Khương Thượng là một phường của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Vùng: | Đồng bằng sông Hồng |
---|---|
Diện tích: | 0,34 km² |
Dân số: | 15.712 người (2021) |
Mật độ: | 46.211 người/km² |
Dân tộc: | Hầu hết là Kinh |
Mã hành chính: | 00238 |
Lịch sử hình thành phường Khương Thượng
Từ trước thế kỷ XIX cùng với Khương Trung, Khương Hạ hợp thành xã Khương Đình, thuộc huyện Thanh Trì. Đến đầu thế kỷ XIX Khương Thượng được tách ra, đem thuộc về tổng Hạ của huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Từ 1915, Khương Thượng lại thuộc về tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long. Sau năm 1954 Khương Thượng quay trở lại cùng Khương Trung. Khương Hạ thành xã Tam Khương, quận VII ngoại thành Hà Nội. Nay Khương Thượng thành một phường thuộc quận Đống Đa.
Khương Thượng vốn có năm xóm: Đình, Đông, Tứ, Dộc và xóm Trước Cửa là xóm chính của làng, có một cổng lớn gọi là Cổng Cái. Sau năm 1919, Pháp làm sân bay Bạch Mai đã lấy đất của hai xóm Tứ và Dộc và dồn dân hai xóm này đến cánh đồng phía tây của làng gần Ngã Tư Sở và mọi người gọi đó là xóm Tân Khương.
Đây là nơi diễn ra chiến sự trong chiến dịch nghĩa quân Tây Sơn giải phóng Thăng Long vào năm 1789 nên Khương Thượng có nhiều di tích ghi nhớ: ở chỗ nay là Học viện Thủy lợi vốn có một gò đất hình con ốc nên có tên là núi Ốc (Loa Sơn), nơi tướng giặc Sầm Nghi Đống đóng đồn và đã phải đền tội. Đằng sau có hồ rộng, quân lính thường đem voi ra tắm nên có tên là hồ Tắm Tượng. Hai di tích này không còn, chỉ còn di tích chùa Bộc. Chùa có tên chữ là Sùng Phúc tự, có từ đời Lê là chùa của làng Khương Thượng. Trong trận đánh quân Thanh, chùa bị hư hỏng. Năm Quang Trung thứ 5 (1792) dân làng làm lại chùa. Hiện trong chùa có một pho tượng hình dáng như các tượng Đức Ông ở mọi chùa, nhưng chân không đi hài, để trần. Nhiều người cho rằng đó là dân đã mượn hình thức Đức Ông để tạc tượng vua Quang Trung, vì ở sau tượng có dòng chữ “Bình Ngọ niên tạo Quang Trung tượng”. Bính Ngọ là năm 1846. Tuy nhiên cũng có người cho rằng đó là dòng chữ mới khắc gần đây. Vấn đề cần nghiên cứu thêm.
Ngoài ra cánh đồng làng này có những gò đất cao, tương truyền là nơi chôn xác quân Thanh. Nay tất cả cánh đồng đã được xây dựng những công trình xây dựng mới: Trường Công đoàn, Học viện Thủy Lợi, Học viện Ngân hàng.
Đình Khương Thượng thờ thần Cao Sơn, là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng năm 1990.
Địa giới hành chính
Bản đồ phường Khương Thượng, quận Đống Đa
Phường Khương Thượng, quận Đống Đa nhìn từ vệ tinh
Có thể bạn quan tâm
Quận Đống Đa có tất cả 21 phường.☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Hà Nội
Xem thêm bản đồ thành phố Hà Nội và các quận, thị xã, huyện:- Quận Ba Đình
- Quận Bắc Từ Liêm
- Quận Cầu Giấy
- Quận Đống Đa
- Quận Hà Đông
- Quận Hai Bà Trưng
- Quận Hoàn Kiếm
- Quận Hoàng Mai
- Quận Long Biên
- Quận Nam Từ Liêm
- Quận Tây Hồ
- Quận Thanh Xuân
- Thị xã Sơn Tây
- Huyện Ba Vì
- Huyện Chương Mỹ
- Huyện Đan Phượng
- Huyện Đông Anh
- Huyện Gia Lâm
- Huyện Hoài Đức
- Huyện Mê Linh
- Huyện Mỹ Đức
- Huyện Phú Xuyên
- Huyện Phúc Thọ
- Huyện Quốc Oai
- Huyện Sóc Sơn
- Huyện Thạch Thất
- Huyện Thanh Oai
- Huyện Thanh Trì
- Huyện Thường Tín
- Huyện Ứng Hòa
🔴 MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:
Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam:- Hà Nội
- Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng
- Hải Phòng
- Cần Thơ
- An Giang
- Bà Rịa – Vũng Tàu
- Bạc Liêu
- Bắc Kạn
- Bắc Giang
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Dương
- Bình Định
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hòa Bình
- Hậu Giang
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lào Cai
- Lạng Sơn
- Lâm Đồng
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên – Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái