Thâm Quyến (tiếng Trung: 深圳; phát âm tiếng Quan Thoại: [ʂə́n.ʈʂə̂n] ( )) là một thành phố phó tỉnh lớn nằm bên bờ đông của cửa sông Châu Giang tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Là một phần của vùng đại đô thị Đồng bằng Châu Giang, Thâm Quyến tiếp giáp với Hồng Kông ở phía nam, giáp Huệ Châu ở đông bắc và giáp với Đông Quan ở tây bắc, đồng thời có chung biên giới biển với Quảng Châu, Trung Sơn và Châu Hải về phía tây và tây nam dọc cửa sông.
Cảnh quan của Thâm Quyến mang đậm những nét của một nền kinh tế phát triển nhanh, xuất phát từ việc gia tăng vốn đầu tư từ nước ngoài sau khi chính sách “Cải cách và mở cửa” bắt đầu được áp dụng ở Trung Quốc từ năm 1979. Thành phố có ranh giới gần trùng với huyện Bảo An, chính thức trở thành đô thị năm 1979 và lấy tên từ thị trấn huyện trước đó, có nhà ga là trạm cuối cùng trên Trung Quốc đại lục của tuyến đường sắt Cửu Long–Quảng Châu. Năm 1980, Thâm Quyến trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc. Thành phố hiện là một trung tâm công nghệ hàng đầu toàn cầu, được truyền thông gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Thâm Quyến là một trong những đô thị có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới vào những năm thập niên 1990 và 2000. Dân số được ghi nhận của Thâm Quyến năm 2017 vào khoảng 12.905.000, tuy nhiên cảnh sát và chính quyền địa phương ước tính con số thực tế lên đến 20 triệu, do số lượng lớn người dân tạm trú cũng như người không đăng ký hộ khẩu hay cư dân, người đi làm, du khách bán thời gian. Theo cuộc tổng điều tra dân số năm 2021, dân số định cư của Thâm Quyến là 17,56 triệu người.
Thâm Quyến được xếp hạng là thành phố Alpha (thành phố toàn cầu cấp một) bởi Mạng lưới Nghiên cứu Thành phố thế giới và Toàn cầu hóa. Thâm Quyến cũng là một trung tâm tài chính dẫn đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và xếp thứ 8 trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2021. Thâm Quyến có số lượng tỷ phú cao thứ tư trên thế giới, đứng sau New York, Bắc Kinh và Thượng Hải. Thành phố này cũng có cảng container bận rộn thứ ba trên thế giới, và cùng với dân số thành thị lớn đã khiến Thâm Quyến trở thành một siêu thành phố cảng trọng điểm của châu Á. Thâm Quyến xếp thứ hai trong danh sách “10 thành phố đáng ghé nhất năm 2019” bởi Lonely Planet. Thành phố là nơi đặt Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến cũng như là trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia như JXD, Vanke, Hytera, CIMC, SF Express, Shenzhen Airlines, Nepstar, Hasee, Ngân hàng Bình An, Bảo hiểm Bình An, Ngân hàng Tiểu thương Trung Quốc, Tập đoàn Hằng Đại, Tencent, ZTE, OnePlus, Huawei, DJI và BYD. Thâm Quyến là một trung tâm nghiên cứu và sáng tạo quốc tế và xếp thứ 32 về đầu ra nghiên cứu khoa học trên toàn cầu theo Nature Index. Đây cũng là nơi đặt một số cơ sở đào tạo uy tín như Đại học Thâm Quyến và Đại học Khoa học Công nghệ Nam Phương.
Tên đơn vị: | Thâm Quyến |
---|---|
Tên tiếng Anh: | Shenzhen |
Tên tiếng Trung: | 深圳市 |
Phân loại: | Thành phố phó tỉnh |
Mã ISO 3166: | CN-GD-03 |
Mã bưu chính: | 518000 |
GDP đầu người: | ¥205.899$31.887 |
Website: | http://english.sz.gov.cn/ |
Bản đồ hành chính thành phố Thâm Quyến trên nền Google Map
Bản đồ Thâm Quyến trực tuyến là bản đồ online được xây dựng bởi Địa Ốc Thông Thái thể hiện phân chia hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Trên bản đồ, các đơn vị hành chính cấp huyện được tô một màu sắc riêng biệt để có thể dễ dàng nhận diện. Bản đồ cũng hỗ trợ lựa chọn nền bản đồ hoặc xem full màn hình (không khả dụng trên một số thiết bị di động), cùng với chức năng zoom lớn hình ảnh vệ tinh để có thể nhìn rõ các tuyến đường, tòa nhà. Nên xem trên trình duyệt Chrome để có hiển thị tốt nhất.
Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.
Nguồn: Nền bản đồ được lấy từ các bản đồ uy tín như Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Google Map, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới hành chính được lấy từ Database of Global Administrative Areas.
Bản đồ vị trí Thâm Quyến bên trong tỉnh Quảng Đông
Bản đồ hành chính thành phố Thâm Quyến
Xem thêm
Xem thêm bản đồ Trung Quốc:- TP Bắc Kinh
- TP Thiên Tân
- TP Thượng Hải
- TP Trùng Khánh
- An Huy
- Cam Túc
- Cát Lâm
- Chiết Giang
- Giang Tây
- Giang Tô
- Hà Bắc
- Hà Nam
- Hắc Long Giang
- Hải Nam
- Hồ Bắc
- Hồ Nam
- Liêu Ninh
- Phúc Kiến
- Quảng Đông
- Quý Châu
- Sơn Đông
- Sơn Tây
- Thanh Hải
- Thiểm Tây
- Tứ Xuyên
- Vân Nam
- Ninh Hạ
- khu tự trị Nội Mông
- khu tự trị Quảng Tây
- khu tự trị Tân Cương
- khu tự trị Tây Tạng