Bản đồ Malaysia

Malaysia (phiên âm: Ma-lai-xi-a, còn được gọi là Mã Lai) là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang nằm tại phía nam của khu vực Đông Nam Á. Quốc gia này bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất liền là 330,803 km². Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảo và Borneo thuộc Malaysia. Tây Malaysia có biên giới trên bộ và trên biển với Thái Lan, có biên giới trên biển với Indonesia, Việt NamSingapore trong khi Đông Malaysia có biên giới trên bộ và trên biển với BruneiIndonesia, có biên giới trên biển với Việt NamPhilippines, giáp biên giới với Campuchia qua Vịnh Thái Lan. Thành phố thủ đô là Kuala Lumpur, song nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang là Putrajaya. Năm 2010, dân số Malaysia được ước tính là 28,33 triệu người, trong đó 22,6 triệu sinh sống tại phần Bán đảo. Malaysia có điểm cực nam của đại lục Á-Âu là Tanjung Piai. Malaysia là một quốc gia nhiệt đới và là một trong 17 quốc gia đa dạng sinh học nhất trên thế giới, với nhiều loài đặc hữu.

Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực và từ thế kỷ XVIII, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các lãnh thổ đầu tiên của Anh Quốc được gọi là Các khu định cư Eo biển. Các lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên bang Malaya vào năm 1948 và giành được độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaya hợp nhất với Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore vào ngày 16 tháng 9 năm 1963, với từ si được thêm vào quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và văn hóa, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong hệ thống chính trị quốc gia. Hiến pháp tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo trong khi vẫn bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Hệ thống chính quyền của Malaysia có mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster và hệ thống pháp luật dựa trên thông luật của Anh Quốc. Nguyên thủ quốc gia cao nhất là Quốc vương, còn được gọi là Yang di-Pertuan Agong. Người này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của chín bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm. Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng.

Kể từ sau khi giành được độc lập, Malaysia đã trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng liên tục, trung bình ở mức 6,5% trong gần 50 năm liên tiếp, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao. Về truyền thống, yếu tố thúc đẩy cho kinh tế Malaysia là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, song, quốc gia này hiện cũng đang rất phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, khoa học ứng dụng, du lịch, thương mại và y tế. Ngày nay, Malaysia sở hữu một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát triển, duy trì, giữ vững quy mô GDP danh nghĩa lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á sau Thái Lan và Indonesia qua nhiều năm. Malaysia là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Hội nghị cấp cao ASEAN – Đông Á, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Liên Hợp Quốc, WTO, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Khối Thịnh vượng chung các quốc gia và Phong trào không liên kết.

Sơ lược về Malaysia:
Quốc kỳ:Quốc kỳ Malaysia class=
Châu lục:Châu Á
Khu vực:Đông Nam Á
Mã vùng:60
Thủ đô:Kuala Lumpur; note – nearby Putrajaya is referred to as a federal government administrative center but not the capital; Parliament meets in Kuala Lumpur
Quốc khánh:31 tháng 8
Diện tích:329,847 km² (Nguồn: WorldAtlas)
Dân số:31.949.777 người (2019)
GDP:364,7 tỉ đô la (USD) – cập nhật 2019
GDP đầu người:$11,414.84
Tiền tệ:Ringgits (MYR)

Bản đồ Malaysia online

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ Google Map, Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Malaysia ở đâu? Bản đồ vị trí Malaysia

Malaysia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á của Châu Á

Bản đồ vị trí Malaysia
Bản đồ vị trí Malaysia. Nguồn: Wikipedia
Malaixia ở đâu?
Malaixia ở đâu?. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ vị trí của Malaysia. Nguồn: gisgeography.com
Bản đồ vị trí của Malaysia. Nguồn: gisgeography.com. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ hành chính Malaysia

Bản đồ hành chính Malaysia, thể hiện Bán đảo Malaysia và Đông Malaysia
Bản đồ hành chính Malaysia, thể hiện Bán đảo Malaysia và Đông Malaysia. Nguồn: nationsonline.org
Bản đồ Malaysia
Bản đồ Malaysia. Nguồn: gisgeography.com
Các Bang và Lãnh thổ Liên bang Bản đồ Malaysia
Các Bang và Lãnh thổ Liên bang Bản đồ Malaysia. Nguồn: worldatlas.com
Bản đồ hành chính Malaysia
Bản đồ hành chính Malaysia.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ hành chính Malaysia
Bản đồ hành chính Malaysia. Nguồn: Ezilon.

Lịch sử

Có bằng chứng về việc người hiện đại cư trú tại Malaysia cách nay 40.000 năm. Tại bán đảo Mã Lai, các cư dân đầu tiên được cho là người Negrito. Các thương nhân và người định cư từ Ấn Độ và Trung Quốc đến từ thế kỷ I CN, lập nên các thương cảng và đô thị duyên hải vào thế kỷ II và III. Sự xuất hiện của họ khiến ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc có tác động mạnh đối các văn hóa bản địa, và người dân trên bán đảo Mã Lai tiếp nhận Ấn Độ giáo và Phật giáo. Các bản khắc bằng tiếng Phạn xuất hiện từ thế kỷ IV hoặc V. Vương quốc Langkasuka nổi lên vào khoảng thế kỷ II ở khu vực bắc bộ của bán đảo Mã Lai, tồn tại cho đến khoảng thế kỷ XV. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, phần lớn nam bộ bán đảo Mã Lai là một phần của đế quốc hàng hải Srivijaya. Sau khi Srivijaya sụp đổ, đế quốc Majapahit có ảnh hưởng đối với hầu hết Malaysia bán đảo và quần đảo Mã Lai. Hồi giáo bắt đầu truyền bá trong cộng đồng người Mã Lai vào thế kỷ XIV. Vào đầu thế kỷ XV, một hậu duệ của hoàng thất Srivijaya là Parameswara thành lập Vương quốc Malacca, đây thường được xem là quốc gia độc lập đầu tiên tại bán đảo Mã Lai. Đương thời, Malacca là một trung tâm thương mại quan trọng.

Năm 1511, Bồ Đào Nha chinh phục Malacca, đến năm 1641 thì lãnh thổ này bị người Hà Lan chiếm đoạt. Năm 1786, Đế quốc Anh thiết lập một sự hiện diện tại Malaya, khi đó Sultan của Kedah cho Công ty Đông Ấn Anh thuê Penang. Người Anh giành được Singapore vào năm 1819, và đến năm 1824 thì đoạt quyền kiểm soát Malacca sau Hiệp định Anh-Hà Lan. Năm 1826, người Anh bắt đầu quản lý trực tiếp Penang, Malacca, Singapore, và đảo Labuan. Đến thế kỷ XX, tại các quốc gia Pahang, Selangor, Perak, và Negeri Sembilan, được gọi chung là Các quốc gia Mã Lai liên minh, có các thống sứ người Anh được bổ nhiệm để cố vấn cho các quân chủ Mã Lai theo điều khoản trong các hiệp định mà họ từng ký. Năm quốc gia còn lại trên bán đảo được gọi là Các quốc gia Mã Lai phi liên minh, các quốc gia này không chịu sự quản lý trực tiếp của người Anh, song cũng chấp thuận các cố vấn người Anh. Tiến triển tại Bán đảo và Borneo nhìn chung là tách biệt cho đến thế kỷ XIX. Trong thời gian người Anh cai trị, họ khuyến khích người Hoa và người Ấn nhập cư để trở thành lao công. Khu vực mà nay là Sabah nằm dưới sự cai trị của người Anh với tên gọi Bắc Borneo khi cả Sultan của Brunei và Sultan của Sulu chuyển giao quyền sở hữu các lãnh thổ của riêng họ từ năm 1877 đến năm 1878. Năm 1842, Sultan của Brunei nhượng Sarawak cho James Brooke, các Rajah da trắng kế tập cai trị Vương quốc Sarawak độc lập cho đến khi lãnh thổ này trở thành một thuộc địa vương thất Anh vào năm 1946.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản tấn công, đánh bại quân Anh và chiếm đóng Malaya, Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore trong ba năm. Trong thời kỳ này, căng thẳng sắc tộc gia tăng và chủ nghĩa dân tộc phát triển. Sự ủng hộ của dân chúng đối với độc lập tăng lên sau khi lực lượng Đồng Minh tái chiếm Malaya.

Hậu chiến, người Anh tiến hành các nỗ lực nhằm hợp nhất việc cai quản Malaya trong một thuộc địa vương thất duy nhất gọi là Liên hiệp Malaya (Malayan Union), tuy nhiên điều này bị người Mã Lai phản đối mạnh, người Mã Lai phản đối việc địa vị của các quân chủ Mã Lai suy yếu và việc trao quyền công dân cho người gốc Hoa. Liên hiệp Malaya được thành lập vào năm 1946 và bao gồm toàn bộ các thuộc địa của Anh Quốc tại khu vực bán đảo Mã Lai, ngoại trừ Singapore, song chính thể này nhanh chóng bị giải thể và thay thế bởi Liên bang Malaya (Federation of Malaya), chính thể này khôi phục quyền tự trị cho các quân chủ của các quốc gia Mã Lai dưới sự bảo hộ của người Anh. Trong thời kỳ này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Malaya, quân nổi dậy mà hầu hết là người gốc Hoa tiến hành các hoạt động du kích với mục đích đánh đuổi người Anh ra khỏi Malaya. Tình trạng khẩn cấp Malaya kéo dài từ năm 1948 đến năm 1960, và liên quan đến một chiến dịch chống nổi loạn kéo dài của quân Thịnh vương chung tại Malaya. Sau đó, người ta đưa ra một kế hoạch nhằm Liên hiệp Malaya với các thuộc địa vương thất Bắc Borneo (gia nhập với tên Sabah), Sarawak, và Singapore. Ngày đề xuất hợp thành liên bang là 31 tháng 8 năm 1963, tuy nhiên, thời điểm bị trì hoãn cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1963 do phản đối của Indonesia dưới quyền Tổng thống Sukarno và Đảng Nhân dân Liên hiệp Sarawak.

Sự thành lập liên bang khiến các căng thẳng tăng cao, bao gồm một cuộc xung đột với Indonesia, Singapore bị trục xuất vào năm 1965, và xung đột sắc tộc. Xung đột sắc tộc lên đến đỉnh điểm trong các cuộc bạo loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969.

Năm 1971, Quốc hội được tái triệu tập, và một liên minh chính phủ mới mang tên Mặt trận Quốc gia (Barisan Nasional) nhậm chức. Liên minh này gồm UMNO, MCA, MIC, Gerakan bị suy yếu nhiều, cùng các đảng khu vực tại Sabah và Sarawak. Đảng Hành động Dân chủ bị loại ra ngoài, chỉ là một đảng đối lập đáng kể. Đảng Hồi giáo Malaysia cũng gia nhập Mặt trận song bị trục xuất vào năm 1977. Abdul Razak nắm quyền cho đến khi mất vào năm 1976 và người kế nhiệm là Hussein Onn, Mahathir Mohamad nhậm chức thủ tướng vào năm 1981 và nắm quyền trong 22 năm.

Dưới thời Mahathir Mohamad, Malaysia trải qua tăng trưởng kinh tế từ thập niên 1980. Thời kỳ này cũng diễn ra một sự biến đổi từ kinh tế dựa trên nông nghiệp sang kinh tế dựa trên chế tạo và công nghiệp trong các lĩnh vực như máy tính và điện tử tiêu dùng. Cũng trong giai đoạn này, bộ mặt của Malaysia biến hóa với sự xuất hiện của nhiều siêu dự án, đáng chú ý trong đó là việc xây dựng Tháp đôi Petronas, Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Xa lộ Nam-Bắc, đường đua quốc tế Sepang, và thủ đô hành chính liên bang mới Putrajaya.

Cuối thập niên 1990, Malaysia trải qua náo động do khủng hoảng tài chính châu Á, khủng hoảng tàn phá kinh tế dựa trên lắp ráp của Malaysia. Nhằm ứng phó, Mahathir Mohamad ban đầu tiến hành các chính sách được IMF tán thành, tuy nhiên sự mất giá của Ringgit và suy thoái sâu thêm khiến ông thiết lập chương trình riêng của mình dựa trên việc bảo hộ Malaysia trước các nhà đầu tư ngoại quốc và chấn hưng kinh tế thông qua các dự án xây dựng và hạ lãi suất, các chính sách khiến kinh tế Malaysia khôi phục vào năm 2002. Năm 2003, Mahathir tự nguyện nghỉ hưu để ủng hộ Phó Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi.

Ngày 9 tháng 5 năm 2018, Najib Razak đã thất bại trước cựu Thủ tướng, tiến sĩ Mahathir Mohamad trong cuộc tổng tuyển cử toàn quốc tại Malaysia, chấm dứt 60 năm cầm quyền của Liên minh Mặt trận Dân tộc (BN). Ngày 12 tháng 5 năm 2018, Najib bị cấm không được ra khỏi nước vì các cáo buộc tội tham nhũng. Ngày 28 tháng 7 năm 2020, Najib bị tuyên án 12 năm tù và phải nộp phạt 210 triệu ringgit (tương đương 49,3 triệu USD) với tội danh liên quan đến vụ bê bối tham nhũng quỹ đầu tư nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB). Đây là lần đầu tiên tòa án của quốc gia này buộc tội một cựu Thủ tướng.

Bản đồ vật lý Malaysia

Bản đồ vật lý Malaysia
Bản đồ vật lý Malaysia. Nguồn: Ezilon.
Bản đồ vật lý Malaysia
Bản đồ vật lý Malaysia.
Nguồn: Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Bản đồ vật lý của Malaysia
Bản đồ vật lý của Malaysia. Nguồn: worldatlas.com

Địa lý

Malaysia là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất liền, với 329.847 km (127.355 dặm vuông Anh). Tây Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Đông Malaysia có biên giới trên bộ với Indonesia và Brunei. Malaysia kết nối với Singapore thông qua một đường đắp cao hẹp và một cầu. Malaysia có biên giới trên biển với Việt Nam và Philippines. Biên giới trên bộ được xác định phần lớn dựa trên các đặc điểm địa chất, chẳng hạn như sông Perlis, sông Golok và kênh Pagalayan, trong khi một số biên giới trên biển đang là chủ đề tranh chấp. Brunei hầu như bị Malaysia bao quanh, bang Sarawak của Malaysia chia Brunei thành hai phần. Malaysia là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Điểm cực nam của lục địa châu Á là Tanjung Piai, thuộc bang nam bộ Johor. Eo biển Malacca nằm giữa đảo Sumatra và Malaysia bán đảo, đây là một trong các tuyến đường quan trọng nhất trong thương mại toàn cầu.

Hai phần của Malaysia tách nhau qua biển Đông, tuy nhiên hai phần này có cảnh quan phần lớn là tương tự nhau với các đồng bằng duyên hải rồi cao lên đồi và núi. Malaysia bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của Malaysia, trải dài 740 km (460 mi) từ bắc xuống nam, và có chiều rộng tối đa là 322 km (200 mi). Dãy Titiwangsa phân chia bờ biển đông và tây tại Malaysia bán đảo, dãy núi này là một phần của hàng loạt dãy núi chạy từ phần trung tâm của bán đảo. Các dãy núi này vẫn có rừng bao phủ dày đặc, và có cấu tạo chủ yếu gồm đá hoa cương và các loại đá lửa khác. Nhiều phần trong đó bị xói mòn, tạo thành cảnh quan karst. Dãy núi là đầu nguồn của một số hệ thống sông tại Malaysia bán đảo. Các đồng bằng duyên hải bao quanh bán đảo, có chiều rộng tối đa là 50 kilômét (31 mi), và bờ biển của phần bán đảo dài 1.931 km (1.200 mi), song các bến cảng chỉ có ở bờ phía tây.

Đông Malaysia nằm trên đảo Borneo, có bờ biển dài 2.607 km (1.620 mi). Khu vực này bao gồm các miền ven biển, đồi và thung lũng, và nội lục đồi núi. Dãy Crocker trải dài về phía bắc từ Sarawak, phân chia bang Sabah. Trên dãy này có núi Kinabalu với cao độ 4.095,2 m (13.436 ft), là núi cao nhất Malaysia. Núi Kinabalu được bảo vệ trong khuôn khổ Vườn quốc gia Kinabalu- một di sản thế giới của UNESCO. Các dãy núi cao nhất tạo thành biên giới giữa Malaysia và Indonesia. quần thể hang Mulu tại Sarawak nằm trong số các hệ thống hang lớn nhất trên thế giới.

Xung quanh hai phần của Malaysia là một số hòn đảo, lớn nhất trong số đó là đảo Banggi. Malaysia có khí hậu xích đạo, điểm đặc trưng là gió mùa tây nam (tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa đông bắc (tháng 10 đến tháng 2). Các vùng biển xung quanh giúp điều hòa nhiệt độ cho Malaysia. Ẩm độ thường cao, và lượng mưa trung bình hàng năm là 250 cm (98 in). Khí hậu tại Bán đảo và Đông bộ khác biệt, thời tiết Bán đảo chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gió thổi từ lục địa, trong khi Đông bộ có khí hậu mang tính hải dương hơn. Các khí hậu địa phương có thể phân thành: vùng cao, vùng thấp và vùng duyên hải. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến mực nước biển và lượng mưa, tăng nguy cơ lũ lụt và dẫn đến hạn hán.

Bản đồ giao thông của Malaysia

Bản đồ giao thông Malaysia
Bản đồ giao thông Malaysia. Nguồn:CIA

Bản đồ vệ tinh Malaysia

Malaysia Bản đồ vệ tinh
Malaysia Bản đồ vệ tinh. Nguồn: gisgeography.com

Bản đồ độ cao địa hình

Bản đồ Độ cao Malaysia
Bản đồ Độ cao Malaysia. Nguồn: gisgeography.com

Xem thêm

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
Hàng loạt dự án đang được đầu tư xây dựng tạo thành các cụm đô thị vệ tinh sầm uất dọc theo tuyến đường vành đai 3. Trong đó, dự án Glory Heights nằm đối diện trung tâm thương mại, quảng trường và tiếp giáp trực tiếp đường Long Phước, dẫn tới cao tốc Long Thành Dầu Giây. Các dự án này cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất giảm và thời gian thanh toán nhằm hướng tới người mua nhà.
Dự án Glory Heights hưởng lợi từ đường Vành Đai 3
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản
Bên dưới là 50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản. Mời quý anh chị cùng thử sức xem trình độ của mình tới đâu nhé. Có sẵn đáp án bên dưới mỗi câu hỏi để anh chị có thể dễ dàng kiểm tra. Câu 1. Thời hạn giao đất nông nghiệp ... Đọc tiếp
50 câu hỏi trắc nghiệm về kinh doanh bất động sản