Ea Ktur là một xã của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Vùng: | Tây Nguyên |
---|---|
Diện tích: | 42,3 km² |
Dân số: | 18.913 người (2013) |
Mật độ: | 444 người/km² |
Mã hành chính: | 24544 |
Lịch sử hình thành xã Ea Ktur
Trước đây vùng này là núi rừng già nhiều cây cổ thụ, tre nứa, lồ ô và thảo nguyên nhỏ cỏ tranh, cỏ gấu. Một vài buôn làng người Ê Đê sống du canh du cư sau đó định cư và đến khoảng năm 1955 – 1957 có một làng người công giáo lập nghiệp ở đây, họ từ các vùng Đồng Nai các tỉnh khác di cư năm 1954-1956 từ miền bắc vào ở đó sau đó lên Cao Nguyên. Người Ê Đê gieo trồng theo kiểu chọc lỗ tra hạt trên nương rẩy, ngoài ra họ săn bắt thêm cải thiện trong bữa ăn của các gia đình. Cuộc sống thiếu thốn nét văn hóa và các luật tục của người đồng bào, vẫn được giữ nguyên vẹn.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, xã thuộc địa bàn quận Phước An, tỉnh Đắk Lắk.
Sau năm 1975, quận Phước An đổi thành huyện Krông Pắk, gồm 2 thị trấn và 26 xã trong đó có Ea Ktur. Người từ miền Bắc di cư lên Tây Nguyên theo chương trình kinh tế mới, trong đó phần đông là thanh niên và các gia đình trẻ vào khai hoang định cư sinh sống. Trồng và sản xuất cà phê đã trở thành cây công nghiệp chủ lực ở xã. Trên địa bàn xã đã hình thành các nông trường quốc doanh và một xí nghiệp liên hiệp cà phê (Việt Đức). Người dân không ngừng mở rộng vùng trồng cà phê, đến giữa thập niên 1980 vùng này đã trở thành một nơi xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 19 tháng 09 năm 1981 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 75/HĐBT thành lập huyện Krông Ana, trên cơ sở diện tích đất của thị xã Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pác, các thôn buôn của Ea Ktur thuộc huyện Krông Ana.
Ngày 27 tháng 8 năm 2007 huyện Krông Ana tách thành 2 huyện Krông Ana và Cư Kuin, xã thuộc về huyện Cư Kuin. Những năm cuối của thế kỷ 20 xã vẫn tiếp nhận hàng năm một lượng dân di cư cơ học vào định cư, những năm đầu của thế kỷ 21 lượng di cư cơ học giảm dần bắt đầu phát triển dân số tự nhiên, mức tăng dân số đã đi vào ổ định.
Mùa hoa cà phê vối
Địa giới hành chính
Xã Ea Ktur có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Ea Ning
- Phía tây giáp xã Ea Tiêu
- Phía nam giáp xã Ea Bhôk
- Phía bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pắc.
Phân chia hành chính xã Ea Ktur
Xã Ea Ktur có 18 thôn và 6 buôn: Phu Huê, Ea Ktur, Ea Kniết, Jung A, Jung B, Plếi Năm.
Bản đồ xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin
Giao thông
Giao thông nông thôn đang từng bước được đẩy mạnh, theo nhu cầu về phát triển phương tiện đi lại cho mọi người.
Thủy lợi được quan tâm nhiều hơn với mục đích nông nghiệp thời điểm mùa khô Tây Nguyên, các loại cây cần tưới tiêu. Nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cung cấp nước từ các sông suối. Mùa mưa gây ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô thì thiếu nước. Các hồ nước tưới tiêu trên cạn Ea Chucap, Ea Sim và một số hồ đập tại các đội sản xuất. Giếng đào khoảng 20 – 35m, vào mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước ở một số khu vực gây khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Hiện tại thì trữ lượng nước từ các nguồn trên địa bàn xã đang đủ để khai thác, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
/wp:htmlXã Ea Ktur, huyện Cư Kuin nhìn từ vệ tinh
Có thể bạn quan tâm
Huyện Cư Kuin có tất cả 8 xã.☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Đắk Lắk
Xem thêm bản đồ tỉnh Đắk Lắk và các thành phố, thị xã, huyện:🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái