Minh Tân là một xã của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Vùng: | Đồng bằng sông Hồng |
---|---|
Diện tích: | 6,07 km² |
Dân số: | 4780 người (1999) |
Mật độ: | 787 người/km² |
Mã hành chính: | 09526 |
Lịch sử hình thành xã Minh Tân
Trước đây người dân cư trú ở khu vực bãi ngoài đê sông Thái Bình từ phía ngoài thôn Thận đến gần lối dẫn vào kênh của trạm bơm Văn Thai bây giờ.
Năm 1930 người Pháp bắt đầu cho đắp đê và xây trạm bơm Văn Thai. Các cống của trạm bơm này tồn tại đến năm 2003 mới bị phá để thay thế bằng trạm bơm mới.
Năm 1933 vỡ đê lần đầu tiên tại khu vực thôn Hương.
Các khu vực trong đê lúc đó không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên chưa được khai phá. Một số hộ gia đình vào khai hoang lập nên các Trại, sau này gọi là Trai: Đạm trai, Nhất Trai, Hương Trai, Thận Trai. Thôn An Cường trước đây có tên là làng Gọng.
Trước năm 1954, người Pháp đóng quân ở bốt Văn Thai- gần chợ Văn Thai thuộc Tỉnh Hải Dương bây giờ, kiểm soát giao thương và giết hại nhiều người dân.
Năm 1956 cải cách ruộng đất, toàn bộ đất trong và ngoài đê được nhập vào hợp tác xã. Người dân bắt đầu dời nhà cửa, chùa và mồ mả vào trong đê. Chùa Thận được dựng lại tuy nhiên Đình Thận bị phá hủy, các trụ đá bị người dân đem về nhà đẽo thành cối hoặc nung vôi.
Các tượng Phật còn lại của chùa Thận được tạc theo phong cách thời Lê, chứng tỏ chùa đã được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17- 18. Trong chùa có bức tượng đá hình một vị quan ở gian hậu điện, nhưng bị phá hủy một phần và không rõ lai lịch.
Đối diện với chùa thôn Thận là sân kho hợp tác xã rất lớn (bằng diện tích 1 sân vận động), đến năm 1993 thì bán cho các hộ dân.
Năm 1971 vỡ đê khu vực Nhất Trai, cát tràn vào phủ kín thôn Nhất Trai và khu vực trường học Minh Tân, hình thành nên các khu vực Bãi cát (phía Bắc thôn Nhất Trai), Cát Trai (phía sau trường Minh Tân). Cát phủ dày hơn 1 mét, việc khai thác cát để xây dựng và san lấp liên tục trong 20 năm mới đến lớp đất thịt thuận lợi cho canh tác.
Các mốc đánh dấu điểm từng xảy ra sự cố vỡ đê sông Thái Bình, xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Mốc đánh dấu điểm từng xảy ra sự cố vỡ đê năm 1936, tại thôn Thận Trai
Mốc đánh dấu điểm từng xảy ra sự cố vỡ đê năm 1971, tại thôn Nhất Trai
Suốt thời kỳ hợp tác xã, dù đất nông nghiệp rộng và thuận lợi, gần nguồn nước nhưng do quản lý yếu kém nên nhiều năm rơi vào nạn đói dẫn đến các cuộc di dân vào các Tỉnh phía nam, nhiều nhất là đi Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 500 người). Từ năm 1990 đến năm 2014 ước tính khoảng 50% dân số xã Minh Tân đi định cư ở nơi khác.
Từ năm 2014 đến nay, dân số ổn định và gia tăng do người dân dễ dàng tìm được công việc tại Hải Dương, Bắc Ninh.
Hiện dân số trong xã Minh Tân đang tăng nhanh.
Địa giới hành chính
Xã Minh Tân nằm ở phía Đông Nam huyện Lương Tài, cách trung tâm thị trấn Thứa khoảng 8 km.
- Phía Bắc giáp xã Lai Hạ; phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp xã Trừng Xá và xã Trung Chính
Phân chia hành chính xã Minh Tân
Xã Minh Tân có 5 thôn là: Nhất Trai, An Cường, Đạm Trai, Thận Trai, Hương Trai
Bản đồ xã Minh Tân, huyện Lương Tài
Xã Minh Tân, huyện Lương Tài nhìn từ vệ tinh
Có thể bạn quan tâm
Huyện Lương Tài có 14 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 13 xã.☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Bắc Ninh
Xem thêm bản đồ tỉnh Bắc Ninh và các thành phố, huyện:🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái