Phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Quảng Phong là một phường của thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Thông tin tổng quan:
Vùng:Bắc Trung Bộ
Thành lập:2013
Diện tích:4,74 km²
Dân số:5.973 người (2019)
Mật độ:1.260 người/km²
Mã hành chính:19078

Lịch sử hình thành phường Quảng Phong

Địa giới hành chính

Phường Quảng Phong nằm ven sông Gianh, có vị trí địa lý:

Bản đồ vị trí và địa giới hành chính Phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn
Bản đồ vị trí phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn

Phân chia hành chính phường Quảng Phong

Trước đây, Quảng Phong là một xã thuộc huyện Quảng Trạch.

Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP. Theo đó, chuyển xã Quảng Phong về thị xã Ba Đồn mới thành lập, đồng thời thành lập phường Quảng Phong trên cơ sở toàn bộ 470,04 ha diện tích tự nhiên và 6.705 người của xã Quảng Phong.

Trong lịch sử phường Quảng Phong có tên là làng Lũ Đăng, thời nhà Nguyễn đổi tên thành Lũ Phong. Về diện tích và dân số thì làng Lũ Phong là một đơn vị hành chính lớn thời bấy giờ. Do đó tên làng đồng thời cũng là tên tổng. Tổng Phong thuộc phủ Quảng Trạch gồm các làng sau: Lũ Phong, Tân An (Lộc Điền và Hậu Lộc), Phù Ninh, Hướng Phương, Pháp Kệ. Đứng đầu tổng có chánh tổng và phó tổng, đứng đầu làng có lý trưởng và phó lý. Dưới phó lý có bộ phận giúp việc gọi là ngũ hương: hương bộ, hương bàn, hương kiểm, hương mục và hương dịch. Ruộng đất làng Lũ Phong thuộc về một số nhà giàu, công điền rất ít.

Sau cách mạng tháng 8/1945 hai làng Lũ Phong và Tân Phong thuộc xã Phong Trạch, hòa bình lập lại năm 1954 lại thuộc xã Phong Ninh. Đến năm 1957, sau sửa sai vụ cải cách ruộng đất, xã Phong Ninh tách thành 5 xã nhỏ, xã Quảng Phong chính thức ra đời với 2 làng Lũ Phong và Tân Phong.

Làng Lũ Phong lúc đó có 4 chòm:

Chòm 1 (gọi là Bảo Nhất) được đặt tên là Minh Phong. Chữ Minh đây là tên Chủ tịch HCM.

Chòm 2 (gọi là Bảo Nhị) được đặt tên là Đồng Phong. Chữ Đồng là tên của TTg PVĐ.

Chòm 3 (gọi là Bảo Tam) được đặt tên là Chinh Phong. Chữ Chinh là tên của ông Trường Chinh.

Chòm 4 (gọi là Bảo Tứ) được đặt tên là Giáp Phong. Chữ Giáp là tên của Đại Tướng VNG.

Làng Tân Phong cũng có 4 chòm:

Chòm 5 được đặt tên là Tân Hợp.

Chòm 6 được đặt tên là Tân Hòa.

Chòm 7 được đặt tên là Tân hóa.

Chòm 8 được đặt tên là Tân Đông.[1]

Khi tôi lớn lên, địa danh Chợ Đăng vẫn còn, nhưng chợ Đăng và xóm Chợ Đăng không còn nữa, chỉ còn đò ngang Phù Trịch. Chợ Đăng họp ven sông Gianh, là chợ chuyên bán lâm thổ sản, nhiều nhất là củi. Người bên hữu ngạn sông Gianh chèo đò sang đi chợ tạo thành đò ngang Phù Trịch[2]. Chợ Đăng không còn nhưng nhu cầu đi lại giữa 2 vùng Nam và Bắc sông Gianh ngày càng nhiều, nên đò Phù Trịch vẫn duy trì. Ngay gần bến đò, có mấy cột dây thép rất to,cao, do người Pháp xây. Nhờ đó mà làng Lũ Đăng mới có con đường rất to nối bến đò với “đường quan”, tức QL12A bây giờ. Trước thời kỳ đổi mới dân Quảng Phong muốn vào Nam hay ra Bắc phải đi đò Phù Trịch để qua ga tàu hỏa Minh Lệ. Người Quảng Phong muốn thu tiền đò nên cũng cắt cử người mua đò về chèo đưa khách qua sông. Khi cầu Gianh trên QL1A đưa vào vận hành thì phà Gianh được đưa lên thay thế đò Phù Trịch. Thời gian sau cầu Quảng Hải xây xong, phà Gianh mới hoàn thành nhiệm vụ lịch sử hơn trăm năm của nó.

Chợ Đăng không còn nữa từ khi nào không thấy ai nhắc đến. Ngày nay có xóm Chợ Đăng mới bên bờ sông Gianh, lúc đầu một vài nóc nhà, nay lên đến vài chục hộ. Đa số họ là dân vạn chài Xuân Hồi (Xin Hồi?). Họ mua lại đất nền do chính quyền cấp cho con em trong xã/phường hoặc bán đấu giá, rồi xây nhà để định cư. Nghề của họ vẫn là đánh bắt hải sản. Họ được nhập tịch vào xã/phường Quảng Phong, còn con em họ được đến trường học như bao con trẻ khác.

Năm 1962, xã Quảng Phong bấy giờ nhường 15ha đất cho dân vạn chài Xuân Hồi, lập nên thôn mới là  thôn Tân Xuân. Dân Tân Xuân định cư trên bờ sông, họ thành lập hợp tác xã Tân Xuân, tiếp tục ra khơi đánh bắt hải sản.

Năm 1990 làn sóng đổi mới lan đến xã Quảng Phong, làm nẩy sinh nhu cầu làm dịch vụ, kinh doanh buôn bán. Lợi thế cận lộ cần được tận dụng triệt để cho nhu cầu đó. Chính vì thế, hồi đó xã đã cấp đất nền cho nhiều hộ dân ra ở rồi lập nên xóm Cầu Kênh Kịa hay xóm Cầu (nay là tổ dân phố Cầu) trên đồng đất Cồn Voi dọc theo hai bên quốc lộ 12A.

[1] Theo “Vùng đất và con người Quảng Phong” trong cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Phong giai đoạn 1930 – 2005, phát hành năm 2005.

[2] Có câu “Ăn cơm cho no, chờ đò Phù Trịch” để nói rằng  đò này phải rất lâu mới gom đủ khách cho một chuyến. Cũng có thể hồi xưa chỉ có làng Phù Trịch có đò chèo, và đò đang ở bến đối diện. Hơn nữa sông Gianh đoạn này rất rộng, những ngày mưa rét hoặc gặp gió nam (gió Lào) thì chèo đò thật vất vả.

Bản đồ phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn

Bản đồ giao thông phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn
Bản đồ giao thông phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn. (Open Street Map)

Phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn nhìn từ vệ tinh

Bản đồ vệ tinh phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn
Bản đồ vệ tinh phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn. (Satelite Map)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã Ba Đồn có 16 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 6 phường, 10 xã.

☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Quảng Bình

Xem thêm bản đồ tỉnh Quảng Bình và các thành phố, thị xã, huyện:

🔴  MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:

Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam
5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới