Bản đồ Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: (Monggol) trong chữ Mông Cổ truyền thống; Монгол (Mongol) (tiếng Mông Cổ Truyền Thống: ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ) trong chữ Kirin, cách gọi chính thức để phân biệt với Nội Mông Cổ thuộc Trung Quốc), tên đầy đủ là Mông Cổ Quốc, hay theo tên chính trị chính thức là Nhà nước Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол Улс, chuyển tự Mongol Uls) là một quốc gia nội lục có chủ quyền nằm tại nút giao giữa 3 khu vực Trung, Bắc và Đông của châu Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với vùng Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại. Mông Cổ có đường biên giới với Trung Quốc về phía nam và với Liên bang Nga về phía bắc.

Mông Cổ có diện tích 1.564.116 kilômét vuông (603.909 dặm vuông Anh), là quốc gia có chủ quyền đầy đủ lớn thứ 18 và thưa dân nhất trên thế giới, dân số khoảng gần 3,3 triệu người (2020). Đây cũng là quốc gia nội lục lớn thứ nhì thế giới, sau Kazakhstan. Mông Cổ có rất ít diện tích đất có thể canh tác nông nghiệp vì hầu hết lãnh thổ là thảo nguyên bao phủ, các dãy núi cao tập trung về phía bắc và phía tây cùng sa mạc Gobi bao trọn phần phía nam. Ulaanbaatar là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ – nơi cư trú của khoảng 45% dân số đất nước.

Khoảng 30% dân số Mông Cổ ngày nay là dân du mục hoặc bán du mục, văn hóa, lối sống du mục cùng loài ngựa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Đa số cư dân là tín đồ Phật giáo, tiếp đến là nhóm người không theo bất kỳ tôn giáo nào (vô thần), còn Hồi giáo chiếm ưu thế trong cộng đồng người Kazakh thiểu số. Đa số công dân là người Mông Cổ, phần còn lại là nhóm nhỏ những người gốc Hoa, các dân tộc thiểu số như người Kazakh, người Tuva chủ yếu sống tại miền tây đất nước.

Khu vực Mông Cổ trong suốt chiều dài lịch sử từng nằm dưới quyền cai trị của nhiều Đế quốc du mục, như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên,… Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn lập ra Đế quốc Mông Cổ, sau đó dần phát triển thành một trong những Đế quốc lục địa liền kề rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, kéo dài từ châu Á sang châu Âu. Cháu nội của ông là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và tiếp tục chinh phục xuống miền Nam Trung Quốc. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ triệt thoái về Mông Cổ và lại tiếp tục xung đột phe phái như trước, ngoại trừ trong thời kỳ của Đạt Diên Hãn và Trát Tát Khắc Đồ Hãn.

Đến đầu thế kỷ XVI, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu được truyền bá đến Mông Cổ. Nhà Thanh do người Mãn lập ra sáp nhập Mông Cổ trong thế kỷ XVII. Đến đầu thập niên 1900, khoảng một phần ba nam giới trưởng thành tại Mông Cổ là tăng nhân. Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, khu vực Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ Đại Thanh và đến năm 1921 thì thiết lập nền độc lập thực tế từ Trung Hoa Dân Quốc. Ngay sau đó, quốc gia này nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô (thế lực đã giúp đỡ họ giành độc lập khỏi tay Trung Quốc). Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được tuyên bố thành lập, trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên bang Xô viết. Đầu năm 1991, trước những biến động tại Liên Xô và Đông Âu, Mông Cổ tiến hành cách mạng dân chủ hòa bình vào đầu năm 1990, kết quả là một hệ thống chính trị dân cử đa đảng cùng bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1992, theo đó, nước này chính thức chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường. Mông Cổ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1997 cùng nhiều tổ chức quốc tế, kinh tế và thương mại khác trong khu vực và trên thế giới những năm sau đó.

Sơ lược về Mông Cổ:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Mông Cổ class=
Châu lục:Châu Á
Khu vực:Đông Á
Mã vùng:976
Thủ đô:Ulaanbaatar
Quốc khánh:29 tháng 12[5]
Diện tích:1,564,116 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:3.225.167 người (2019)
GDP:13,85 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$4,295.24
Tiền tệ:Togrog/tugriks (MNT)

Bản đồ Mông Cổ online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Mông Cổ ở đâu? Bản đồ vị trí Mông Cổ

Mông Cổ là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á của Châu Á

Bản đồ vị trí Mông Cổ
Bản đồ vị trí Mông Cổ. Nguồn: Wikipedia
Mông Cổ ở đâu?
Mông Cổ ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Mông Cổ. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Mông Cổ. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Mông Cổ

Bản đồ của Mông Cổ
Bản đồ của Mông Cổ. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Mông Cổ
Bản đồ Mông Cổ. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các tỉnh Mông Cổ
Bản đồ các tỉnh Mông Cổ. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Mông Cổ
Bản đồ hành chính Mông Cổ.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ tỉnh Mông Cổ
Bản đồ tỉnh Mông Cổ. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ hành chính Mông Cổ
Bản đồ hành chính Mông Cổ. Nguồn: Ezilon.

Bản đồ vật lý Mông Cổ

Bản đồ vật lý Mông Cổ
Bản đồ vật lý Mông Cổ. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý Mông Cổ
Bản đồ vật lý Mông Cổ.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ vật lý của Mông Cổ
Bản đồ vật lý của Mông Cổ. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vật lý Mông Cổ
Bản đồ vật lý Mông Cổ. Nguồn: gisgeography.com

Địa lý

Với diện tích 1.564.116 km² (603,909 mi²), Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru.

Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên. Đỉnh cao nhất tại Mông Cổ là Đỉnh Khüiten thuộc khối núi Tavan bogd ở cực tây với độ cao 4,374 m (14,350 ft). Châu thổ hồ Uvs Nuur, chung với nước Cộng hòa Tuva tại Nga, là một Địa điểm di sản tự nhiên thế giới.

Khí hậu

Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F).

Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó hầu như không có mưa trong nhiều năm.

Cái tên “Gobi” là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà hai bướu cũng không sống nổi.

Hệ sinh thái

Đặc trưng của hệ sinh thái Mông Cổ chính là đồng bằng lớn với những thảo nguyên rộng bao la và sự ưu thế của những động vật móng guốc ăn cỏ. Thảo nguyên Mông Cổ nổi bật với những đàn thú móng guốc sinh sống, trong đó đáng chú ý là những đàn linh dương quần tụ cùng nhau với số lượng rất lớn, các bầy thú móng guốc thường tụ hội cùng nhau trước khi di chuyển đến nơi có nguồn thức ăn phong phú. Gia súc ở Mông Cổ cũng chiếm số lượng rất lớn và đông đúc trên đồng cỏ.

Hệ sinh vật và động vật Mông Cổ có tổng số 138 loài động vật có vú, có 449 loài chim, 75 loài cá cũng như các loài động vật lưỡng cư và bò sát. Tổng cộng có 30 loài động vật có vú và phân loài đã được đưa vào phân loại hiếm và rất hiếm của Sách đỏ Mông Cổ, bao gồm cả các những con ngựa hoang Mông Cổ (còn gọi là Takhi) cũng như nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là quần thể linh dương Mông Cổ khá đông đảo. Mặc dù Mông Cổ hiện có 30 loài động vật có vú đặc trưng, nhưng chỉ có năm loại phổ biến, đó là ngựa, dê, cừu, bò, lạc đà với tổng đàn 60 triệu con, trong đó ngựa Mông Cổ có khoảng trên 2,5 triệu con.

Bản đồ giao thông của Mông Cổ

Bản đồ giao thông Mông Cổ
Bản đồ giao thông Mông Cổ. Nguồn:CIA

Bản đồ vệ tinh Mông Cổ

Bản đồ vệ tinh Mông Cổ
Bản đồ vệ tinh Mông Cổ. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản