Xuân La là một phường của quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Vùng: | Đồng bằng sông Hồng |
---|---|
Thành lập: | 1995 |
Trụ sở UBND: | Số 32, đường Xuân La |
Diện tích: | 2,18 km² |
Dân số: | 28.972 người (2022) |
Mật độ: | 13.289 người/km² |
Dân tộc: | Chủ yếu là Kinh |
Mã hành chính: | 00103 |
Lịch sử hình thành phường Xuân La
Làng Quán La Xã hay xã Quán La là một làng cổ, xưa có tên là động Già La (hay Dà La). Thời thuộc Đường (từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10), động Dà La nằm bên bến Lâm ấp ở ven hồ Tây. Động Dà La nằm trên khu đất khá cao nhưng bằng phẳng, có sông Dà La, tức sông Thiên Phù chảy qua. Sông Dà La nối với bãi sông Hồng ở khu vực Nhật Tân, hạ lưu nối với sông Tô Lịch ở Bưởi. Vì vậy, nơi đây thuận tiện cho các hoạt động sản xuất, đánh cá và buôn bán.
Vào thời Đường Minh Hoàng, niên hiệu Khai Nguyên, Đạo giáo rất phát triển. Thứ sử Quảng Châu là Lư Hoán được cử làm đô hộ Giao Châu, đóng phủ trị ở động Dà La. Lư Hoán cho đổi động Dà La thành thôn An Viễn và cho dựng trên gò đất lớn (gò Thất Diệu) một quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, đặt tên là quán Khai Nguyên. Phía sau quán này có sông Dà La (Thiên Phù) chảy qua, nên còn có tên gọi là quán Dà La.
Quán Khai Nguyên, là một quán lớn, nên làng An Viễn lại đổi tên thành Khai Nguyên. Về sau, tên làng được gọi theo tên quán, và gọi tắt là làng Quán La. Vào đầu thế kỷ 11, sông Thiên Phù bị lấp, động Dà La bị mất dần vị thế kinh tế – hành chính.
Đến cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, Quán La là một xã thuộc tổng Phú Gia, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831, xã Quán La thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Dân số của xã khá ít, năm 1926 có 363 người.
Chùa Khai Nguyên
Quán Khai Nguyên có nhiều đạo sĩ hành đạo, và tồn tại đến thời Lý, các vua Lý thường đến du ngoạn. Vào thời vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), nhà sư Vân Thao cho trùng tu quán rồi đổi thành chùa, đặt tên là An Dưỡng tự.
Hồ bán nguyệt trong khuôn viên chùa Khai Nguyên
Về sau, do chùa bị tạp nhiễu, nhà sư chuyển đi nơi khác, chùa bị hoang phế, người dân dùng làm miếu thờ thần núi. Vào thời Lê trung hưng (cuối thế kỷ 17), chùa mới được dựng lại, nay là chùa Khai Nguyên.
Trong chùa có quả chuông khắc tên “Khai Nguyên Tự chung” , được đúc vào tháng 12 năm đầu niên hiệu Thiệu Trị (khoảng đầu năm 1842), sau khi quả chuông đúc năm Nhâm Thân niên hiệu Chính Hòa (1692) bị thất lạc. Chùa còn có tấm bia niên hiệu Thái Đức thứ 11 triều Tây Sơn (1778) nói về quá trình tu bổ chùa.
Chùa Khai Nguyên hiện còn lưu giữ cuốn mộc thư có ba chữ “Khai Nguyên Tự”. Ngoài các tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Hộ pháp, ở chùa này còn một pho tượng nữa được cho là tượng Đường Minh Hoàng.
Đình Quán La
Đình Quán La thờ vị Sơn thần và bà Duệ Trang, một liệt nữ có công đánh giặc, bảo vệ kinh thành Thăng Long. Bà Duệ Trang được dân địa phương phụng thờ từ cuối triều Trần. Đình nằm trên gò Thất Diệu, gồm ba gian thờ dọc, hai gian tiền tế và một gian hậu cung. Phía sau đình có một hang sâu gọi là động Thông Thiền, tương truyền dựng vào thời Lý Thần Tông (1128 – 1138) là nơi tu luyện của các đạo sĩ.
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, thực dân Pháp đã cho lấp bỏ động để đề phòng quân du kích trú ngụ.
Trong khuôn viên đình có văn chỉ làng Quán La, thờ Lão Tử.
Cụm di tích tôn giáo tín ngưỡng gồm đình Quán La, chùa Khai Nguyên, miếu và hang ở Quán La Xã có chiều dài lịch sử đặc biệt và hiếm thấy ở Việt Nam. Cụm di tích này còn lưu giữ được 18 đạo sắc phong, 11 bia đá cổ ghi chép việc tu sửa, tôn tạo đình, chùa.
Cụm di tích chùa Khôi Nguyên và đình Quán La Xã đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa – nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia vào năm 1984.
Cây Di sản
Tháng 11 năm 2011, cây đa chùa Khai Nguyên, cây thị và cây đa đình Quán La Xã đã được nhận danh hiệu cây di sản Việt Nam.
Cây đa chùa Khai Nguyên có độ tuổi khoảng 350 năm đến 400 năm, chu vi thân 18,2 m, cao 35 m. Đây là địa điểm chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm xã Xuân La vào năm 1958. Cây thị đình Quán La Xã khoảng 900 năm tuổi, chu vi thân cây 6,6 m, chiều cao 35 m. Cây đa đình Quán La Xã khoảng 250 năm tuổi, chu vi thân chính 6,3 m, cao 32 m.
Chùa Ức Niên nằm khuất sau những cây hồng xiêm cổ thụ.
Địa giới hành chính
Phường Xuân La nằm ở phía tây của hồ Tây. Đây là vùng đất cổ của Hà Nội, nổi tiếng với các ngôi chùa: Khai Nguyên, Thiên Niên, Vạn Niên, Ức Niên.
- Phía đông giáp các phường Quảng An (ranh giới trên hồ Tây), Bưởi, quận Tây Hồ và phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy
- Phía nam giáp phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy và phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm
- Phía tây giáp phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm
- Phía bắc giáp các phường Phú Thượng, Nhật Tân.
Bản đồ phường Xuân La, quận Tây Hồ
Giao thông
Phường Xuân La có đường Võ Chí Công (Vành đai 2), đường Lạc Long Quân, đường Nguyễn Hoàng Tôn, đường Xuân La và phố Vệ Hồ chạy qua địa bàn. Xe buýt nội thành Hà Nội đi qua đây có các tuyến số 25, 33, 55 và 90.
/wp:htmlPhường Xuân La, quận Tây Hồ nhìn từ vệ tinh
Có thể bạn quan tâm
Quận Tây Hồ có tất cả 8 phường.☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Hà Nội
Xem thêm bản đồ thành phố Hà Nội và các quận, thị xã, huyện:- Quận Ba Đình
- Quận Bắc Từ Liêm
- Quận Cầu Giấy
- Quận Đống Đa
- Quận Hà Đông
- Quận Hai Bà Trưng
- Quận Hoàn Kiếm
- Quận Hoàng Mai
- Quận Long Biên
- Quận Nam Từ Liêm
- Quận Tây Hồ
- Quận Thanh Xuân
- Thị xã Sơn Tây
- Huyện Ba Vì
- Huyện Chương Mỹ
- Huyện Đan Phượng
- Huyện Đông Anh
- Huyện Gia Lâm
- Huyện Hoài Đức
- Huyện Mê Linh
- Huyện Mỹ Đức
- Huyện Phú Xuyên
- Huyện Phúc Thọ
- Huyện Quốc Oai
- Huyện Sóc Sơn
- Huyện Thạch Thất
- Huyện Thanh Oai
- Huyện Thanh Trì
- Huyện Thường Tín
- Huyện Ứng Hòa
🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái