Bản đồ Cameroon

Cameroon hay Cameroun, tên chính thức là nước Cộng hòa Cameroon (phiên âm tiếng Việt: Ca-mơ-run, tiếng Pháp: République du Cameroun, tiếng Anh: Republic of Cameroon), là một quốc gia ở phía tây của khu vực Trung Phi. Cameroon có biên giới quốc tế với Nigeria ở phía tây; với Tchad ở phía đông bắc; với nước Cộng hòa Trung Phi ở phía đông; và với Guinea Xích Đạo, Gabon, và nước Cộng hòa Congo ở phía nam. Bờ biển của Cameroon nằm ven vùng lõm Bonny thuộc vịnh Guinea và Đại Tây Dương. Quốc gia này thường được gọi là “châu Phi thu nhỏ” do đa dạng về địa chất và văn hóa. Các đặc điểm tự nhiên của Cameroon gồm có các bãi biển, hoang mạc, dãy núi, rừng mưa, và xa van. Đỉnh cao nhất quốc gia là núi Cameroon ở phía tây nam, và các thành thị lớn nhất là Douala, Yaoundé và Garoua. Cameroon là nơi có trên 200 nhóm ngôn ngữ khác nhau. Quốc gia nổi tiếng với các phong cách âm nhạc bản địa, đặc biệt là makossa và bikutsi, và sự thành công của đội tuyển bóng đá quốc gia. Tiếng Pháp và tiếng Anh là các ngôn ngữ chính thức của Cameroon.

Các cư dân ban đầu trên khu vực này gồm các cư dân thuộc nền văn minh Sao quanh hồ Tchad và những người Baka săn bắn-hái lượm tại rừng mưa đông nam bộ. Các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đến bờ biển của khu vực vào thế kỷ XV và đặt tên cho khu vực là Rio dos Camarões (sông Tôm), rồi trở thành Cameroon trong tiếng Anh. Các quân nhân người Fula thành lập nên Tù trưởng quốc Adamawa ở phía bắc khu vực trong thế kỷ XIX, và nhiều dân tộc ở phía tây và tây bắc thành lập nên các tù bang hùng mạnh. Cameroon trở thành một thuộc địa của Đức vào năm 1884. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lãnh thổ Kamerun thuộc Đức được phân chia giữa Pháp và Anh Quốc với danh nghĩa Hội Quốc Liên ủy thác. Chính đảng Liên minh Nhân dân Cameroun (UPC) chủ trương đòi độc lập, song bị người Pháp cấm vào thập niên 1950. Năm 1960, phần lãnh thổ Cameroon do Pháp quản lý được độc lập với tên nước Cộng hòa Cameroun, dưới quyền Tổng thống Ahmadou Ahidjo. Phần phía nam của các lãnh thổ Cameroon thuộc Anh hợp nhất với Cộng hòa Cameroun vào năm 1961 để hình thành Cộng hòa Liên bang Cameroon. Quốc gia đổi tên thành Cộng hòa Liên hiệp Cameroon vào năm 1972 rồi Cộng hòa Cameroon vào năm 1984.

So với các quốc gia khác tại châu Phi, Cameroon có ổn định tương đối cao về chính trị và xã hội. Điều này cho phép sự phát triển của nông nghiệp, đường bộ, đường sắt, và các ngành công nghiệp dầu mỏ và đốn gỗ. Tuy thế, một số lượng lớn người dân Cameroon sống trong nghèo khổ với sinh kế là nông nghiệp. Kể từ năm 1982, quyền lực nằm chắc trong Tổng thống Paul Biya, và Đảng Phong trào Dân chủ Nhân dân Cameroon của ông. Các lãnh thổ nói tiếng Anh của Cameroon ngành cáng xa lánh chính phủ trung ương, và các chính trị gia từ các khu vực này đã yêu cầu về việc phân quyền lớn hơn hay thậm chí là ly khai.

Sơ lược về Cameroon:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Cameroon class=
Châu lục:Châu Phi
Khu vực:Trung Phi
Mã vùng:237
Thủ đô:Yaounde
Quốc khánh:1 tháng 1
Diện tích:475,440 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:25.876.380 người (2019)
GDP:38,76 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$1,497.91
Tiền tệ:Cooperation Financiere en Afrique Centrale francs (XAF)

Bản đồ Cameroon online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Cameroon ở đâu? Bản đồ vị trí Cameroon

Cameroon là một quốc gia thuộc khu vực Trung Phi của Châu Phi

Bản đồ vị trí Cameroon
Bản đồ vị trí Cameroon. Nguồn: Wikipedia
Camerun ở đâu?
Camerun ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Cameroon. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Cameroon. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Cameroon

Bản đồ hành chính của Cameroon
Bản đồ hành chính của Cameroon. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Cameroon
Bản đồ Cameroon. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ các khu vực của Cameroon
Bản đồ các khu vực của Cameroon. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Cameroon
Bản đồ hành chính Cameroon.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ khu vực Cameroon
Bản đồ khu vực Cameroon. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ hành chính Cameroon
Bản đồ hành chính Cameroon. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Lãnh thổ nay là Cameroon có người định cư đầu tiên từ thời đại đồ đá mới. Các cư dân sinh sống liên tục lâu nhất là các nhóm người như Baka (một nhóm người Pygmy). Từ đây, các cuộc di cư của người Bantu đến phía đông, phía nam, và trung bộ châu Phi được cho là bắt đầu khoảng 2.000 năm trước. Văn hóa Sao xuất hiện quanh hồ Tchad vào khoảng năm 500 CN và bị Kanem thay thế, quốc gia kế thừa của Kanem là Bornu. Các vương quốc, tù bang xuất hiện tại phía tây.

Các thủy thủ người Bồ Đào Nha đến bờ biển khu vực vào năm 1472, họ nhận thấy có nhiều tôm ma Lepidophthalmus turneranus trên sông Wouri và đặt tên cho sông là Rio dos Camarões (sông Tôm), tên gọi này trở thành Cameroon trong tiếng Anh. Trong vài thế kỷ sau, người châu Âu quan tâm đến mậu dịch chính quy hóa với các cư dân duyên hải, và các nhà truyền giáo Ki-tô mở rộng vào nội địa. Vào đầu thế kỷ XIX, Modibo Adama lãnh đạo các quân nhân người Fula trong một thánh chiến ở phía bắc chống lại các dân tộc phi Hồi giáo và cục bộ Hồi giáo và thiết lập nên Tù trưởng quốc Adamawa. Việc định cư những người chạy trốn quân Fula tạo ra một sự tái phân bổ nhân khẩu lớn. Phần phía bắc của Cameroon là một phần quan trọng trong mạng lưới buôn bán nô lệ.

Đế quốc Đức tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ với địa vị là thuộc địa Kamerun vào năm 1884 và bắt đầu thúc đẩy bình định vùng nội địa. Họ đề xướng các kế hoạch nhằm cải tiến cơ sở hạ tầng của thuộc địa, dựa trên một hệ thống lao động cưỡng bách khắc nghiệt. Với việc Đức chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Kamerun trở thành một lãnh thổ ủy thác của Hội Quốc Liên, và được phân chia thành Cameroun thuộc Pháp và các lãnh thổ Cameroon thuộc Anh vào năm 1919. Pháp tích hợp kinh tế Cameroun vào kinh tế Pháp và cải tiến cơ sở hạ tầng với các đầu tư tư bản, công nhân lành nghề, và tiếp tục duy trì lao động cưỡng bách.

Người Anh quản lý các lãnh thổ Cameroon của họ từ Nigeria, người địa phương than phiền rằng việc này khiến họ bị sao lãng khi là một “thuộc địa của một thuộc địa”. Các công nhân nhập cư người Nigeria đổ xô đến Nam Cameroon, kết thúc tình trạng lao động cưỡng bách song khiến nhân dân bản địa giận dữ. Trách nhiệm ủy thác của Hội Quốc Liên được chuyển đổi sang trách nhiệm ủy trị của Liên Hợp Quốc vào năm 1946, và độc lập trở thành một vấn đề cấp bách tại Cameroun thuộc Pháp. Pháp cấm chính đảng cấp tiến nhất là Liên minh Nhân dân Cameroun (UPC), vào năm 1955. Hành động này thúc đẩy một cuộc chiến du kích kéo dài và vụ ám sát thủ lĩnh đảng là Ruben Um Nyobé. Tại các lãnh thổ Cameroon thuộc Anh, vấn đề là thống nhất với Cameroun thuộc Pháp hay gia nhập Nigeria.

