại Sơn La và Lào Cai.
- Lịch sử: Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Ðen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ “trâu trắng” để tế thần ¡m Poi – một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Trang phục truyền thống của dân tộc La Ha
Người La Ha không dệt vải, chỉ trồng bông và đem bông trao đổi với người Thái lấy vải mặc, nên mặc giống người Thái đen.
Trước kia đàn ông búi tóc sau gáy nhưng đến nay chỉ còn vài cụ già và thầy cúng giữ tục này. Ðàn bà nhuộm răng đen, mặc giống người Thái Ðen. Một số nơi còn đeo thêm tạp dề ở phần váy trước hoặc khoác trên lưng khi rét. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi tóc trên đỉnh đầu giống người Thái Ðen. Có nơi từ em bé gái đến bà cụ già chỉ có một cách búi duy nhất là trên đỉnh đầu hoặc do ảnh hưởng của người Thái Trắng chỉ vấn tóc trần hoặc búi tóc sau gáy không phân biệt có chồng hay chưa.
Nhà của người La Ha
Bản của người La Ha thường có khoảng chục nóc nhà. Ðồng bào ở nhà sàn, có hai cửa ra vào với thang lên xuống tại hai đầu nhà. Một cửa vào chỗ để tiếp khách và một cửa vào chỗ dành cho sinh hoạt nội bộ gia đình.
Nhà sàn cấu trúc theo 2 kiểu:
Kiểu ở tạm từ 1 đến 3 năm của những nhóm sống du canh du cư. Loại nhà này hai đầu hồi mái nhà lượn tròn theo bầu dục, dài ra hai bên như hình hàm lợn…
Kiểu nhà ở lâu năm của những nhóm cư dân sống bán định cư, bán định canh hoặc định canh định cư. Loại nhà này hai đầu hồi mái tròn khum hình mai rùa giống kiểu nhà người Thái Ðen.
Bố cục trong nhà chia làm hai phần, phần để tiếp khách rộng từ 1/2 đến 2/3 diện tích nhà. Ngăn giữa phần chủ và khách là một cột buộc hũ rượu cần bên cạnh.
Hoạt động sản xuất – kinh tế
Người La Ha bắt đầu làm ruộng nước nhưng loại hình kinh tế chính vẫn là nương rẫy du canh du cư và săn bắt, hái lượm. Phương thức canh tác đơn giản, dùng gậy chọc lỗ và dao phát nương. Cây trồng chủ yếu là lúa nếp, ngô, đậu tương, bông. Phụ nữ La Ha không biết dệt vải, do đó họ phải đem bông đổi vải của người Thái để may mặc.
Phương tiện vận chuyển
Gùi, trâu kéo, ngựa thồ.
Quan hệ xã hội
Người La Ha sống theo làng bản là Khun cai, hai người giúp việc Khun cai là Khun tang, Khun téng do dân cử ra.
Gia đình người La Ha là gia đình nhỏ, phụ hệ. Không chỉ con cái mang họ bố mà vợ cũng phải mang họ chồng. Con gái không được thừa kế tài sản.
Văn hóa nghệ thuật
Người La Ha hát, làm thơ bằng tiếng Thái khá thạo. Hai điệu múa đặc trưng là múa dương vật (linga) và múa cung kiếm
Văn hóa ẩm thực – món ăn tiêu biểu
Lương thực chính là gạo nếp chế biến theo cách đồ thành xôi, nay chuyển sang ăn cơm tẻ. Thực phẩm thường được ướp chua, nướng, lùi hoặc sấy khô để dành. Phụ nữ ăn trầu.
Phong tục hôn nhân của người La Ha
Trai gái La Ha được tự do tìm hiểu nhau, không bị cha mẹ ép buộc cưới gả, tuy nhiên việc cưới gả phải được cha mẹ ưng thuận. Ðể tỏ tình chàng trai phải đến nhà cô gái và dùng sáo, nhị, lời hát trước khi trò chuyện bình thường. Sau lễ dạm hỏi, nếu nhà gái không trả lại trầu do bà mối của nhà trai đưa tới thì tổ chức lễ xin ở rể và chàng trai phải ở rể từ 4 đến 8 năm. Hết hạn đó, lễ cưới mới được tiến hành, cô dâu được về ở nhà chồng. Vợ phải đổi họ theo chồng.
Phong tục cưới hỏi của người La Ha
Hôn nhân một vợ một chồng đã mang tính chất mua bán thể hiện ở khoản tiền cưới gọi là nang khả pom (giá đầu người) để trả ơn bố mẹ vợ và tục ở rể. Tuy nhiên trai gái được tự do tìm hiểu, không có sự ép buộc của cha mẹ. Sau thời gian tìm hiểu từ 3 đến 10 ngày người con trai nói với bố mẹ cử người đi dạm. Nhà gái nhận trâu và đưa áo của cô gái cho bên nhà trai xem bói. Nhà gái chia trầu cho họ hàng để hỏi ý kiến. Ai không đồng ý thì trả lại trầu. Trong 5 ngày nếu nhà gái không trả lại trầu cho nhà trai có nghĩa là nhà gái đồng ý và 10 ngày sau người con trai đến nhà gái bắt đầu ở rể làm công cho bố mẹ vợ. Thời gian ở rể là từ 4 đến 8 năm. Hết hạn ở rể mới bắt đầu tổ chức lễ cưới chính thức thu mà phu (làm cơm rượu). Sau lễ cưới này, cô dâu được đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng và không được quay về ở với bố mẹ đẻ nữa, dù chồng chết. Trường hợp người đàn bà goá đi bước nữa, người chồng thứ hai mang lễ cưới nhỏ thu cơi poọng (làm gà báo cưới) đến gia đình người chồng thứ nhất chứ không cần có quan hệ gì với bố mẹ của người đàn bà goá. Người đàn bà goá đi bước nữa vẫn quan niệm rằng khi chết đi, hồn lại tìm về với người chồng chính thức đã làm lễ thu mà phu. Vì vậy, ở một số nơi, bố mẹ đã chết cả mà chưa làm được lễ cưới thu mà phu thì con phải làm lễ cưới đó cho bố mẹ để bố mẹ được sống với nhau ở thế giới bên kia.
Phong tục tang ma của người La Ha
Người La Ha không có tục đốt xác như người Thái Ðen mà đem chôn. Thi hài được liệm bằng vải hoặc bằng chiếu nan và khiêng ra đến mộ mới bỏ vào quan tài và hạ huyệt. Nếu người chết là bố, người con trai cầm dao phá nơi thờ cũ đuổi ma bậc ông đi để bắt đầu thờ ma bố. Nếu người chết là mẹ, con trai cầm dao đập vào phên chỗ mẹ ngủ, tượng trưng cho việc đuổi ma bậc bà đi để bắt đầu thờ ma mẹ. Người chết được đặt nằm dọc theo cây xà ngang, nếu người chết là bố thì đặt nằm dưới cây xà ngang thứ nhất, nếu là mẹ, đặt dưới cây xà ngang thứ hai, nếu người chết là con trai cả đặt nằm dưới cây xà ngang thứ ba… Khi khiêng người chết đi chôn, người chết là bố thì khiêng ra cửa gian khách (quản), là mẹ phá vách trước khiêng ra, nếu là con khiêng ra cửa sàn. Trên huyệt người ta đã dựng sẵn một cái nhà nhỏ có 2 mái cao chừng 2m. Mái nhà mồ lợp bằng gianh dỡ một phần của mái nhà ở mang ra. Người chết là bố thì dỡ gianh ở phía đầu chỗ ngủ để lợp. Nếu người chết là mẹ thì dỡ gianh ở mái nhà phía chân chỗ ngủ, là con trai thì dỡ gianh mái hồi phía sàn phơi thóc, con gái thì dỡ gianh ở mái hồi phía sàn để nước. Trong nhà mồ đặt những thứ cần thiết cho một cuộc sống như: giỏ cơm, quần áo, chăn, đệm. Sau khi đưa đám trở về nhà, người ta thường khua cối giã gạo để xua ma không quấy phá gia đình.
Phong tục thờ cúng của người La Ha
Người La Ha thờ tổ tiên trong gian nhà “hóng” như của người Thái.
– Thầy cúng một lao cúng gọi hồn và đuổi tà ma. Hàng năm hoặc 2-3 năm một lần một lao làm lễ cúng tổ tiên của mình của mình và các vị thần linh khác. Trong số các vị thần linh khác. Trong số các vị thần ấy “thần dương vật” (linga) và “thần cung kiếm” là đáng sợ hơn cả. Bởi vậy, bàn thờ của một lao bao giờ cũng có hình nộm dương vật, kiếm và cái mộc.
Kiêng đem rau xanh, lá xanh, vật màu xanh và thịt sống vào cửa bên ở gia đình, mà phải mang những thứ đó vào cửa của bên khách. Khi đặt nồi, chảo lên bếp phải đặt hai quai theo hướng nằm ngủ của người trong gia đình, kiêng không để quai nồi, chảo theo hướng của 2 cửa ra vào vì đó là hướng đặt người chết trước khi đem chôn. Khi có người chết, tất cả những điều kiêng kỵ trên đều huỷ bỏ và làm ngược lại.
Lịch của người La Ha
Theo lịch của người Thái.
Chữ viết và học tập của người La Ha
Người La Ha trước kia học chữ Thái.