Bản đồ châu Đại Dương

Châu Đại Dương (hay châu Úc) là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền và ít dân số thứ nhì chỉ sau châu Nam Cực. Châu Đại Dương có diện tích là diện tích 8.525.989 km² và dân số vào khoảng 40 triệu người.

Cần lưu ý rằng các đảo châu Đại Dương là một bộ phận quan trọng của châu Đại Dương. Cách đây khoảng vài chục năm trở về trước, trên thế giới người ta hiểu châu Đại Dương là toàn bộ vùng đảo nằm ở trung tâm và phần tây thái Bình Dương. Đại bộ phận các đảo ở đây là những đảo san hô và đảo núi lửa rất nhỏ bé, nằm rải rác trên một không gian rộng lớn. Tổng diện tích của tất cả các đảo vào khoảng gân 1 triệu km², bằng 1/50 diện tích bề mặt đại dương thuộc phạm vi vùng đảo nói trên. Bởi vây, người ta mới gọi vùng đảo này là châu Đại Dương. Châu Đại Dương lúc đó còn phân biệt với châu Úc (nay gọi là Australia), bao gồm lục địa Australia và một số đảo nhỏ xung quanh. Sau này, người ta gộp hai châu lục nói trên vào một và gọi là châu Đại Dương.

Vị trí châu Đại Dương

Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam, nằm ở cả Đông Bán cầu và Tây Bán Cầu. Châu Đại Dương nằm ở phía đông của châu Á bao bọc bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có đường chí tuyến Nam (vĩ tuyến 23° 27′ Nam) chạy ngang qua lãnh thổ.

Bản đồ các châu lục và đại dương. Vị trí châu Đại Dương trên bản đồ thế giới.
Bản đồ các châu lục và đại dương. Vị trí châu Đại Dương trên bản đồ thế giới.
Bản đồ vị trí châu Đại Dương
Vị trí châu Đại Dương. Phép chiếu trực giao (orthographic projection)

Châu Đại Dương gồm những nước nào

Nước Úc (Australia) là quốc gia lớn nhất của châu Đại Dương, vì vậy nhiều người quên rằng châu Úc vẫn còn có nhiều quốc gia khác. Vậy châu Úc gồm có bao nhiêu quốc gia tất cả? Đó là những nước nào?

Châu Úc gồm có 14 quốc gia độc lập được phân chia với các diện tích khác nhau. Mặc dù mỗi nước sẽ có nền kinh tế, lịch sử, giáo dục, dân số, diện tích khác nhau nhưng ở các nước trong khu vực châu Úc đều mang những nét đặc trưng chung.

Dưới đây là danh sách 14 quốc gia thuộc châu Đại Dương. Nhấn vào tên nước để đi tới bài viết thông tin chi tiết và bản đồ của nước đó.

Ngoài 14 quốc gia ở trên, châu Đại Dương còn bao gồm những vùng lãnh thổ nằm ở châu Úc nhưng lại thuộc chủ quyền của các quốc gia khác. Cụ thể là:

Quốc kỳ các nước thuộc châu Đại Dương cùng số liệu về châu lục này
Quốc kỳ các nước thuộc châu Đại Dương cùng số liệu về châu lục này

Bản đồ châu Đại Dương bằng tiếng Việt

Châu Đại Dương gồm 2 bộ phận:

  • Lục địa Australia năm ở tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam
  • Hệ thống các đảo và quần đảo: nhóm đảo núi lửa Melanesia, nhóm đảo san hô Micronesia, nhóm đảo núi lửa và san hô Polynesia, quần đảo New Zealand

Dưới đây là một số bản đồ châu Đại Dương chất lượng cao, phân giải HD được Địa Ốc Thông Thái tổng hợp gửi đến bạn đọc dùng để tham khảo, học tập, nghiên cứu.

Bản đồ châu Đại Dương tiếng Việt - sách giáo khoa địa lý lớp 7
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương bằng tiếng Việt - sách giáo khoa địa lý lớp 7
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương bằng tiếng Việt  - sách giáo khoa địa lý lớp 7
Bản đồ châu Đại Dương

Bản đồ châu Đại Dương tiếng Anh

Châu đại dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới, trung bình 3,6 người/km². Nhưng tỉ lệ dân thành thị cao – đạt 69% vào năm 2001. Dân cư tại châu Đại Dương đa phần là người nhập cư (chiếm tới 80%).

Trong số 14 quốc gia kể trên thì hai quốc gia là Australia và New Zealand có nền kinh tế phát triển nhất khu vực, các nước còn lại có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương
Bản đồ châu Đại Dương

Bản đồ vật lý châu Đại Dương

Bản đồ vật lý trong tiếng anh là Physical Map, khi dịch sang tiếng Việt có thể dịch là bản đồ vật lý. Tuy nhiên có thể hiểu đây là bản đồ địa hình cũng một số đặc điểm địa lý khác như sông ngòi, cao độ địa hình…

Châu đại dương bao gồm rất nhiều quần đảo, bao gồm 4 loại cơ bản: đảo lục địa, đảo núi lửa, rạn san hô và thềm san hô nâng cao. Nhiều đảo núi lửa vẫn còn các núi lửa hoạt động, trong số đó có Bougainville, Hawaii, và quần đảo Solomon.

Riêng Australia có địa hình khá phong phú từ sa mạc khô cằn và đồng cỏ rộng lớn đến dãy núi và rừng nhiệt đới. Phần lớn đất đai là bằng phẳng và thấp, với thảo nguyên và đồng cỏ trải dài trên nhiều khu vực. Vùng núi tập trung chủ yếu ở phía Đông, nhưng cũng có nhiều dãy núi ở miền Trung và miền Tây nước Úc.

Bản đồ vật lý châu Đại Dương
Bản đồ vật lý châu Đại Dương
Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương

Bản đồ khí hậu châu Đại Dương

Châu Úc có rất nhiều kiểu khí hậu khác nhau:

  • Vùng bờ biển phía Đông có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, với mùa hè nóng ẩm và mùa đông mát mẻ.
  • Khí hậu cận nhiệt phân bố ở phía nam lục địa.
  • Miền Trung Úc thường có khí hậu khô hạn và nhiệt đới cận sa mạc, với mùa hè nóng và khô và mùa đông mát mẻ.
  • Khu vực miền Tây Úc chủ yếu là sa mạc có khí hậu nóng và khô.
  • Miền Bắc Úc có khí hậu nhiệt đới và mùa mưa, phân chia mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Bản đồ khí hậu châu Đại Dương. Nguồn: Sách giáo khoa địa lý lớp 7.

Xem thêm

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới