Bản đồ TP Thượng Hải, Trung Quốc

Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: Shànghǎi) là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới. Thượng Hải nằm ở bờ biển phía Đông của Trung Quốc và là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km. Năm 2018, Thượng Hải là đơn vị hành chính (gồm 4 thành phố trực thuộc trung ương, 22 tỉnh, 5 khu tự trị dân tộc và 2 đặc khu hành chính) đông thứ 25 về số dân, đứng thứ 11 về kinh tế Trung Quốc với 27 triệu dân, tương đương với Cameroon và GDP đạt 3.82 tỉ NDT (550 tỉ USD) tương ứng với Thái Lan. Thượng Hải có chỉ số GDP đầu người đứng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Bắc Kinh, đạt 137.000 NDT (tương đương 20.130 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.

Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ XX, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Sau khi Mao Trạch Đông cầm quyền Trung Quốc kể từ năm 1949, Thượng Hải đã đi vào thời kỳ sụt giảm tốc độ phát triển do chế độ thuế má cao và do sự triệt thoát kinh tế tư bản của chính quyền mới. Nhờ sự cải cách, mở cửa theo mô hình kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và lãnh đạo mà đặc biệt là từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm QuyếnQuảng Châu – một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ XXI như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.

Thông tin tổng quan TP Thượng Hải:
Tên đơn vị:Thượng Hải
Tên tiếng Anh:Shanghai
Tiếng Trung (Phồn thể):上海
Tiếng Trung (Giản thể):上海
Pinyin:Shànghǎi
Phân loại:Trực hạt thị
Mã ISO 3166:CN.SH
Diện tích:6,340,5 km² (2,448,1 mi²)
Thứ hạng diện tích:Hạng thứ 31
Dân số:27,058,479 người (2018)
Mật độ dân số:2.729,9/km² (7,070/mi²)
GDP:3.82 tỉ NDT (550 tỷ USD) (xếp thứ 11)
GDP đầu người:137.000 (20.130 USD) (xếp thứ 2)
Website:https://www.shanghai.gov.cn

Bản đồ hành chính TP Thượng Hải trên nền Google Map

Bản đồ TP Thượng Hải trực tuyến là bản đồ online được xây dựng bởi Địa Ốc Thông Thái thể hiện phân chia hành chính các đơn vị hành chính cấp địa khu (地区级, địa khu cấp hay 地级, địa cấp) trực thuộc Thượng Hải. Ở Trung Quốc, địa khu cấp là cấp hành chính dưới tỉnh và trên huyện. Ở bản đồ bên dưới, các đơn vị hành chính cấp địa khu được tô một màu sắc riêng biệt để có thể dễ dàng nhận diện. Bản đồ cũng hỗ trợ xem full màn hình (không khả dụng trên một số thiết bị di động), cùng với chức năng zoom lớn hình ảnh vệ tinh để có thể nhìn rõ các tuyến đường, tòa nhà. Nên xem trên trình duyệt Chrome để có hiển thị tốt nhất.

Bạn có thể nhấn vào để xem bản đồ toàn màn hình.

Nguồn: Nền bản đồ được lấy từ các bản đồ uy tín như Open Street Map (OSM), Arcgisonline, Google Map, Wmflabs… Dữ liệu ranh giới hành chính được lấy từ Database of Global Administrative Areas.

Bản đồ vị trí TP Thượng Hải trên bản đồ Trung Quốc

Vị trí địa lý TP Thượng Hải trên bản đồ Trung Quốc
Bản đồ vị trí TP Thượng Hải. Nguồn: Địa Ốc Thông Thái
Bản đồ vị trí TP Thượng Hải
Bản đồ vị trí TP Thượng Hải. Nguồn: Wikipedia

Bản đồ hành chính TP Thượng Hải

Bản đồ hành chính TP Thượng Hải
Bản đồ hành chính TP Thượng Hải.
Liên hệ Địa Ốc Thông Thái nếu bạn cần mua file bản đồ TP Thượng Hải dạng vector: AI, SVG hoặc file KML.

Phân chia các đơn vị hành chính TP Thượng Hải, Trung Quốc

Xem thêm “Danh sách các đơn vị hành chính Thượng Hải

Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương (trực hạt thị) và gồm 16 quận (thị hạt khu). Thượng Hải không có quận nào độc chiếm vị thế trung tâm thành phố, mà khu vực trung tâm trải ra vài quận. Các khu vực kinh doanh có tiếng là Lục Gia Chủy (陆家嘴; Lujiazui) bên bờ đông sông Hoàng Phố, Bund tức Ngoại Than (外灘; Wàitān) và Hồng Kiều (虹桥) ở bờ tây sông Hoàng Phố. Tòa thị chính và các cơ quan hành chính chủ yếu nằm ở quận Hoàng Phố. Đây cũng là khu vực thương mại, kể cả đường Nam Kinh (Nam Kinh lộ) nổi tiếng.

Chín quận thuộc Phố Tây, khu vực Thượng Hải lâu đời, nằm phía bờ tây sông Hoàng Phố. Chín quận này được gọi chung là Thượng Hải thị khu (上海市区) hay trung tâm thành phố (市中心), gần đây Phố Tây chỉ còn 7 quận sau sáp nhập:

  1. Hoàng Phố (黄浦区Huángpǔ Qū)
  2. Lô Loan hay Lư Loan (卢湾区 Lúwān Qū) được sáp nhập vào Hoàng Phố năm 2011
  3. Từ Hối (徐汇区 Xúhuì Qū)
  4. Trường Ninh (长宁区 Chángníng Qū)
  5. Tĩnh An (静安区 Jìng’ān Qū)
  6. Phổ Đà (普陀区 Pǔtuó Qū)
  7. Áp Bắc hay Hạp Bắc (闸北区 Zháběi Qū) được sáp nhập vào Tĩnh An năm 2015
  8. Hồng Khẩu (虹口区 Hóngkǒu Qū)
  9. Dương Phố (杨浦区 Yángpǔ Qū)

Phố Đông (浦东) là khu vực mới khai phá của Thượng Hải thuộc bờ đông sông Hoàng Phố, có quận mới Phố Đông (浦东新区 Pǔdōng Xīn Qū, Phố Đông tân khu), từ năm 1992 trở về trước vẫn còn là huyện Xuyên Sa.

Tám quận của Thượng Hải bao quát các thành phố cấp huyện vệ tinh, các vùng ngoại ô và nông thôn cách xa trung tâm thành phố:

  • Bảo Sơn (宝山区 Bǎoshān Qū) — cho đến năm 1988 là huyện Bảo Sơn
  • Mẫn Hàng (闵行区 Mǐnháng Qū) — cho đến năm 1992 là huyện Mẫn Hàng
  • Gia Định (嘉定区 Jiādìng Qū) — cho đến năm 1992 là huyện Gia Định
  • Kim Sơn (金山区 Jīnshān Qū) — cho đến năm 1997 là huyện Kim Sơn
  • Tùng Giang (松江区 Sōngjiāng Qū) — cho đến năm 1998 là huyện Tùng Giang
  • Thanh Phố (青浦区 Qīngpǔ Qū) — cho đến năm 1999 là huyện Thanh Phố
  • Phụng Hiền (奉贤区 Fèngxián Qū) — cho đến năm 2001 là huyện Phụng Hiền

Đảo Sùng Minh nằm ở cửa sông Trường Giang là địa bàn huyện Sùng Minh (崇明县 Chóngmíng Xiàn).

Tính đến năm 2003, Thượng Hải có 220 đơn vị hành chính cấp hương: 114 trấn, 3 hương và 103 nhai đạo.

Bản đồ giao thông TP Thượng Hải

Bản đồ giao thông TP Thượng Hải
Bản đồ giao thông TP Thượng Hải

Bản đồ vệ tinh TP Thượng Hải

Bản đồ vệ tinh TP Thượng Hải
Hỉnh ảnh TP Thượng Hải nhìn từ vệ tinh

Xem thêm

Xem thêm bản đồ Trung Quốc
5/5 - (2 bình chọn)

Bài đề xuất

Bản đồ Trung Quốc
Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó), quốc hiệu là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (giản thể: 中华人民共和国; phồn thể: 中華人民共和國; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó), là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á và là một trong hai quốc ... Đọc tiếp
Bản đồ Trung Quốc
Bản đồ khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc
Năm 2018, Quảng Tây là tỉnh đông thứ mười một về số dân, đứng thứ mười tám về kinh tế Trung Quốc với 48,8 triệu dân, tương đương với Colombia, Tây Ban Nha và GDP đạt 2.040 tỉ NDT (303,7 tỉ USD) tương ứng với Pakistan. Bản đồ hành chính khu tự trị Quảng Tây ... Đọc tiếp
Bản đồ khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc
Bản đồ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc
Tân Cương là đơn vị hành chính cấp tỉnh lớn nhất của Trung Quốc với diện tích lên tới 1,6 triệu km². Tân Cương có biên giới với Nga (giáp vùng Altai), Mông Cổ (giáp các tỉnh Bayan-Ölgii, Khovd, Govi-Altai), Kazakhstan (giáp các tỉnh Đông Kazakhstan và Almaty), Kyrgyzstan (giáp các tỉnh Osh, Naryn và ... Đọc tiếp
Bản đồ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc
Bản đồ khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc
Khu tự trị Tây Tạng bao trùm phân nửa Tây Tạng. Khác với các khu tự trị khác ở Trung Quốc nơi mà sắc tộc đa số vẫn là người Hán, ở Khu tự trị Tây Tạng sắc tộc đa số là người Tạng. Bản đồ hành chính khu tự trị Tây Tạng trên nền ... Đọc tiếp
Bản đồ khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc
Bản đồ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Tên gọi “Sơn Đông” xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía đông Thái Hành Sơn, giản xưng của tỉnh Sơn Đông là “Lỗ”, theo tên nước Lỗ thời cổ. Trước thời nhà Kim, Sơn Đông về mặt khái niệm địa lý là khu vực lưu vực Hoàng Hà rộng lớn ở phía ... Đọc tiếp
Bản đồ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Bản đồ tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
Giản xưng của Sơn Tây là “Tấn” (晋), theo tên của nước Tấn tồn tại trong thời kỳ Tây Chu và Xuân Thu. Tên gọi Sơn Tây có nghĩa là “phía tây núi”, ý đề cập đến vị trí của tỉnh ở phía tây của Thái Hành Sơn. Sơn Tây giáp Hà Bắc về phía ... Đọc tiếp
Bản đồ tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Bài viết mới

Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024
Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Tổng diện tích của TP ... Đọc tiếp
Bản đồ TP Thủ Đức mới nhất 2024