Bản đồ quần đảo Marshall

Quần đảo Marshall, tên chính thức Cộng hòa Quần đảo Marshall (tiếng Marshall: Aolepān Aorōkin M̧ajeļ), là một đảo quốc nằm gần xích đạo trên Thái Bình Dương, hơn chệch về phía tây Đường đổi ngày quốc tế. Vế mặt địa lý, quốc gia này là một phần của nhóm đảo Micronesia lớn hơn. Dân số Quần đảo Marshall là 53.158 người (thống kê 2011), cư ngụ trên 29 rạn san hô vòng, gồm 1.156 đảo và đảo nhỏ. Nước này có biên giới đường biển với Liên bang Micronesia về phía đông, Đảo Wake về phía bắc, Kiribati về phía đông nam, và Nauru về phía nam. Khoảng 27.797 người (thống kê 2011) sống tại Majuro, thủ đô đất nước.

Người Micronesia đến định cư tại Quần đảo Marshall vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, họ sử dụng bản đồ bằng que truyền thống. Người châu Âu biết đến nơi này từ thập niên 1520, khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Alonso de Salazar trông thấy một rạn san hô ở đây năm 1526. Những chuyến viễn chinh của người Anh và người Tây Ban Nha tiếp diễn sau đó. Quần đảo được đặt theo tên nhà thám hiểm người Anh John Marshall, người đã đến đây năm 1788. Người Marshall gọi nơi mình sống là “jolet jen Anij” (Những món quà của Chúa).

Các thế lực châu Âu công nhận quyền quản lý của Tây Ban Nha đối với Quần đảo Marshall năm 1874. Nơi này chính thức là một phần của Đông Ấn Tây Ban Nha từ 1528. Tây Ban Nha bán quần đảo cho Đế quốc Đức năm 1884, và nó trở thành một phần của New Guinea thuộc Đức năm 1885. Vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Nhật Bản chiếm Quần đảo Marshall. Năm 1919, Hội Quốc liên đã kết hợp nó với các cựu lãnh thổ của Đức để tạo nên Ủy thác Nam Dương. Vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đánh chiếm quần đảo trong Chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall. Cùng với các quần đảo châu Đại Dương khác, Quần đảo Marshall được hợp nhất vào Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương do Hoa Kỳ quản lý. Nước này giành được quyền tự quản năm 1979, và độc lập năm 1986, dưới Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ. Quần đảo Marshall đã là một thành viên Liên Hợp Quốc từ nằm 1991.

Về chính trị, đây là một nước cộng hòa tổng thống, liên kết tự do với Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ, trợ cấp, và cung cấp đường dây tham gia vào các cơ quan có trụ sở Hoa Kỳ như FCC và USPS. Do chỉ có ít tài nguyên, nền kinh tế quốc gia phụ thuộc vào dịch vụ, cũng như phần nào ngư nghiệp và nông nghiệp; viện trợ từ Hoa Kỳ chiếm một phần đáng kể tổng sản phẩm nội địa quốc gia. Dollar Mỹ là đơn vị tiền tệ chính thức.

Đa số công dân tại Quần đảo Marshall là người Marshall, dù có một số nhỏ người nhập cư từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Philippines, và những đảo Thái Bình Dương khác. Hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Marshall (một ngôn ngữ Malay-Polynesia) và tiếng Anh. Gần như toàn bộ dân số theo một tôn giáo nào đó.

Sơ lược về Quần đảo Marshall:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Quần đảo Marshall class=
Châu lục:Châu Đại Dương
Mã vùng:692
Thủ đô:Majuro; note – the capital is an atoll of 64 islands; governmental buildings are housed on three fused islands: Djarrit, Uliga, and Delap
Diện tích:181 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:58.791 người (2019)
GDP:221 triệu đô la (USD) – cập nhật 2018
GDP đầu người:$3,788.16
Tiền tệ:US Dollar (USD)

Quần đảo Marshall ở đâu? Bản đồ vị trí Quần đảo Marshall

Bản đồ vị trí Quần đảo Marshall
Bản đồ vị trí Quần đảo Marshall. Nguồn: Wikipedia
Quần đảo Marshall ở đâu?
Quần đảo Marshall ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí Quần đảo Marshall. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí Quần đảo Marshall. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Quần đảo Marshall

Bản đồ quần đảo Marshall
Bản đồ quần đảo Marshall. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ hành chính của quần đảo Marshall
Bản đồ hành chính của quần đảo Marshall. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Quần đảo Marshall
Bản đồ hành chính Quần đảo Marshall. Nguồn: Ezilon.

Bản đồ vật lý Quần đảo Marshall

Bản đồ vật lý của quần đảo Marshall
Bản đồ vật lý của quần đảo Marshall. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Quần đảo Marshall là quốc gia thuộc nhóm đảo Micronesia, ở châu Đại Dương. Quần đảo san hô này ở vùng Bắc Thái Bình Dương, về phía bắc xích đạo, NauruLiên bang Micronesia, cách quần đảo Hawaii khoảng 3.500 km về phía tây nam.

Lãnh thổ gồm 34 đảo, được phân bố thành hai dãy song song cách nhau khoảng 200 km.

  • Dãy Ratak (“Mặt trời mọc”) gồm các đảo san hô vòng Mili, Majuro, Maloelap, Wotje, Likiep;
  • Dãy Ralik (“Mặt trời lặn”) gồm các đảo san hô vòng Jaluit, Kwajalein, Wotho, Bikini, Eniwetok.

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới