Bình Thạnh là một xã của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Vùng: | Đồng bằng sông Cửu Long |
---|---|
Diện tích: | 31,36 km² |
Dân số: | 20.132 người (1999) |
Mật độ: | 642 người/km² |
Mã hành chính: | 30127 |
Lịch sử hình thành xã Bình Thạnh
Quyết định 4-CP ngày 05 tháng 01 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ, xã Bình Thạnh thuộc huyện Cao Lãnh
Quyết định 13-HĐBT ngày 23 tháng 02 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng, xã Bình Thạnh thuộc huyện Cao Lãnh
Địa giới hành chính
Xã Bình Thạnh nằm ở phía nam huyện Cao Lãnh, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 18 km về phía nam, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Cái Bè – Tiền Giang
- Phía tây giáp thành phố Sa Đéc
- Phía nam giáp huyện Châu Thành
- Phía bắc giáp các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Long, Bình Hàng Tây.
Phân chia hành chính xã Bình Thạnh
Gồm các ấp
Bình Mỹ A
Bình Mỹ B
Bình Tân
Bình Linh
Bình Hưng
Bình Phú Lợi
Bình Hòa
Bình Thạch đã tập trung xây dựng và cải tạo các trường mầm non, nhà trẻ, trường tiểu học, trung học cơ sở. Xây mới 4 trường mẫu giáo ở ấp Bình Phú Lợi, ấp Bình Linh, ấp Bình Mỹ A, Bình Tân và các điểm phụ ở ấp Bình Hoà, cầu đường Đức, ấp Bình Hưng. Cải tạo, nâng cấp 4 điểm trường đạt chuẩn quốc gia, bao gồm 3 trường tiểu học và trường THCS. hệ thống trường học ở xã đã đảm bảo điều kiện cho 100% trẻ trong độ tuổi được đi học, góp phần đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở, đồng thời tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phổ cập trung học phổ thông.
Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia của xã tiếp tục được đầu tư nhằm đảm bảo tốt nhất cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Đội ngũ y, bác sĩ thường xuyên được quan tâm cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Bình Thạnh còn là địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước về vốn, lãi suất vay. Xã đã thành lập được các quỹ xây dựng nhà ở, các mô hình tiết kiệm để xây dựng nhà. Các hộ dân có nhu cầu được hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp để xây dựng mới và sửa chữa nhà ở theo quy hoạch phù hợp không gian nông thôn. Bằng nhiều biện pháp, từ các nguồn vốn kết hợp với xây dựng nhà cho người nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư, hỗ trợ người dân xây dựng nhà, phấn đấu đến cuối năm 2015 không còn nhà tạm
…
Bản đồ xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh
Giao thông
Với sự giúp đỡ của huyện, tỉnh cùng với huy động sức mạnh toàn dân, Bình Thạnh tập trung xây dựng hệ thống giao thông nông thôn bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân. Đây chính là tiền đề để hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, đồng thời góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về kinh tế cũng như trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị, tạo diện mạo mới cho nông thôn, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đến nay, các tuyến đường liên xã, liên ấp và các tuyến đường nội ấp được bê tông hóa, 34 cầu bê tông được nâng cấp và xây mới, trong đó 18 cầu có bề rộng 5,5m và 16 cầu có bề rộng từ 2,5 đến 3m. Xã cũng đã mở và đưa vào khai thác bến đò Bình Thạnh – An Hiệp và bến đò Bình Mỹ A – Bình Tân.
/wp:htmlXã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh nhìn từ vệ tinh
Địa điểm du lịch xã Bình Thạnh
Làng bè Bình Thạnh: Điểm đến hấp dẫn của du lịch đất Sen hồng
Nếu An Giang có làng bè Châu Đốc, Bà Rịa – Vũng Tàu có làng bè Long Sơn nổi tiếng khắp nơi bởi sự mới lạ, độc đáo của loại hình du lịch trải nghiệm trên sông nước, thì giờ đây, trên quê hương Đồng Tháp sen hồng, du khách vẫn có thể tham quan và trải nghiệm tại Khu du lịch Làng bè Bình Thạnh với những nét đặc sắc riêng.
Vị trí “đắc địa”
Làng bè Bình Thạnh
Cách trung tâm tỉnh lị 18 km về hướng Nam, Bình Thạnh là xã cù lao nằm giữa sông Cái Nhỏ và sông Tiền thuộc huyện Cao Lãnh. Nơi đây có nguồn tài nguyên đất và sông ngòi phong phú là điều kiện tốt để phát triển kinh tế đa dạng, nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đạt chất lượng phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Khí hậu ven sông Tiền mát mẻ quanh năm là lợi thế để phát triển du lịch. Vườn cây ăn trái với nhiều loại trái cây đặc trưng, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đặc biệt những bè nuôi cá ven sông tạo nên bức tranh đẹp của vùng sông nước, giúp du khách khám phá nghề nuôi cá bè của người dân, giá trị cảnh quan, đời sống sinh hoạt truyền thống và sinh kế của người dân vùng sông nước.
Hơn nữa, với vị trí thuận lợi, nằm đối diện thành phố hoa Sa Đéc, Khu du lịch Làng bè Bình Thạnh sẽ tạo thành trục kết nối đến các khu, điểm du lịch, tham quan khác của tỉnh như: Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Khu di tích Xẻo Quýt – Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng – Khu di tích Gò Tháp v.v..
Với những lợi thế trên, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Làng bè Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở hợp tác, liên kết với người dân và một số doanh nghiệp do địa phương vận động với nguồn vốn ban đầu khoảng 1,2 tỷ đồng nhằm phục vụ du khách. Ông Bùi Thanh Phong – Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Làng bè Bình Thạnh phấn khởi cho biết, vào ngày 09/8 tới đây, Khu du lịch Làng bè Bình Thạnh sẽ chính thức khai trương và đưa vào hoạt động.
Hiện tại, Khu du lịch có 03 bè chuyên phục vụ ăn uống, 05 lồng bè phục vụ tham quan, khám phá nghề nuôi cá. Phía trên bờ là khối nhà điều hành, khu giới thiệu đặc sản do Đoàn Thanh niên tổ chức. Cùng với đó là các cụm tiểu cảnh, đường dẫn với cách trang trí mộc mạc, thân thiện nhưng không kém phần hấp dẫn, độc đáo.
Nét hấp dẫn của làng bè Bình Thạnh
Một số dịch vụ trải nghiệm tại Làng bè Bình Thạnh
Đến với Khu du lịch sinh thái Làng bè Bình Thạnh du khách sẽ được ngắm khung cảnh hữu tình bên dòng Tiền giang trên chiếc xuồng con con do người dân nơi đây cầm lái và tìm hiểu nghề nuôi cá bè cũng như tận tay chăm chút từng bè cá trên sông.
Đặc biệt, nhân viên phục vụ của Khu du lịch là lực lượng đoàn viên, thanh niên đã được tập huấn kỹ lưỡng về chuyên môn. Ngoài ra, đội ngũ đầu bếp đến từ nhà hàng của các khu du lịch nổi tiếng như: Gáo Giồng, Xẻo Quýt hứa hẹn sẽ mang đến cho thực khách hương vị ẩm thực vừa lạ, vừa quen.
Được chú Hai – một người dân địa phương bơi xuồng đưa đi tham quan điểm nuôi cá bè của ông Đoàn Văn Thắng, chủ nhân của 5 chiếc bè cá điêu hồng nằm cách Khu du lịch không xa, chúng tôi vô cùng thích thú.
Đến đây, ngoài tận mắt chứng kiến quy trình chế biến thức ăn cho cá, chúng tôi còn thấy thích thú hơn khi tự tay thả mồi xuống bè hàng ngàn con cá vẫy đuôi tranh nhau đớp mồi, làm nước bắn tung tóe ướt cả mặt sàn bè. Ngồi trên bè, khách có thể hứng những luồng gió mang hơi nước mát lạnh từ ngoài sông thổi vào.
“Hay tin Làng bè Bình Thạnh sắp khai trương, các hộ nuôi cá bè trong khu vực này đều rất phấn khởi” – ông Đoàn Văn Thắng nói. Bởi, nếu Khu du lịch liên kết với các hộ nuôi cá để tạo điều kiện cho du khách đến trải nghiệm thực tế thì sẽ góp phần quảng bá hình ảnh địa phương. Cùng với đó là các dịch vụ khác cũng sẽ được phát triển theo, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Theo ông Lê Trọng Nhân – Phó Bí thư Huyện đoàn/Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Cao Lãnh, phía Hội cũng đã liên kết với Ban quản lý Khu du lịch để xây dựng gian hàng đặc sản của thanh niên, đồng thời sẽ ra mắt Câu lạc bộ Du lịch trải nghiệm nhân ngày khai trương.
Theo đó, khi đến đây du khách được trải nghiệm thú vui câu cá, câu tôm, giăng lưới giải trí, đờn ca tài tử, tham gia các trò chơi sông nước và khám phá làng nghề dệt chiếu truyền thống, thủ công mỹ nghệ tại xứ sở của những con người cần lao này.
Du khách không thể bỏ lỡ nét văn hóa ẩm thực đậm chất Nam bộ. Với hương vị đồng quê được kết hợp từ cá điêu hồng, chanh Cao Lãnh, hào Cồn Trội, các loại rau đồng v.v. sẽ tạo nên những món ăn dân dã, mà chắc chắn sẽ làm cho du khách khó lòng cưỡng lại được.
Theo bà Trương Huyền Trang – Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cao Lãnh,Khu du lịch Làng bè Bình Thạnh mới chỉ ở giai đoạn 1, với việc cơ bản hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và đưa vào hoạt động một phần Khu ẩm thực và những dịch vụ trải nghiệm sông nước.
Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2020 toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành với các hạng mục: mở rộng cầu, đường phục vụ khách, nâng cao chất lượng phục vụ, hình thành các dịch vụ trải nghiệm, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề v.v..
Bí thư Huyện ủy Cao Lãnh Huỳnh Thị Hoài Thu:
‘“Làng bè Bình Thạnh là sản phẩm đầy tâm huyết của cả Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Cao Lãnh”.
Bí thư Huyện ủy Cao Lãnh Huỳnh Thị Hoài Thu cho biết, sự ra đời của Khu du lịch Làng bè Bình Thạnh đánh dấu bước phát triển mới của loại hình du lịch cộng đồng, pháthuy tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, đồng thời kết nối các khu điểm du lịch khác, từ đó, góp phần thực hiện thành công Đề án phát triển du lịch của tỉnh, tạo đà phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Với sự quyết tâm của lãnh đạo huyện, cùng với định hướng phát triển bền vững, lòng nhiệt tình, mến khách của người dân, tin rằng, Khu du lịch Làng bè Bình Thạnh sẽ là sự lựa chọn không thể thiếu của du khách gần xa trong hành trình khám phá miệt sông nước miền Tây.
Văn Khương
/wp:htmlCó thể bạn quan tâm
Huyện Cao Lãnh có 18 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 17 xã.☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Đồng Tháp
Xem thêm bản đồ tỉnh Đồng Tháp và các thành phố, huyện:🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái