Trung Phúc Cường là một xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Vùng: | Bắc Trung Bộ |
---|---|
Thành lập: | 1/1/2020 |
Diện tích: | 20,46 km² |
Dân số: | 14.100 người (2018) |
Mật độ: | 689 người/km² |
Mã hành chính: | 17989 |
Lịch sử hình thành xã Trung Phúc Cường
Địa bàn xã Trung Phúc Cường hiện nay trước đây vốn là ba xã: Nam Trung, Nam Phúc, Nam Cường.
Khi Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ về làm tri châu Nghệ An thực thi chủ trương khai phá mở rộng đất đai, làng xóm. Cánh đồng Đạ Trại ra đời, từng cụm dân cư hình thành và phát triển, các vùng dân cư sơ khai này hợp nhập với dân vùng Hoành Sơn được gọi là Nam Hoa Thượng.
Từ đó về sau theo đà mở rộng đất đai và phát triển dân số, từng cụm dân cư lớn lên tách khỏi cộng đồng cũ, lập nên làng mới, xóm mới như Thượng, Hạ, De Đình, Đông Huê. Lập nên làng mới mang tên Dương Liễu.
Phía nam đồng Đại Trại là Trang Cần Trung, tách khỏi Nam Hoa Thượng, cùng với các cụm dân cư mới lập thành một xã mang tên mới, đó là Nam Hoa Trung rồi Nam Thận, Trung Thận và cuối cùng là Trung Cần cho tới sau này.
Xã Trung Cần bao gồm trang Cần Trung và thôn Yên Tuyền (Ngọc Cồn và Quỳnh Trai, tức xóm Cồn và xóm Chùa Giai).
Tên gọi Trung Cần lấy từ câu “Sĩ quý trung cần, nữ quý trinh thuận” (con trai quý siêng năng trung thực, con gái quý trinh tiết thuận thảo).
Cách mạng tháng Tám thành công, các xã cũ đổi thành tên mới, đều bắt đầu bằng chữ “Nam”, xã Dương Liễu đổi thành xã Nam Dương và xã Trung Cần đổi thành Nam Trung.
Ngày 1 tháng 10 năm 1945, xã Dương Liễu và Trung Cần sáp nhập thành xã Tân Hợp.
Năm 1947, xã Tân Hợp sáp nhập với xã Khánh Sơn thành xã Khánh Tân.
Ít lâu sau xã Khánh Tân tách thành 3 xã như cũ. Xã Nam Trung sáp nhập thêm thôn Quang Thái (làng Đông Châu, trước thuộc huyện Hưng Nguyên, sau sáp nhập về xã Nam Thịnh, cuối cùng sáp nhập về xã Nam Trung).
Năm 1965, ba xã: Nam Dương, Nam Trung và Quang Thái sáp nhập thành xã Nam Trung thuộc huyện Nam Đàn.
Đến năm 2018, xã Nam Trung có 14 xóm, được chia làm nhiều tên gọi khác nhau:
Nam Dương
Từ xóm 1 đến xóm 4 gọi là Nam Dương. Người dân nơi đây hiền lành, chăm chỉ làm ăn và mến khách. Đời sống của họ chủ yếu là trồng lúa, và các cây nông nghiệp bên dòng sông Lam đất đai màu mỡ. Nam Dương có đình Dương Liễu nổi tiếng
Tân Hoa
Xóm 5, 6 người ta gọi là Tân Hoa, xóm này nằm gần chợ Rồng và sông Lam nên kinh tế khá hơn các vùng khác nhờ buôn bán.
Xóm Bàu
Xóm 7 có hai vùng, gọi là xóm Bàu và xóm Đình, gọi là xóm Bàu vì đây có một con lạch chảy qua, người ta gọi là Bàu. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
Nơi đây có một ngôi đền thờ Tống Tất Thắng, nổi tiếng linh thiêng, đền nằm cạnh bàu sen thơm ngát vào mùa hè.
Xóm dưới gọi là xóm Đình vì nằm cạnh đình Trung Cần nổi tiếng, kinh tế thuần nông. Một số người làm thợ xây thì qua Lào, thanh niên lớn lên thì đi Mã Lai, Đài Loan, nên bộ mặt của xóm này có vẻ khang trang hơn, ngày càng giàu lên. Thanh niên phần lớn chỉ biết ăn chơi đua đòi, phá phách. Tình hình đang được cải thiện dần, vài năm gần đây xóm bàu nổi lên vì năm nào cũng có học sinh đậu đại học.
Xóm Hà
Xóm Hà hay còn gọi là xóm 8
Xóm Chùa
xóm 9 được gọi là xóm Chùa. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì xóm này cạnh một ngôi chùa cổ kính.
Xóm Bãi
Đây là vùng đất ngày xưa do dòng họ Nguyễn Nhân khai phá, Nguyễn Nhân Mỹ là tiến sĩ võ đầu tiên ở đất Trung Cần. vùng đất xưa có tên Kim Đôi, Kim Sa, Đông Yên (Hác), Bồ Đề (Gát), Trung Châu (Vũng) và Quan Châu (Bãi). Sau này hợp lại gọi tên là Quyết Tiến.
Quang Thái
Một vùng đất nằm ven sông Chạy dài 5 km ngăn cách với xóm bãi là vùng Quang Thái, cũng không rõ vì sao được gọi là như vậy nữa. Quang Thái gồm xóm 11, 12, 13.
Người dân nơi đây chủ yếu buôn bán. Đây là vùng đất có nhiều thành phần bất hảo nhất trong xã, đánh nhau nổi tiếng cả một vùng. Đánh theo hội đồng, nổi tiếng cả một vùng.
Bắc Thái
Xóm 14 gọi là Bắc Thái, một vùng đất nằm ven sông Cuối xã giáp ranh xã Nam Cường. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Trước đây Bắc Thái phát triển buôn bán đường thủy, mua hàng nông sản từ các huyện đầu nguồn sông lam về miền xuôi bán và đưa muối lên bán cho dân miền núi.
Xã Nam Phúc còn có tên gọi khác là Xuân Phúc, xưa gọi là Làng Ngũ Hoa, xưa hơn còn gọi là Kẻ Lại. Xưa kia, Xuân Phúc phải qua bốn lần xây lập làng mới ổn định. Lần đầu gọi là làng Dơi, nơi đó cao ráo gần đường giao lưu nhưng xa dòng nước nên bất tiện, bỏ đi. Sau chuyển về phía tây nam cách Dơi khoảng 1 km gọi là xứ Bụp Bụp, ở trên dải đất cao, phía Nam là Hói Nậy, phía bắc là Trọt Năng, phía tây là cánh đồng Trũng. Lần thứ ba dịch lùi về phía đông với tên gọi là Nền Nhà, ở đây đã xây dựng đền, trồng cây,… Tuy nhiên, đến lần thứ tư thì làng Xuân Phúc định vị như ngày nay và ở đó đã xây Đình làng với một phong cảnh thật đẹp, có cây đa, bến nước, sân đình nhưng bây giờ không còn nữa, làng Xuân Phúc có 3 xóm: xóm Sau, xóm Trửa, xóm Dòi.
Một số địa danh quen thuộc ở Xuân Phúc (phổ biến vào những năm 1954): Hói – kênh, rạch nhỏ (tiếng địa phương); Hói Nậy, Hói Con; Vực Mấu – có người gọi Vực Máu (nay vẫn dùng). Hói Nậy chảy qua Thâm Buồng, động Mối, động Ngang, khe Su, vực Mụ Bà, khe Rộc, trại Đá, khe Lau, Vực Nàng, E, Cầu Mọ, Nhà Hương, Nhà hàng, Gò, Trọt Trụ, cửa Đền, bàn Độc, cây Găng, Eo Nốc, Hói Khai, cầu Trạo, Phát Lát, vụng cầu, cửa Đình, cầu Dưới, Trốc Voi, Đập Đăng, cầu Hói, cầu Quan, trùa Đình, hạ Truy, Trang Lăng, Thọ Toán, Thịnh Quả ra cửa sông ở bến đò Đức Quang, nhập vào Sông La.
Đến năm 1954, xã Xuân Phúc có khoảng 146 hộ với khoảng 700 người, 9 dòng họ. Trong đó họ Đặng có 56 hộ, họ Lê có 50 hộ, họ Dương có 18 hộ, họ Hà có 9 hộ, họ Đinh có 9 hộ, họ Nguyễn có 3 hộ, họ Phạm có 1 hộ, họ phan văn có 61 hộ,họ phan trọng có 9 hộ.
Sau trận lũ lịch sử năm 1978, nhiều gia đình ở Xuân Phúc đã đi dân vào Đắk Lắk, Lâm Đồng; số khác lên Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp.
Trước khi sáp nhập, xã Nam Cường có diện tích 7,40 km², dân số là 5.200 người, mật độ dân số đạt 703 người/km². Xã Nam Trung có diện tích 8,50 km², dân số là 6.200 người, mật độ dân số đạt 729 người/km², có 14 xóm từ 1 đến 14. Xã Nam Phúc có diện tích là 4,56 km², dân số là 2.700 người, mật độ dân số đạt 592 người/km², gồm các xóm: Xuân Phúc (xóm 1), Đông Viên (xóm 2, 3 và 4), Quảng Xá (xóm 5 và 6), Xóm Nài (xóm 7 và 8).
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 831/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã Nam Trung, Nam Phúc và Nam Cường thành xã Trung Phúc Cường.
Địa giới hành chính
Xã Trung Phúc Cường nằm ở phía nam huyện Nam Đàn, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Hưng Nguyên
- Phía tây giáp xã Khánh Sơn
- Phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh và xã Nam Kim
- Phía bắc giáp huyện Hưng Nguyên.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Nam Đàn có 19 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 18 xã. Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Nghệ An
Xem thêm bản đồ tỉnh Nghệ An và các thành phố, thị xã, huyện:- Thành phố Vinh
- Thị xã Cửa Lò
- Thị xã Hoàng Mai
- Thị xã Thái Hòa
- Huyện Anh Sơn
- Huyện Con Cuông
- Huyện Diễn Châu
- Huyện Đô Lương
- Huyện Hưng Nguyên
- Huyện Kỳ Sơn
- Huyện Nam Đàn
- Huyện Nghi Lộc
- Huyện Nghĩa Đàn
- Huyện Quế Phong
- Huyện Quỳ Châu
- Huyện Quỳ Hợp
- Huyện Quỳnh Lưu
- Huyện Tân Kỳ
- Huyện Thanh Chương
- Huyện Tương Dương
- Huyện Yên Thành
🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái