Thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất – Quy hoạch – Bản đồ – Tổng quan

Dầu Giây là một thị trấn và cũng là huyện lỵ của huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Thông tin tổng quan:
Vùng:Đông Nam Bộ
Thành lập:1/7/2019
Diện tích:14,14 km²
Dân số:23.309 người (2018)
Mật độ:1.648 người/km²
Mã hành chính:26326

Lịch sử hình thành thị trấn Dầu Giây

Nguồn gốc tên gọi

Trước đây Dầu Giây vốn là tên của một số địa danh thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi Dầu Giây:

Xưa kia, vùng này có rất nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt. Người địa phương theo thời gian phát âm trại đi “Dây” thành “Giây”, lâu ngày thành tên.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, nhiều giáo dân của hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm từ miền Bắc di cư vào miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này. Họ đem theo những tập tục, thói quen trồng cây trầu tại khu mình sống. Vì thế, ở đây xuất hiện rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh phát âm “tr” thành “d, gi”, do vậy “trầu dây” đọc thành “dầu giây”.

Lịch sử hành chính

Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập xã Dầu Giây thuộc quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Chính quyền cách mạng cũng lập xã Bàu Hàm có địa giới tương ứng với xã Dầu Giây của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, về sau chia thành 2 xã Bàu Hàm 1 và Bàu Hàm 2, thuộc huyện Thống Nhất.

Năm 2003, huyện Thống Nhất chia tách thành 2 huyện: Thống Nhất và Trảng Bom. Đồng thời, xã Xuân Thạnh thuộc huyện Long Khánh vừa giải thể được sáp nhập vào huyện Thống Nhất và là trung tâm huyện lỵ mới của huyện Thống Nhất.

Địa bàn thị trấn Dầu Giây trước đây là 2 ấp Lập Thành, Trần Hưng Đạo của Xuân Thạnh cũ và 2 ấp Phan Bội Châu, Trần Cao Vân của xã Bàu Hàm 2.

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019). Theo đó:

Điều chỉnh 4,69 km² diện tích tự nhiên và 13.692 người của xã Bàu Hàm 2 vào xã Xuân Thạnh

Điều chỉnh 14,07 km² diện tích tự nhiên và 42 người của xã Xuân Thạnh vào xã Bàu Hàm 2

Điều chỉnh 8,79 km² diện tích tự nhiên và 4.266 người của xã Xuân Thạnh vào xã Hưng Lộc

Thành lập thị trấn Dầu Giây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Thạnh sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.

Thị trấn Dầu Giây có diện tích 14,14 km², dân số là 23.309 người.

Địa giới hành chính

Thị trấn Dầu Giây nằm ở trung tâm huyện Thống Nhất, có vị trí địa lý:

Phân chia hành chính thị trấn Dầu Giây

Thị trấn Dầu Giây được chia thành 4 khu phố: Lập Thành, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo.

Giao thông

Nhìn chung Dầu Giây có được thế mạnh về giao thông dễ tạo đà phát triển kinh tế. Thị trấn có 2 tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua, đó là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20. Quốc lộ 20 có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ DT769 cũng có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Ngoài ra, thị trấn còn có có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua.

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, được thông xe toàn tuyến vào ngày 8 tháng 2 năm 2015. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Hiện tại, có các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng sau đây đang được xây dựng:

Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt (ký hiệu toàn tuyến là CT 14) là dự án đường cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên Việt Nam. Toàn bộ tuyến đường cao tốc dài khoảng 220 km, bắt đầu tại nút giao Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đường cao tốc bao gồm đoạn Liên Khương – Prenn đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2008 và đoạn Dầu Giây – Liên Khương đang chuẩn bị xây dựng. Đường cao tốc thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Tây Nguyên, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 20 hiện tại.

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là dự án đường cao tốc sắp khởi công thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam Đường cao tốc này nối Đồng Nai với Bình Thuận, có điểm đầu tuyến tại Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ban đầu dự kiến đường cao tốc sẽ khởi công vào đầu năm 2017 và hoàn thành vào năm 2021, nhưng cập nhật đến quý 3 năm 2020 vẫn chưa đấu thầu. Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A hiện tại

Cầu vượt Dầu Giây: Đây là hạng mục thuộc dự án nâng cấp, mở rộng QL20 đoạn Dầu Giây (Đồng Nai) đi Bảo Lộc (Lâm Đồng) được thực hiện từ năm 2011 đến nay. Theo đó, hạng mục này sẽ xây dựng cầu vượt chạy dọc theo QL1 dài 346 m, rộng 16 m cho 4 làn xe cơ giới lưu thông.

Bến xe Dầu Giây

Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 20 và ĐT769.

/wp:html

Có thể bạn quan tâm

Huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 9 xã. Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:

☛ Có thể bạn quan tâm: Danh sách phường xã Đồng Nai

Xem thêm bản đồ tỉnh Đồng Nai và các thành phố, huyện:

🔴  MẸO - Tìm kiếm nhanh quận huyện xã phường cần xem bản đồ:

Xem thêm bản đồ các tỉnh thành Việt Nam
5/5 - (2 bình chọn)

Viết một bình luận


Bài viết mới