Ngày 1 tháng 1 năm 1960, Cameroun thuộc Pháp giành được độc lập từ Pháp, nằm dưới quyền Tổng thống Ahmadou Ahidjo. Đến ngày 1 tháng 10 năm 1961, Nam Cameroon thuộc Anh cũ hợp nhất với Cameroun thuộc Pháp cũ để hình thành Cộng hòa Liên bang Cameroon. Ahmadou Ahidjo sử dụng cuộc chiến đang diễn ra với UPC để tập trung quyền lực về tổng thống, song điều này vẫn tiếp tục sau khi UPC bị đàn áp vào năm 1971.

Ahmadou Ahidjo là thành viên của Liên minh Dân tộc Cameroon (CNU), tổ chức này trở thành chính đảng hợp pháp duy nhất vào ngày 1 tháng 10 năm 1966 và đến năm 1972, hệ thống chính phủ theo thể thức liên bang bị bãi bỏ để hình thành Cộng hòa Thống nhất Cameroon, với thủ đô là Yaoundé. Ahmadou Ahidjo theo đuổi một chính sách kinh tế tự do chủ nghĩa kế hoạch, ưu tiên các cây trồng kinh tế và khai thác dầu mỏ. Chính phủ sử dụng lợi nhuận từ dầu mỏ để tạo nên dự trữ tiền mặt quốc gia, chi trả cho nông dân, và cung cấp tài chính cho các dự án lớn về phát triển; tuy nhiên, nhiều sáng kiến thất bại do Ahmadou Ahidjo bổ nhiệm các đồng minh không đủ trình độ của ông làm người chỉ đạo chúng.

Ahmadou Ahidjo từ chức vào ngày 4 tháng 11 năm 1982 và giao lại quyền lực cho Paul Biya. Tuy nhiên, Ahmadou Ahidjo duy trì quyền kiểm soát CNU và cố gắng nhằm điều hành quốc gia trong hậu trường. Paul Biya và các đồng minh của người này sau đó buộc Ahmadou Ahidjo phải từ chức, Paul Biya bắt đầu thời kỳ quản lý quốc gia của mình với việc chuyển đổi hướng đến một chính phủ dân chủ hơn, song một đảo chính bất thành khiến ông lại hướng sang phong cách lãnh đạo của người tiền nhiệm.

Một khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Cameroon từ giữa thập niên 1980 đến cuối thập niên 1990, bắt nguồn từ tình hình kinh tế quốc tế, hạn hán, giá dầu thô suy giảm, và nhiều năm tham nhũng, quản lý yếu kém, và nhậm dụng thân tín. Cameroon chuyển sang nhận viện trợ nước ngoài, cắt giảm chi tiêu công, và tư hữu hóa công nghiệp. Tháng 12 năm 1990, Cameroon chuyển sang chính trị đa đảng, từ đó có các nhóm từ những khu vực Cameroon từng thuộc Anh đòi hỏi quyền tự trị lớn hơn, và Hội đồng Dân tộc Nam Cameroons thì chủ trương ly khai hoàn toàn để trở thành nước Cộng hòa Ambazonia.

Bản đồ vật lý Cameroon

Bản đồ vật lý Cameroon
Bản đồ vật lý Cameroon. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý Cameroon
Bản đồ vật lý Cameroon.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ vật lý của Cameroon
Bản đồ vật lý của Cameroon. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vật lý của Cameroon
Bản đồ vật lý của Cameroon. Nguồn: gisgeography.com

Địa lý

Cameroon có tổng diện tích 475.442 kilômét vuông (183.569 dặm vuông Anh), là quốc gia rộng thứ 53 trên thế giới. Quốc gia này nằm ở vùng Trung Phi và Tây Phi, bên vũng Bonn thuộc vịnh Guinea và Đại Tây Dương. Tài liệu du lịch miêu tả Cameroon là “châu Phi thu nhỏ” vì nơi này có tất cả các khí hậu và hệ thực vật chính của lục địa: duyên hải, hoang mạc, núi, rừng mưa, và xa van. Các quốc gia lân cận là Nigeria ở phía tây; Tchad ở phía đông bắc; nước Cộng hòa Trung Phi ở phía đông; và Guinea Xích Đạo, Gabon, và nước Cộng hòa Congo ở phía nam.

Cameroon được phân thành ba đới địa lý chính, phân biệt qua các đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, và thực vật. Đồng bằng duyên hải trải rộng 15 đến 150 kilômét (9 đến 93 mi) vào nội địa tính từ vịnh Guinea và có cao độ trung bình là 90 mét (295 ft). Dải đồng bằng này rất nóng và ẩm và có một mùa khô ngắn, có mật độ rừng dày đặc và có một số trong số những nơi ẩm nhất trên Trái Đất, và là một phần của vùng rừng duyên hải Cross-Sanaga-Bioko.

Đồng bằng Nam Cameroon nổi lên từ đồng bằng duyên hải đến cao độ bình quân 650 mét (2.133 ft). Rừng mưa Xích Đạo chiếm ưu thế tại khu vực này, song do có mùa mưa và mùa khô luân phiên nên khu vực này kém ẩm hơn vùng duyên hải. Khu vực này là một phần của vùng sinh thái rừng duyên hải Xích Đạo Đại Tây Dương.

Mỗi chuỗi các núi, đồi, và cao nguyên không đều được gọi là dãy Cameroon kéo dài từ núi Cameroon (đỉnh cao nhất tại Cameroon với cao độ 4.095 mét (13.435 ft)) gần đến hồ Tchad tại biên giới bắc bộ của Cameroon. Khu vực này có khí hậu ôn hòa, đặc biệt tại Cao nguyên Tây bộ, song có lượng mưa lớn. Đất đai của khu vực này thuộc vào hàng phỉ nhiêu nhất tại Cameroon, đặc biệt là quanh núi lửa Cameroon. Các hiện tượng núi lửa tạo ra hồ miệng núi lửa, một trong số đó là hồ Nyos từng phun ra Cacbon dioxide và khiến từ 1.700 đến 2.000 người thiệt mạng vào năm 1986. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên mô tả khu vực này là vùng sinh rái rừng cao địa Cameroon.

Cao nguyên nam bộ nổi lên về phía bắc cho đến cao nguyên Adamawa đầy cỏ và gồ ghề. Đặc điểm này trải dài từ vùng núi tây bộ và tạo thành một rào chắn giữa bắc và nam Cameroon. Cao độ trung bình là 1.100 mét (3.609 ft), và nhiệt độ trung bình dao động từ 22 °C (71,6 °F) đến 25 °C (77 °F) và có mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 với cao điểm là tháng 7 và tháng 8. Vùng đất thấp bắc bộ kéo dài từ rìa của Adamawa đến hồ Tchad với cao độ trung bình là 300 đến 350 mét (984 đến 1.148 ft). Thực vật đặc trưng của khu vực là cây bụi xa van và đồng cỏ. Đây là khu vực khô hạn với mưa rải rác và nhiệt độ trung bình ở mức cao.

Cameroon có bốn lưu vực: Tại phía nam, các sông chính là Ntem, Nyong, Sanaga, và Wouri, chúng chảy theo hướng tây nam hoặc theo hướng tây và đổ trực tiếp vào vịnh Guinea. Sông Dja và Kadéï chảy theo hướng đông nam rồi hợp lưu với sông Congo. Tại bắc bộ Cameroon, sông Bénoué River chảy theo hướng bắc và tây rồi hợp lưu với sông Niger. Sông Logon chảy theo hướng bắc và đổ vào hồ Tchad, hồ này được phân chia giữa Cameroon và ba quốc gia khác.

Bản đồ giao thông của Cameroon

Bản đồ giao thông Cameroon
Bản đồ giao thông Cameroon. Nguồn:CIA

Bản đồ vệ tinh Cameroon

Bản đồ vệ tinh Cameroon
Bản đồ vệ tinh Cameroon. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới